Chanel và loạt ‘ông lớn hàng hiệu’ đóng cửa vì Covid-19
Nhà máy sản xuất nhiều nơi của Chanel, Gucci, Hermes… đều phải tạm dừng hoạt động.
Vì sự bùng phát của đại dịch toàn cầu Covid-19, nhiều thương hiệu xa xỉ phải cho các nhà máy sản xuất tạm dừng hoạt động để ngăn chặn sự lây lan của virus, đảm bảo sức khỏe cho nhân viên.
Mới đây, Chanel tuyên bố sẽ ngừng sản xuất, đóng cửa các nhà máy ở Pháp, Thụy Sỹ và Italy trong hai tuần tới, bao gồm các lĩnh vực chế tác đồng hồ, thời trang cao cấp, đồ may sẵn và trang sức cao cấp. Đây là động thái tiếp theo sau khi nhà mốt hàng đầu này ngừng hoạt động toàn bộ cửa hàng ở Mỹ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh, chỉ thị của chính phủ và các chuyên gia sức khỏe để xác định thời gian mở cửa trở lại”, đại diện Chanel nói.
Khung cảnh mua sắm nhộn nhịp trước đây ở cửa hàng Chanel.
Trước đó, các “ông lớn hàng hiệu” khác như tập đoàn Kering (sở hữu Gucci, Bottega Veneta, Alexander McQueen, Balenciaga…) cũng đóng cửa hầu hết cửa hàng ở Mỹ, đặc biệt là khu vực California và New York. Các nhà máy của Gucci ở Tuscany và Marche đã bị đóng cửa, chưa xác định thời gian hoạt động trở lại. Tập đoàn LVMH (sở hữu Louis Vuitton, Dior, Givenchy, Marc Jacobs…) cũng tạm đóng cửa vô thời hạn một số store.
Tập đoàn xa xỉ hàng đầu của Pháp là Hermes đã đóng cửa 42/52 cơ sở sản xuất tại Pháp, dự kiến cho đến ngày 30/3. Các nhà máy này sản xuất đồ da, đồ may mặc và các loại đồ trang trí. Riêng nhà máy nước hoa của Hermes sẽ không bị ảnh hưởng mà được sử dụng để sản xuất nước rửa tay, giống như nhà máy của LVMH.
Video đang HOT
Hàng loạt show giới thiệu bộ sưu tập mới của Gucci, Dior, Prada, Burberry… tại Mỹ, Italy, Trung Quốc… đều bị hủy bỏ.
Nordstrom – trung tâm thương mại chuyên bán các mặt hàng thời trang cao cấp nổi tiếng hàng đầu tại Mỹ – tạm đóng cửa hàng trăm địa điểm hoạt động độc lập, không nằm trong các trung tâm thương mại. Thông báo của Nordstrom được đưa ra cùng thời điểm với các anh bạn khác trong ngành bán lẻ. Sephora, Ralph Lauren, Apple, J.Crew, Nike, Reformation, Glossier và một số công ty hàng đầu khác, đều đóng cửa để hạn chế đông người tụ tập.
Giữa bối cảnh đại dịch lan rộng, Supreme cũng thông báo đóng toàn bộ chuỗi cửa hàng tại New York, Los Angeles, San Francisco, London và Paris.
Các thương hiệu bình dân “chung số phận”. Công ty Inditex – chủ sở hữu hàng loạt thương hiệu thời trang như Zara, Pull&Bear, Bershka… vừa tạm thời đóng cửa hàng loạt cửa hàng tại 39 quốc gia, đặc biệt tại Tây Ban Nha và Ý từ 18/3. Hiện tại, Zara đã đóng cửa hơn 3.700 cửa hàng trên khắp thế giới. Thương hiệu Thụy Điển H&M cũng vừa đưa ra thông báo tạm thời đóng cửa toàn bộ cửa hàng tại Mỹ và Canada cho tới ngày 2/4. Nike đã thực hiện quyết định đóng hàng loạt cửa hàng tại Mỹ trong vòng 12 ngày (16/3 – 27/3). Ngoài Mỹ, Nike còn tạm dừng hoạt động một số cửa hàng tại Canada, New Zealand, Australia và Tây Âu. Nhãn hàng bán lẻ Urban Outfitters tuyên bố đóng toàn bộ cửa hàng từ ngày 15/3. Tất cả các nhân viên thuộc hơn 200 cửa hàng tại Mỹ, Canada và châu Âu vẫn sẽ được trả lương trong thời gian nghỉ việc.
