Chặn tham vọng vũ khí hạt nhân
Trong nỗ lực ngăn chặn phổ biến các loại vũ khí giết người hàng loạt (WMD), Việt Nam đã chính thức tuyên bố ủng hộ và tham gia Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI).
Một cuộc diễn tập trong khuôn khổ Sáng kiến PSI
Được Tổng thống Mỹ G. Bush khởi động hồi tháng 5-2003, PSI là một nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt hoạt động vận chuyển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, các nguyên vật liệu chế tạo ra loại vũ khí này giữa các quốc gia cũng như các chủ thể phi quốc gia. Cho đến nay, PSI đã nhận được sự ủng hộ của 103 quốc gia trên thế giới, trong đó có Nga, Canada, Anh, Australia, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự ra đời của cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân đã đem lại hiệu quả thiết thực. Chính nhờ cơ chế này mà mặc dù nhiều nước có khả năng phát triển công nghệ hạt nhân nhưng hiện nay chỉ giới hạn có 9 quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Nó cũng góp phần vào việc đảm bảo an ninh của các quốc gia và khu vực bằng cách ngăn chặn việc sở hữu vũ khí hạt nhân của các quốc gia láng giềng.
Video đang HOT
Thế nhưng, thực trạng này của thế giới đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của một số nước. Nếu như tham vọng này không được ngăn chặn, sẽ có thêm các quốc gia có trong tay loại vũ khí hủy diệt. Những nước còn lại đương nhiên sẽ cảm thấy nản lòng với việc bị ràng buộc với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, bắt buộc phải có tính toán mới, chạy đua vũ khí hạt nhân có nguy cơ bùng nổ.
Với việc ngăn chặn hoạt động vận chuyển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và các nguyên vật liệu chế tạo ra loại vũ khí này giữa các quốc gia cũng như các chủ thể phi quốc gia, đặc biệt là bằng đường biển, PSI tỏ ra là công cụ khá hiệu quả. Nó đã góp phần ngăn chặn những nước ấp ủ tham vọng có vũ khí hạt nhân tiếp cận công nghệ cũng như các điều kiện cần thiết để chế tạo loại vũ khí hủy diệt này.
Phù hợp với chính sách đối ngoại vì hòa bình và phát triển, Việt Nam đã đồng ý tham gia PSI. Quyết định này phản ánh lập trường nhất quán của Việt Nam ủng hộ hợp tác quốc tế vì mục tiêu chung là ngăn ngừa nguy cơ phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, các hệ thống chuyên chở và vật liệu liên quan, nhằm góp phần bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp quốc gia, quyền lực và nguồn lực của mỗi nước.
Trước khi tham gia PSI, Việt Nam cũng đã có những việc làm cụ thể. Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần thứ 3 được tổ chức tại La Hay, Hà Lan hồi tháng 3-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: “Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp về an ninh hạt nhân, bảo đảm kiểm soát an ninh hầu hết các nguồn phóng xạ cường độ cao, bắt đầu triển khai các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu nguồn phóng xạ tại một số sân bay và cảng biển, đào tạo đội ngũ cán bộ và xây dựng văn hóa an ninh cho các cơ quan hữu quan, đồng thời tích cực tham gia các công cụ pháp lý và các sáng kiến quốc tế có liên quan đến an ninh hạt nhân”.
Trước mắt, quyết định tham gia PSI của Việt Nam đã nhận được đánh giá tích cực của cộng đồng quốc tế. Nỗ lực của Việt Nam sẽ không chỉ góp phần ngăn chặn phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, mà còn thúc đẩy an toàn thương mại toàn cầu cũng như hòa bình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Theo ANTD
"Ma trận thông tin"
Nhà báo điều tra giàu kinh nghiệm người Mỹ Robert Perry có bài viết về "ma trận thông tin", cho rằng báo chí Mỹ nhiều lần xào xáo thông tin để "đánh lận con đen" từ cuộc chiến tranh Iraq đến tình hình Ukraine hiện nay.
