Chân, tay lạnh cảnh báo bệnh gì?
Nếu lạnh tay, chân kèm theo rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt như bị kim châm là biểu hiện của thiếu vitamin B12.
Nhiều người các ngón tay, ngón chân vào mùa đông thường lạnh ngắt. Nhìn chung không cần lo lắng về điều này bởi có thể đó là hiện tượng thông thường, xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể, do điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm không đúng cách. Tuy nhiên lạnh buốt chân tay đi kèm với một số cảnh báo sức khỏe khác thì không nên chủ quan.
Nguyên nhân vì sao?
Tây y quan niệm, chân tay lạnh là hiện tượng bình thường, trong trường hợp nào đó, đó là biểu hiện của một sức khỏe tốt. Những người có huyết áp thấp nhưng khỏe mạnh thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến cho các đầu ngón tay, chân bị lạnh. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh.
Nhìn chung, khí huyết không lưu thông là nguyên nhân chính dẫn đến tay chân lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định, lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.
Tuy nhiên, nếu lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm thì đó là biểu hiện của thiếu vitamin B12.
Chỉ cần thử máu đơn giản sẽ xác định được 2 nguyên nhân trên để có phương pháp điều trị thích hợp. Một trường hợp khác, nếu chân tay lạnh giá kèm theo đau, buốt hoặc đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng, nên nghĩ đến bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, như vậy sẽ nghiêm trọng và cần khám bệnh cho chính xác.
Video đang HOT
Để luôn ấm áp khi đông về
Ảnh minh họa.
Trời lạnh, bạn cần đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân, đặt biệt là đôi chân bằng các loại tất, găng tay giữ ấm và thấm hút mồ hôi. Tuyệt đối không để chân, tay tiếp xúc với đất hoặc nước lạnh. Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 – 15 phút.
Có thể cho thêm chút tinh dầu hoa cúc, oải hương vào nước ngâm chân tay để giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Sau đó, lau khô thật nhanh bằng khăn mềm, xoa kem dưỡng da thì đảm bảo sẽ ngủ ngon qua đêm đông giá lạnh. Nên lưu ý không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể.
Bên cạnh giữ ấm cho cơ thể là chế độ vận động hợp lý. Vận động nhiều sẽ làm cơ thể nóng lên, tăng cường và điều tiết tuần hoàn máu. Để tránh tình trạng chân tay “ngủ yên” trong những đôi tất ấm, “tập thể dục” cho chân tay giúp giãn nở các mạch máu, lưu thông khí huyết. Sắc da chân tay sẽ không bị tái xám và buốt lạnh.
Một chế độ ăn uống hợp lý cũng rất quan trọng. Mùa đông nên tăng cường đồ ăn có nhiều calo và chất béo vì chúng cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng để sản sinh nhiệt lượng “sưởi ấm” cơ thể.
Bạn cũng đừng quên bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin. Các loại vitamin và khoáng chất này giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng.
Nên ăn nhiều cà rốt, cà chua, súp lơ, ớt, tiêu… tốt nhất là ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường.
Cuối cùng là dù mùa đông, bạn vẫn nhớ phải uống đủ 8 ly nước mỗi ngày để đẩy mạnh lưu thông máu.
(Theo An ninh Thủ đô)
5 hiểu lầm chết người của những bà nội trợ về ăn uống lành mạnh
Có phải đường mía là hoàn toàn lành mạnh? Đậu nành và dầu ô liu là tốt cho sức khỏe nhất, hoặc bạn có thể dễ dàng tránh được mì chính trong ăn uống?
Thực tế, có khá nhiều chị em vẫn nhầm lẫn về những thực phẩm hoặc thông tin sai lệch về các chất phụ gia nhất định và cho rằng chúng hoàn toàn lành mạnh hoặc hoàn toàn gây hại khi ăn.
1. Đường mía hoàn toàn lành mạnh?
Nhiều chị em cho rằng đường múa là hoàn toàn khỏe mạnh hơn hẳn so với các loại đường khác vì nghĩ chúng có lượng calo thấp hơn.
Nhưng sự thật là hầu hết các chất làm ngọt nhân tạo, kể cả đường mía đều không lành mạnh hoặc an toàn.
Những nghiên cứu cho thấy, các loại đường có thể gây ra các vấn đề:
- Teo tuyến ức
- Mở rộng gan và thận
- Teo các nang bạch huyết ở lá lách và tuyến ức
- Tăng trọng lượng
- Giảm tốc độ tăng trưởng của cơ thể
- Giảm số lượng tế bào máu
- Kéo dài thời kỳ mang thai
- Giảm trọng lượng cơ thể thai nhi và trọng lượng nhau thai
- Tiêu chảy
2. Đậu nành tốt cho sức khỏe?
