Chẳng ai yêu thương mình bằng chính mình đâu…
Ai cho gì thì nhận, cảm ơn. Không thì thôi. Tự thương lấy thân. Đừng mơ mộng chi quá nhiều. Có thế thì mới có thể an yên được. Đừng cho ai cái quyền làm chủ cảm xúc của mình, người ta cười với mình thì mình cũng ổn, người ta có quay lưng bỏ lại mình thì mình cũng ổn.
Càng lớn lại càng muốn bé lại. Vì cách cảm nhận nỗi buồn của trẻ con hay lắm, cứ khóc òa lên rồi chút là quên. Còn người lớn thì họ lại khác, lì lợm hơn, nỗi buồn dù có là từ thời nảo thời nao rồi mà khi nhớ lại, cái sự đau lắm lúc vẫn nguyên vẹn, chẳng sứt mẻ xíu nào.
Vì là người lớn, càng lớn thì nơi chứa nỗi buồn của họ càng rộng hơn, nên họ cứ để những thứ không vui đó mặc sức cào xé mình ngày nay qua năm khác sao ?
Là vì, những nỗi buồn đó lúc này đã trở thành tổn thương. Tổn thương khác nỗi buồn, nó không còn đơn thuần là cảm giác không vui, mà là đau. Mà cách nỗi đau tác động vào tâm can con người ta kinh khủng hơn là nỗi buồn. Giống như đóng đinh lên tấm gỗ, tấm gỗ sẽ có vết lõm sâu do đinh đóng vào.
Thì tổn thương cũng vậy, nó tạo ra vết thương lòng, mà vết thương này khó lành, lâu liền da, mà dù có liền da thì lại trở thành sẹo. Mà đã là sẹo thì khó mà mất đi, có khi là chẳng bao giờ. Họa may chừng nào khoa học kĩ thuật phát minh ra phương pháp làm lành sẹo lòng giống như làm lành sẹo trên da bằng tia laser chẳng hạn.
Video đang HOT
Nhiều người lạ lắm, họ luôn sẵn sàng làm mình tổn thương, dù cho đó chính là người thân nhất với mình. Vì là thương là yêu, thế nên chuyện nào rồi cũng qua, rồi cũng sẽ vui vẻ trở lại. Cơ mà tổn thương họ đã khắc vào lòng mình, nào phai mờ đi được. Càng yêu càng thương, nhiều tới mức nào thì khi tổn thương cũng sẽ đau tới mức đó. Chính vì là yêu là thương, dù họ làm, họ nói những thứ mà ngay cả họ chẳng hề để tâm, thì cũng vẫn có sức công phá tâm can mình dữ dội. Chứ nếu là người xa lạ, thì chẳng việc gì phải bận tâm.
Càng lớn, số người sẵn sàng làm mình đau càng nhiều, mà càng lớn thì càng khó nói ra những chuyện mình buồn với người khác. Vì là mình nói, mình kể, họ có nghe, có đáp trả, có quan tâm chia sẻ, mà lại là quan tâm chia sẻ nửa vời, kiểu như cho có. Có khi họ có quan tâm và chia sẻ thật lòng, nhưng những lời họ nói ngay lúc đó mình chẳng hề muốn nghe, dù đó là những điều đáng phải nghe, đáng phải làm theo.
Có tin vào người khác, rằng họ sẽ luôn yêu thương, sẽ luôn ở bên mình, sẽ như lúc này mãi mãi, đó chính là nguồn cơn khiến mình tổn thương. Vật đổi sao dời, ai rồi cũng khác, mà lòng người lại chính là thứ khó đoán nhất.
Người ta muốn làm mình tổn thương, nhưng có tổn thương hay không, thì lại là do mình.
Đừng hy vọng vào ai đó quá nhiều.
Ai cho gì thì nhận, cảm ơn. Không thì thôi. Tự thương lấy thân. Đừng mơ mộng chi quá nhiều. Có thế thì mới có thể an yên được. Đừng cho ai cái quyền làm chủ cảm xúc của mình, người ta cười với mình thì mình cũng ổn, người ta có quay lưng bỏ lại mình thì mình cũng ổn.
Qua cả quãng đường dài, rồi sẽ trưởng thành, sẽ học được cách yêu thương mình.
Tự dựa vào vai mình, đó chính là bờ vai vững chắc nhất. Ai bỏ mình cũng được, nhưng mình không được tự bỏ mình.
Theo Guu
Ấm lòng với bé 2 tuổi đứng 1 tiếng để chờ người đánh rơi ví
Một cậu bé 2 tuổi sau khi nhặt được chiếc ví với số tiền lớn trong đó, đã đứng ở công viên hơn 1 giờ trong sương lạnh để chờ người đánh rơi ví quay lại tìm đồ.
Hôm 30/11, trạm cảnh sát đường Hồng Vũ, phân cục cảnh sát Tần Hoài thuộc Cục cảnh sát Nam Kinh tiếp đón một em nhỏ. Đứa trẻ do cha và mẹ đưa đến để trình báo về việc nhặt được một gói tiền, bên trong có hơn 1000 tệ.
Buổi tối hôm trước đó, vào khoảng lúc 8 giờ, chỉ có bé Mộc Mộc cùng cha mẹ đi công viên tản bộ. Đang lúc 3 người đi đến cổng tiểu khu Dương Công Tỉnh, bé Mộc Mộc trông thấy ở bên đường có một cái ví, liền chạy lại nhặt ví lên đưa cho cha mẹ. Cha mẹ của bé mở ví ra xem, phát hiện thấy không những có hơn 1000 tệ mà còn có thẻ ngân hàng, giấy phép lái xe và nhiều giấy tờ quan trọng khác.
Cậu bé đột nhiên nói: "Mẹ nói nhặt được đồ phải giao nộp cho chú cảnh sát". Nghe vậy, bố mẹ Mộc Mộc rất vui mừng. Ba người liền đứng ngay chỗ đó đợi khoảng 1 giờ đồng hồ để xem có ai quay trở lại tìm ví đánh rơi hay không. Đến khi thời gian đã tương đối về khuya, sương đã xuống, ngoài trời khá lạnh, sợ con bị cảm lạnh, bố mẹ Mộc Mộc liền bàn bạc đưa con về nhà rồi đến hôm sau sẽ đưa đứa trẻ đến đồn cảnh sát nộp chiếc ví nhặt được.
Tiếp nhận trình báo, viên cảnh sát trực ban rất vui mừng, đã biểu dương bé Mộc Mộc là còn ít tuổi mà hiểu chuyện. Sau đó cảnh sát mở ví ra tiến hành xem xét tiền và các vật phẩm trong đó. Họ đã tìm được chủ nhân của chiếc ví thông qua liên hệ với ngân hàng. Người mất ví là một phụ nữ. Bà đã rất cảm kích vì nhận lại nguyên vẹn chiếc ví trong tay.
Hành động của cậu bé này một lần nữa chứng minh rằng tâm hồn con trẻ là tờ giấy trắng, việc dạy dỗ ở trong gia đình rất quan trọng và là nền tảng để hình thành nhân cách của các bé sau này.
Theo Tranlong/doisongphapluat
Ừ thì em nhớ anh! Những lúc cố tỏ ra mạnh mẽ và can đảm, em tưởng như đã gạt hết hình ảnh của anh ra khỏi tâm trí mình. Nhưng rồi chỉ một chiếc lá thu rơi nhẹ cũng khiến hình ảnh anh trở về trước mắt em rõ ràng, nguyên vẹn. Hôm nay vô tình em lại bước qua con đường ấy. Dường như chẳng có...