Trong bối cảnh chưa kiểm soát được dịch Covid-19, các chuyên gia dự đoán việc kinh doanh thời trang tiếp tục ảm đạm trong thời gian dài với doanh thu có thể sụt giảm tới 70% với các mặt hàng cao cấp.
Nghệ Nhi (ione.net)
Nike ủng hộ 15 triệu USD, vẫn trả lương đủ cho nhân viên khi đóng cửa
Khi nhiều thương hiệu đang ủng hộ khẩu trang và nước rửa tay phòng chống dịch, Nike không thể đứng ngoài cuộc.
Nike từ trước tới nay luôn quan tâm tới vấn đề cộng đồng, bằng chứng cho thấy bởi các khoản từ thiện, tài trợ khổng lồ họ đóng góp mỗi năm. Tập đoàn này thậm chí còn có riêng một trang web lưu lại những dự án họ từng thực hiện.
Thế nên khi dịch bệnh bùng phát, Nike đã không thể đứng ngoài cuộc. Chỉ cách đây vài giờ, ông lớn trong mảng thời trang thể thao có động thái quyên góp 15 triệu USD.
Cụ thể, 10 triệu USD này do các nhà đồng sáng lập và ban điều hành tập đoàn ủng hộ. Số tiền sẽ được dùng để hỗ trợ cho ngân hàng thực phẩm, trung tâm chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, viện nghiên cứu khoa học thuộc tổ chức cộng đồng Oregon nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra trên diện rộng.
Nike luôn chú ý tới sức khoẻ cộng đồng và tình trạng của nhân viên. Ảnh: Nike.
Nike cũng hứa rằng họ sẽ tập trung ủng hộ tiền vào những vùng có nhiều thành viên công ty, công nhân của họ sinh sống, đồng thời vẫn trả lương kể cả khi các cửa hàng phải đóng cửa. Điều này khiến cho hình ảnh tập đoàn trở nên đẹp hơn với việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nói chung và nhân viên nói riêng.
Hơn nữa, 1 triệu USD cũng được Nike quyên góp cho quỹ phòng chống dịch Covid-19 quốc tế được thành lập bởi Liên Hợp Quốc và tổ chức từ thiện của Thuỵ Sĩ. Khoản tiền còn lại được chia cho các ngân hàng dữ trữ thực phẩm dọc nước Mỹ, cùng với đó là các quỹ hỗ trợ cộng đồng tại châu Âu, châu Phi và khu vực Trung Đông.
Hành động này của Nike ghi điểm trong mắt giới mộ điệu bởi trong tình cảnh "lao đao vì dịch bệnh", thương hiệu này vẫn hướng về cộng đồng và ủng hộ hết mình.
Dòng chữ "Làm những điều đúng đắn" được đặt trước trụ sở của Nike. Ảnh: Getty.
Ngoài Nike, những thương hiệu thời trang khác cũng ủng hộ công tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau, dù đang oằn mình trước thách thức về kinh tế.
Intidex - công ty mẹ của hãng thời trang Zara - mới đây dành riêng một nhà máy chỉ để sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ cho bệnh nhân, y bác sĩ. Họ tuyên bố sẽ gửi đi 10.000 chiếc khẩu trang vào cuối tuần này và tăng số lượng vào những tuần tiếp theo.
Khoảng thời gian trước đó, các thương hiệu tên tuổi trong làng thời trang thế giới như Giorgio Armani, Moncler đã ủng hộ hàng chục triệu USD cho các bệnh viện để tăng hiệu suất chữa trị và phòng chống bệnh dịch. Trong khi đó, Dolce&Gabbana và Bvlgari ủng hộ tiền cho các viện nghiên cứu nhằm thúc đẩy quá trình tạo ra vaccine.
Theo news.zing.vn
Trâm cài áo thiên nhiên quyến rũ Trâm cài áo cài đang quay trở lại vào năm 2020, mang lại sự cổ điển và hấp dẫn của phong cách retro. Đặc biệt, những chiếc cài áo lấy cảm hứng từ hoa và có một nét duyên dáng khó cưỡng. Chanel Giá: 209 triệu đồng trên chanel.com. Bạn có biết loài hoa yêu thích của nhà thiết kế Chanel là gì...