Nhiều nhà khoa học uy tín đã cảnh báo rằng những lợi ích của đậu nành nên được cân nhắc khi ăn vì đã chứng minh được những rủi ro của nó.
Được biết, ăn nhiều đậu nành là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, suy tiêu hóa, hệ thống miễn dịch gặp sự cố, rối loạn chức năng tuyến giáp, suy giảm nhận thức, rối loạn sinh sản, vô sinh, ung thư và bệnh tim.
Hầu hết những lo ngại liên quan đến sữa đậu nành là làm biến đổi estrogen của cơ thể. Những vấn đề khác như mức độ fluoride, nhôm và mangan nhiều trong đậu nành có khả năng ảnh hưởng xấu đến phát triển trí não. Mặc dù hàm lượng mangan rất quan trọng cho sự phát triển của não, nhưng độ độc hại của sữa đậu nành trong giai đoạn mang bầu sẽ làm trẻ em bị rối loạn tâm trí, chứng khó đọc và các vấn đề học tập khác.
3. Bơ thực vật là tốt?
Thực tế, đã có 5 nghiên cứu được thực hiện để xác định xem bơ thực vật hoặc các loại bơ khác là tốt hơn khi tiêu thụ. Bạn có thể tìm thấy một loạt các tuyên bố tranh luận khá gay gắt. Sự thật là, tất cả các loại bơ đều không lành mạnh và bạn cần giảm thiểu khi sử dụng chúng càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, giữa hai loại bơ, bạn nên tin bơ thực sự là lựa chọn tốt hơn bơ thực vật. Bơ có nhiều chất béo bão hòa nhưng bơ thực vật lại chứa lượng chất béo bão hòa tệ hơn (trans-fatty acid). Bơ thực vật cũng làm tăng mức độ cholesterol xấu và làm giảm mức độ cholesterol tốt, trong khi bơ lại cung cấp vitamin A, D, E và K.
Ngoài ra, bơ thực vật làm giảm khả năng miễn dịch và tăng insulin trong máu, khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Và trong khi bơ thực vật không chứa cholesterol như bơ, khi ăn nó chúng còn kích thích cơ thể tạo ra cholesterol.
4. Dầu ô liu là dầu ăn lành mạnh nhất?
Mặc dù các phương tiện truyền thông mô tả dầu ô liu là dầu ăn tốt cho sức khỏe. Song dầu ô liu có chứa chất béo không bão hòa tạo ra một sự mất cân bằng ở cấp độ tế bào, trong đó có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú và bệnh tim.
Vì thế, dầu thực vật như ngô, cây rum, đậu nành và dầu cải là những loại dầu tồi tệ nhất để nấu vì các axit béo chuyển hóa khi chế biến.
Bất cứ lúc nào bạn cần một loại dầu để nấu ăn thì bạn có thể thay thế dầu dừa để thay cho bơ, bơ thực vật, dầu ôliu. Đây là một loại dầu lành mạnh hơn nhiều và tinh khiết.
Dầu dừa có nhiều lợi ích như:
- Tăng cường sức khỏe tim mạch
- Thúc đẩy giảm cân
- Hỗ trợ sức khỏe hệ thống miễn dịch
- Hỗ trợ trao đổi chất lành mạnh
- Cung cấp một nguồn năng lượng ngay lập tức
- Giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh và trẻ trung
- Hỗ trợ các hoạt động của tuyến giáp
5. Có thể dễ dàng tránh được mì chính khi ăn uống?
Bột ngọt (MSG), một chất tăng hương vị được biết đến rộng rãi như một phụ gia bổ sung cho thực phẩm thực sự có trong hàng ngàn các loại thực phẩm bạn đang ăn.
Nó ở trong tất cả mọi thực phẩm từ súp, bánh, thịt và salad trộn. Ngay cả các công thức nấu ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ em thì các loại thực phẩm có chứa chất độc này vẫn xuất hiện.
Loại bỏ bột ngọt từ chế độ ăn uống của bạn là một lựa chọn khôn ngoan cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.
Theo PLXH
Top 12 vitamin rất dồi dào trong thực phẩm Cơ thể không thể thiếu vitamin và nguồn vitamin tuyệt vời nhất có ở những thực phẩm dưới đây: Vitamin B12 Nguồn: thịt, sữa, pho mát, trứng. Sử dụng cho cơ thể: Giúp tăng cường tế bào hồng cầu và sản xuất năng lượng. Vitamin A và Beta-carotene Nguồn: Vitamin A có trong nội tạng, bơ thực vật, trứng. Beta-carotene có trong các...