Chấn thương thời thơ ấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tử vong sớm
Đây là phát hiện mới được các chuyên gia tại Đại học Northwestern công bố trên Tạp chí Hiệp hội tim Mỹ, sau khi phân tích dữ liệu của 3.646 người để tìm hiểu mối liên quan giữa môi trường tâm lý – xã hội thời thơ ấu với tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tử vong ở tuổi trung niên.
Ảnh: Verywellmind.com
Độ tuổi của những người tham gia lúc bắt đầu nghiên cứu là 18-30 và họ được theo dõi trong hơn 30 năm. Kết quả phân tích cho thấy hơn 20% số người từng phải trải qua từ 4 sự kiện gây tổn thương thời thơ ấu trở lên đã phát triển các vấn đề sức khỏe từ thời thanh niên cho đến tuổi trung niên.
Cụ thể, so với những người ít chịu tổn thương thời thơ ấu, những người có trải nghiệm “tồi tệ” nhất ở thời thơ ấu – như bị bạo hành về lời nói, thể chất và tinh thần hoặc sống cùng người nghiện thuốc lá hoặc rượu – có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 50% khi trưởng thành. Còn những người trải qua tổn thương thơ ấu ở mức “vừa phải” có tỷ lệ tử vong vì mọi nguyên nhân cao hơn 60% ở tuổi trung niên.
Theo nhóm nghiên cứu, những người phải đối mặt với hoàn cảnh khắc nghiệt khi còn nhỏ dễ bị căng thẳng tinh thần suốt đời, có hành vi hút thuốc, hay lo âu, trầm cảm và có lối sống tĩnh tại. Những điều này kéo dài đến tuổi trưởng thành và dẫn đến tăng chỉ số khối cơ thể (BMI), cũng như nguy cơ bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chức năng mạch máu và viêm – đều là những yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và có thể dẫn tới tử vong sớm.
Uống cà phê có lợi hay hại cho sức khoẻ?
Cà phê không phải là thức uống xa lạ trong cuộc sống ngày nay. Những quán cà phê mọc lên nhiều như nấm và thu hút nhiều khách cũng là minh chứng thể hiện sự thịnh hành của thức uống này.
Cà phê: Liệu có hại cho sức khoẻ? - Ảnh Internet.
Nhiều nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa cà phê và sức khỏe, nhưng rất khó để tách biệt ảnh hưởng của việc uống cà phê với các hành vi khác, như hút thuốc và các hoạt động thể chất.
Các nhà nghiên cứu đều đưa ra thông điệp nhất quán rằng: Những người uống cà phê dường như không có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn những người khác. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối liên hệ nhất quán giữa cà phê với bệnh tim hoặc các tình trạng về thần kinh khác.
Tuy nhiên, nếu uống cà phê quá nhiều sẽ gây một số phiền toái cho cơ thể. Đơn cử, nếu uống nhiều cà phê có thể khiến bạn tỉnh táo vào ban đêm. Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan đến mất ngủ. Uống quá nhiều cà phê cũng làm tăng thời gian buồn ngủ và giảm tổng thời gian ngủ. Do vậy, tốt hơn cả bạn nên uống cà phê trước khi đi ngủ khoảng 6 giờ đồng hồ.
Bên cạnh đó, cà phê có chứa nhiều caffeine giúp ngăn chặn hoá học adenosine trong não. Do vậy, nếu uống nhiều cà phê sẽ gây ra sự mệt mỏi và cũng làm tăng sự giải phóng adrenaline. Thậm chí nếu uống quá nhiều, những tác động này sẽ tăng lên và điều này gây ra sự lo lắng.
Cũng cần lưu ý thêm, đi tiểu nhiều cũng là một tác dụng phụ phổ biến của việc uống cà phê quá mức. Vấn đề này nghiêm trọng hơn ở những người lớn tuổi bởi lẽ cà phê ảnh hưởng đến bàng quang.
Virus SARS-CoV-2 đáng sợ tới mức nào khi tấn công vào tim người bệnh? Theo chuyên gia những tổn thương của virus SARS-CoV-2 tại tim về lâu dài có thể để lại di chứng. PGS.TS Lê Minh Khôi, Trưởng đơn vị hình ảnh học Tim mạch, Trưởng ban Khám và Điều trị bệnh Covid-19, Bệnh viện Đại học Y Dược - TP.HCM cho hay, virus SARS-CoV-2 tấn công chủ yếu vào đường hô hấp (phổi). Tuy nhiên,...