Chân tay bủn rủn, ngất lịm sau tắm nước lá dao
Hí hửng vào trong bồn tắm nước lá dao nhưng sau thời gian thư giãn, nghỉ ngơi… khi bước ra khỏi bồn tắm, người phụ nữ đã bị ngã quỵ, người thân phải quấn chăn khiêng về.
Kỷ niệm nhớ đời
Chị Đoàn Thị Hà (39 tuổi, Hà Nội) tâm sự năm ngoái chị đi Sapa chơi cùng với gia đình và nhiều người bạn. Mấy người sau khi ăn tối xong hí hửng rủ nhau đi tắm nước lá người Dao tại chính khách sạn nơi chị nghỉ.
Sau gần 1 tiếng thả mình trong bồn tắm để xả stress và nghe nhạc. Khi chị Hà bước ra khỏi bồn tắm thì cơ thể đột nhiên không còn sức lực, chân tay bủn rủn ngã gục không mặc nổi quần áo. Những người bạn tắm cùng hốt hoảng gọi người tới giúp. Tuy nhiên, chị Hà vẫn không cử động được và cuối cùng được bạn bè, chồng quấn chăn để đưa về phòng ngủ.
Mọi người đều nhốn nháo không hiểu chuyện gì xảy ra, ai cũng lo lắng sợ chị Hà bị đột quỵ. Khi đi tìm quản lý khách sạn để nhờ hỗ trợ gọi y tế thì chỉ nhận được lời trấn an chỉ vài phút là hết.
Chị Hà nằm nghỉ cả tiếng đồng hồ mới bình phục. Khi nghe mọi người kể lại việc khiêng chị từ phòng massager tầng 1 lên đến tầng 3 với cân nặng gần 75 kg, chị Hà lại xấu hổ.
Hay như trường hợp của anh Nguyễn Quốc Anh (46 tuổi, Hà Nội) đi chơi cùng bạn bè ở Tuyên Quang. Anh Quốc Anh và ba người bạn rủ nhau đi tắm nước lá dao. Sau khi tắm được 40 phút anh Quốc Anh mới đi ra. Vừa mặc xong quần áo anh thấy người bủn rủn, hai tay run lẩy bẩy, chóng mặt, không con sức và phải bám vào giá quần áo để được hỗ trợ.
Ảnh minh họa.
Thấy anh có biểu hiện bất thường, bạn bè dìu vào nhà còn tưởng anh vừa uống rượu xong đã tắm nên bị say. Mọi người tìm đủ các loại giải rượu như trà gừng, nước mật ong cho anh uống nhưng bản thân anh Quốc Anh nhận thấy mình không còn sức sống và chân tay không nhấc lên nổi.
Video đang HOT
Mọi người hốt hoảng gọi bác sĩ nhờ hỗ trợ thì mới biết đó là dấu hiệu của say nước tắm lá của người Dao đỏ.
Vì sao say?
Theo TS Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, cho biết tắm nước lá dao đã trở thành dịch vụ được nhiều người lựa chọn.
Theo TS Hoàng từ xa xưa người Dao đỏ vùng núi Tây Bắc đã có thói quen dùng thuốc lá để tắm như một cách chữa bệnh. Bất cứ khi nào họ cảm thấy đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, mỏi người… họ đều nấu lá thuốc để tắm.
Số cây thuốc trong mỗi bài thuốc có từ 10 đến gần 100 loại, tùy mục đích trị bệnh mà người Dao đỏ cho vào những loại khác nhau. Người lao động nặng nhọc sau khi tắm sẽ thấy cơ thể hết mệt mỏi, tinh thần sảng khoái, hồi phục sức khỏe. Tùy thể trạng từng người, nếu ngâm thuốc quá lâu có thể sẽ bị say thuốc và buồn ngủ, trong trường hợp này chỉ cần nằm nghỉ hoặc ngủ một lúc sẽ hết.
Tuy nhiên, TS Hoàng cho rằng giống như tắm suối khoáng nóng, tắm lá dao có thể khiến bạn bị say. Nếu khách hàng ngâm mình trong bồn khoảng 15-30 phút sẽ thấy cơ thể ra nhiều mồ hôi, mùi lá thuốc bốc lên có mùi hơi lạ và ngay sau đó các giác quan đều cảm nhận được sự sảng khoái và thư thái nhẹ nhàng, gân cốt giãn nở. Nhưng nếu tắm quá lâu thì sau khi tắm xong, cơ thể bạn có thể hơi chếnh choáng thậm chí say nặng.
TS Hoàng cho biết khi ngâm quá lâu hoặc nước quá nóng mao mạch trên da giãn nở rộng ra gây nên tình trạng cơ thể mất nước. Không riêng gì tắm nước lá người Dao mà tắm nước nóng ngâm quá lâu thì các chất khoáng hút nước cơ thể, một số chất gây tình trạng quá mẫn dẫn tới tình trạng “say”.
Nếu tắm quá lâu, nước lá quá đặc, độ nóng cao mao mạch giãn nhiều dẫn tới hiện tượng chuyển hóa choáng váng. Hiện tượng này bình thường không gây nguy hiểm cho người tắm. Trước khi tắm phải xem kỹ thời gian tắm, không phải thích ngâm bao lâu thì ngâm mà cần có thời gian đủ mới tốt.