Những người biểu tình quá khích ở Ukraine giương biểu ngữ
tôn vinh nhân vật gây tranh cãi Stepan Bandera
Theo nhà báo Robert Perry (nhà báo điều tra nổi tiếng từng phanh phui vụ Iran Contra được xếp là 1 trong 10 vụ tai tiếng chính trị lớn nhất 50 năm qua), nhờ tiếng Anh được sử dụng phổ biến trên thế giới, là ngôn ngữ chính trên Google, Yahoo, Internet... nên báo chí Mỹ luôn có thể tạo ra những luồng tin khiến độc giả thế giới dễ bị cuốn vào "ma trận thông tin". "Ma trận" này có thể thấy từ cuộc chiến tranh Iraq lật đổ chế độ Saddam Hussein năm 2003 đến diễn biến tình hình tại Ukraine hiện nay.
Không chỉ người dân Mỹ mà dư luận khắp thế giới từng bị "quả lừa" do báo chí Mỹ dẫn lời các quan chức chính quyền nước này tuyên truyền rằng chính quyền Saddam Hussein sở hữu nhiều vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chính quyền Mỹ sau đó đã lấy đó làm cái cớ để phát động cuộc chiến tranh lật đổ chính quyền Saddam Hussein, một chính quyền chống đối lợi ích lâu dài của Mỹ tại khu vực Trung Đông chiến lược và giàu có.
Thế nhưng, sau khi chế độ Saddam Hussein bị lật đổ và Mỹ dựng lên một chính thể mới tại Iraq thì tất cả mới ngã ngửa ra rằng "vũ khí hủy diệt hàng loạt" chỉ là một thứ được dựng lên để tạo cớ phát động chiến tranh. Song cái giá phải trả cho cuộc chiến này quá đắt, với Mỹ là gần 4.500 lính Mỹ đã chết và chiến phí hơn 1 nghìn tỷ USD, còn đối với Iraq là đất nước bạo lực và mất ổn định cho tới tận ngày hôm nay.
Đến tình hình Ukraine thì không ít kẻ cực đoan, phát xít giương biểu ngữ tôn vinh Stepan Bandera - một nhân vật người Ukraine theo phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 và từng gây ra các vụ thảm sát người dân Ba Lan và Do Thái - trong các cuộc biểu tình chống chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych đã được nhiều giới chức Mỹ công khai ủng hộ. Hay những tay súng bắn tỉa hạ sát hàng chục người biểu tình từng bị báo chí Mỹ vu cho là cảnh sát chính quyền Yanukovych lại là các tay súng được phe đối lập thuê để thổi bùng lên ngọn lửa chống đối.
Năm 2013, tờ Bưu điện Washington từng đưa tin rằng Carl Gershman, Chủ tịch Quỹ Quốc gia vì dân chủ (NED), rải 100 triệu USD/năm để bôi trơn ngòi bút và "đánh bóng bàn phím máy tính" của báo chí Mỹ, giúp các "nhà hoạt động dân chủ" nhằm mục đích gây bất ổn nội bộ những chính phủ mà Nhà Trắng thấy gai trong mắt. NED được thành lập năm 1983 và được cho có quan hệ với Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) để thực hiện "các nhiệm vụ bí mật".
Trước nhà báo Robert Perry, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange khi phát biểu tại một hội nghị thường niên về các vấn đề do thám toàn cầu và tính riêng tư đầu tháng 4 này đã cho rằng cần phải có một cơ sở hạ tầng Internet độc lập cho các nước để duy trì chủ quyền nhằm chống lại sự kiểm soát của Mỹ đối với đa số các phương tiện thông tin, liên lạc hiện nay. Theo ông Assange, tin tức đang ngập tràn về vụ Nga sáp nhập Crimea nhưng thực tế là liên minh tình báo "Năm Mắt" (được thành lập năm 1946 gồm Mỹ, Canada, New Zealand, Australia và Anh) mà chủ yếu là Mỹ, đang "sáp nhập" cả thế giới bằng việc sáp nhập các hệ thống máy tính và công nghệ thông tin, liên lạc để điều hành thế giới hiện đại.
Theo ANTD
Mátxcơva lo Kiev bán công nghệ tên lửa đạn đạo Bộ ngoại giao Nga ngày 7/4 ra tuyên bố cho rằng Ukraine phải thực hiện các trách nhiệm quốc tế của mình về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và phải ngăn chặn việc bán các công nghệ tên lửa đạn đạo cho nước thứ ba. Tên lửa hạng nặng Voyevoda (SS-18 Satan) Bộ Ngoại giao nga dẫn một loạt...