Chấn thương gây khiếp sợ nhất World Cup 2022 đến lúc này
Sự kiện Ali Beiranvand được vào sân dù đầu bị va chạm mạnh trở thành chủ đề tranh cãi. Nó thể hiện sự ám ảnh của giới chuyên môn về chấn thương của các cầu thủ.
Cú va chạm giữa Ali Beiranvand và đồng đội. Ảnh: Fox News.
Tổ chức chấn thương não Headway chỉ trích việc cho phép thủ môn Ali Beiranvand của Iran tiếp tục thi đấu sau khi va chạm đầu với đồng đội là “sự ô nhục”, Guardian dẫn lời.
Beiranvand thực hiện quả tạt nhưng ngay lập tức va chạm với Majid Hosseini của đội mình. Hậu quả là mặt của thủ môn Iran hứng trọn lực từ cú va chạm. Anh tổn thương mũi rất nhiều và được nhân viên y tế đưa ra ngoài sân cấp cứu.
Hứng chịu chỉ trích nặng nề
Thực tế là Beiranvand bị tổn thương mũi, trông có vẻ bị mất phương hướng nhưng anh vẫn được phép tiếp tục trận đấu. Tuy nhiên, ngay khi trọng tài tiếp tục trận đấu, chỉ hai phút sau, thủ môn Iran ngã quỵ xuống sân và ra hiệu xin ra. Anh rời sân bằng cáng. Người thay cho Beiranvand là cầu thủ dự bị Hossein Hosseini. Quyết định thay người bị chỉ trích là muộn màng.
Luke Griggs, Giám đốc điều hành tạm thời của Headway, bày tỏ cảm giác sốc trước những gì ông chứng kiến. Trả lời PA Media, ông không tiếc lời chỉ trích: “Thật là nhục nhã khi thủ môn Alireza Beiranvand của Iran được phép ở lại sân. Việc cậu rời sân muộn hơn một phút rất quá đáng. Cậu ấy thậm chí không nên ở lại một giây chứ đừng nói là một phút. Cầu thủ này rõ ràng đã rất đau, không thích hợp để tiếp tục thi đấu”.
Vị chuyên gia cũng không ngần ngại đánh giá đây là trường hợp mà vai trò của nhân viên y tế gần như bằng không. Cầu thủ là người được đưa quyết định chứ không phải những người đáng lẽ có trách nhiệm phải làm điều đó – đội ngũ y tế. Đây là lần đầu tiên FIFA thử nghiệm quy định về chấn thương ở World Cup và ông Luke cho rằng nó đang cho thấy một thất bại nặng nề.
Hiệp hội Cầu thủ Chuyên nghiệp (PFA) cho biết: “Chúng ta đã thấy một ví dụ rất rõ, trên sân khấu lớn nhất thế giới, quy định về chấn thương không được áp dụng dưới áp lực của trận đấu”.
Video đang HOT
Các bác sĩ của Iran đáng lẽ phải có trách nhiệm cuối cùng và quyết định xem một cầu thủ có đủ sức khỏe để tiếp tục hay không. Nhưng họ đã không làm vậy. Các bác sĩ của 32 quốc gia thi đấu đã tham dự một hội thảo ở Qatar. Tại đây, họ thông qua giao thức chấn thương của FIFA.
Ali Beiranvand nằm sân sau cú va chạm với đồng đội. Ảnh: Advertiser.
Chấn thương ám ảnh giới cầu thủ và chuyên gia
Tiến sĩ Andrew Massey, Giám đốc y tế của FIFA, cho biết vài ngày trước khi World Cup 2022 khởi tranh, chấn thương não là ưu tiên hàng đầu mà cơ quan này bàn luận về vấn đề bảo vệ sức khỏe của các cầu thủ.
Ông Massey là bác sĩ cho CLB Liverpool trước khi gia nhập FIFA vào năm 2020. Vị chuyên gia nói thêm: “Tôi gia nhập FIFA để cố gắng tạo ra sự khác biệt. Vấn đề bảo vệ cầu thủ khỏi chấn thương não nằm vị trí ưu tiên trong danh sách những điều tôi muốn cải thiện. Chúng ta cần tập trung vào nó”.
Theo Marca, chấn động não là chấn thương sọ não ảnh hưởng đến các chức năng của não. Các tác động thường là tạm thời, nhưng có thể dẫn tới nhức đầu và nhiều vấn đề về tập trung, trí nhớ, thăng bằng, phối hợp. Chấn động thường do một cú va chạm vào đầu.
Các triệu chứng phổ biến sau chấn thương sọ não kèm theo chấn động là đau đầu, mất trí nhớ và lú lẫn. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng tiếng ong ong trong tai, buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc buồn ngủ, mờ mắt, nhầm lẫn, mất phương hướng, mất trí nhớ, chóng mặt, váng đầu…
“Chúng tôi không muốn để một đội gặp bất lợi về quân số hoặc chiến thuật. Đó là lý do nhân viên ở Qatar phải có máy tính bảng để xem nhanh các video phát lại, nhận thông tin từ những người quan sát chấn động trong khán đài. Tất cả điều mà FIFA đang làm là hỗ trợ các nhân viên y tế. Họ là những người đưa ra quyết định cuối cùng về việc cầu thủ có thể tiếp tục hay không”, tiến sĩ Massey nói.
FIFA đã công bố một tài liệu dài 21 trang trên trang web chính thức với tên gọi “Giao thức y tế của FIFA với chấn động – Nghi ngờ và cách bảo vệ”.
FIFA cho biết: “Nếu có dấu hiệu hoặc triệu chứng tổn thương não, hoặc nghi ngờ chấn thương do chấn động dù không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, bác sĩ nên đưa cầu thủ ra khỏi sân để kiểm tra chi tiết hơn bằng phương pháp chẩn đoán chấn động”.
Các đội được phép thay 5 người trong một trận đấu. Nếu chấn thương đầu xảy ra, họ có thể sử dụng phương pháp thay thế chấn động vĩnh viễn bổ sung (APCS), theo hướng dẫn của Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế. Nó không được tính vào 5 lần thay người được phép mỗi trận.
Trong thời gian diễn ra World Cup, đội đối phương không được phép thay người khác, nhằm tránh tạo ra lợi thế không công bằng cho đội đã mất cầu thủ. Mỗi đội có tối đa một lần thay người bị chấn động mỗi trận.
FIFA đã bắt đầu chạy thử quy định này tại FIFA Club World Cup 2021. Từ đó, một số giải đấu nổi bật đã điều chỉnh để áp dụng giao thức này. Mùa trước, Premier League cũng áp dụng giao thức chấn động.
Đã có những lời kêu gọi thay đổi các quy tắc về sức khỏe trong bóng đá. Hồi tháng 10, tiến sĩ Judith Gates, người đồng sáng lập của Head for Change, nói với The Athletic: “Lập trường của chúng tôi luôn là phải bảo vệ các cầu thủ. Chúng tôi ý thức rất cao về sự nguy hiểm của tình trạng phù não thứ cấp và tác động cộng dồn của chấn thương sau lần tổn thương đầu tiên”.
Hội chứng phù não thứ cấp là tình trạng xảy ra khi não sưng lên nhanh ngay sau khi một người bị chấn thương lần thứ hai, trước khi các triệu chứng của chấn động trước đó giảm bớt. Sự kiện này rất hiếm, nhưng khi xảy ra, nó thường gây thiệt mạng.
World Cup 2022: Pha va chạm khiến thủ môn Iran bị gãy mũi
Trong trận Iran gặp tuyển Anh, thủ môn Alireza Beiranvand gặp chấn thương nặng sau pha va chạm với đồng đội và rời sân một cách bất đắc dĩ.
Tình huống thủ thành Beiranvand va chạm cực mạnh với đồng đội ở phút thứ 10 của trận đấu (Ảnh: Reuters).
World Cup 2022 là lần thứ hai liên tiếp Beiranvand khoác áo đội tuyển Iran và được kỳ vọng sẽ là chốt chặn vững chắc trước sức mạnh của tuyển Anh. Tuy nhiên, ngay phút thứ 10 của trận đấu, Beiranvand đã gặp chấn thương nặng và phải rời sân một cách đáng tiếc.
Beiranvand nỗ lực phá bóng khiến anh va chạm cực mạnh với người đồng đội Majid Hosseini (Ảnh: Reuters).
Trong tình huống tổ chức tấn công của tuyển Anh, tiền đạo Harry Kane tạt bóng vào vòng cấm, Beiranvand lao ra cản phá dẫn tới va chạm cực mạnh với đồng đội của mình là trung vệ Majid Hosseini. Mặt của Beiranvand đập thẳng vào mặt của người đồng đội khiến cả hai nằm sân trong đau đớn.
Cả hai cầu thủ của Iran nằm sân đau đớn sau pha va chạm (Ảnh: Getty).
Đội ngũ y tế đã phải mất hơn 10 phút để chăm sóc cho các cầu thủ Iran gặp chấn thương (Ảnh: Reuters).
Beyranvand đã rất cố gắng để tiếp tục thi đấu sau khi nhận được sự chăm sóc của nhân viên y tế. (Nguồn: Getty Images).Tuy nhiên, anh cuối cùng đã phải rời sân bằng cáng vì choáng và không thể tiếp tục thi đấu. (Nguồn: Getty Images).Không có Beyranvand trong khung gỗ, Iran đã phải chịu sức ép rất lớn từ phía tuyển Anh... (Nguồn: Getty Images).
Theo tờ Dailymail, Beiranvand dường như đã bị gãy mũi sau pha va chạm và đội ngũ y tế đã phải mất hơn 10 phút để chăm sóc cho thủ thành 30 tuổi. Dù cố gắng trở lại sân sau đó, nhưng Beiranvand vẫn bị choáng khi máu tiếp tục chảy trên mặt, buộc HLV Carlos Queiros phải đưa thủ thành dự bị Hossein Hosseini vào sân thay thế.Việc sớm mất đi thủ thành số một trong khung gỗ thực sự là tổn thất lớn với đội tuyển Iran. Chung cuộc, tuyển Anh thắng 6-2 và Iran nhận trận thua đậm nhất trong các lần dự World Cup.
Anh vs Đức: Chiến đấu vì danh dự Đội tuyển Anh đã xuống hạng, Đức hết mục tiêu ở UEFA Nations League, nhưng trận chiến trên sân Wembley vẫn rất quan trọng khi hai đội đều muốn chiến thắng vì danh dự. Chỉ 56 ngày trước khi bước vào trận mở màn World Cup 2022, gặp đối thủ Iran, đội tuyển Anh của Gareth Southgate rất cần sự cứu rỗi. Anh...