Với những người có bệnh lý hay đã uống rượu trước đó, bác sĩ Hoàng khuyến cáo, người đó cần tư vấn của các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ đông y nếu có. Tốt nhất, trước khi tắm cần hỏi kỹ về việc tắm như thế nào để đạt hiệu quả mà không gây ra hiện tượng say – BS Hoàng cho biết.
Vụ 'cậu nhỏ không ngủ' 30 tiếng gây hàm oan cây ba kích?
Theo TS Phạm Việt Hoàng - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, cây ba kích không thể nào gây kích thích khiến người bệnh có thể cương dương trong thời gian dài như vậy.
'Cậu nhỏ' chào cờ nhưng do chủ quan, người đàn ông không chịu đến viện ngay. 30h sau anh mới đi khám ....
"Sập nguồn" vì ba kích
Trường hợp của ông Đỗ Văn T. 48 tuổi, Hà Nội cách đây 3 năm là bài học đau đớn. Ông T. kể do mới cưới vợ tập hai, vợ trẻ kém ông 16 tuổi nên lúc nào ông T. cũng lo lắng không chiều được vợ.
Ông lên mạng tìm các sản phẩm tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương của đông y vì nghĩ đông y an toàn sức khỏe nhất. Ông thấy có nơi bán ba kích rừng lên tới 1,2 triệu đồng/kg với lời quảng cáo mỹ miều "chiến binh phòng the". Vậy là ông T. không ngần ngại mua 3 kg ba kích.
Ông T. được người bán hướng dẫn về bóc bỏ lõi, sấy khô hoặc ngâm rượu nhưng ông ngại ngâm rượu nên đi nhờ người quen sấy khô và xay bột để trộn với mật ong ăn hàng ngày như một món thuốc bổ.
Ba tháng kiên trì với ba kích mật ong, ông T. chỉ thấy người mệt mỏi, chuyện phòng the cũng chẳng thay đổi gì. Khi ông thành thật chia sẻ với một người quen là bác sĩ thì mới hay mình cũng chỉ là một trong những nạn nhân bị người bán hàng lừa.
Rất nhiều người tin rằng sử dụng ba kích sẽ kích thích được "cậu nhỏ" nên khiến cho ba kích vài năm trở lại đây được rao bán nhan nhản khắp trên mạng.
Mới đây, mọi người lại được phen xôn xao trước câu chuyện nam bệnh nhân nhập viện vì "cậu nhỏ" dựng đứng trong suốt 30 tiếng đồng hồ, bệnh nhân được cho là đã sử dụng rượu ba kích "ông uống, bà vui".
TS Phạm Việt Hoàng - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội cho rằng đây là thông tin chưa đúng vì thực sự ba kích không thể gây nên tình trạng như trên. Ông đã từng gặp người ăn triền miên canh ba kích, thịt trai nước với hi vọng tăng cường sinh lý, đẻ con trai. Vậy nhưng 1 năm sau vợ sinh con vẫn là bé gái.
Củ ba kích dùng ngâm rượu.
Cây ba kích có tác dụng gì?
Theo tài liệu cổ, ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ôn, vào kinh thận, có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp.
Trong dân gian, ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, còn dùng chữa bệnh phong thấp, mạnh gân cốt...
Người bệnh ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng. Ngoài ra còn dùng ba kích nấu với thịt gà, ăn để bồi bổ sức khỏe.
Ba kích sử dụng dưới dạng ngâm rượu có tác dụng hỗ trợ bổ thận tráng dương, tăng cường và cải thiện chức năng sinh lý của nam giới, kéo dài thời gian quan hệ, điều trị chứng xuất tinh sớm. Rượu ba kích cũng giúp cường kiện gân cốt, khứ phong thấp: giúp cho xương khớp chắc khỏe, điều trị chứng đau nhức thoái hóa xương khớp.
TS Phạm Việt Hoàng cho biết tác dụng của ba kích chỉ dừng lại ở hỗ trợ, không thể điều trị triệt để. Hơn nữa, bất cứ bài thuốc nào cũng đều phụ thuộc vào từng người, từng cá thể chứ không phải áp dụng cho bất cứ ai.
Trong đông y ba kích được dùng để bổ thận, tráng dương nhưng được khuyên sử dụng với nhiều bài thuốc đi kèm như dâm dương hoắc, đỗ trọng,... tức là phải có nhiều bài thuốc đi kèm làm dẫn chất và bổ trợ cho nhau mới có tác dụng.
Hiện nay nhiều nơi quảng cáo ba kích như thần dược cho quý ông là điều rất nguy hiểm. Người dân tự mua ba kích về ngâm rượu với hi vọng có tác dụng kích thích sinh lý ở nam giới nhưng nếu ngâm nguyên củ ba kích không rút lõi thì còn có độc.
Ngoài ra, TS Phạm Việt Hoàng lo ngại có thể trong rượu ba kích trôi nổi bị bỏ thêm các loại thuốc kích dục, nếu người dùng uống phải lượng quá lớn thì sẽ gặp phải tác dụng không mong muốn như đối với nam bệnh nhân cương dương 30 tiếng trên.
Gan bị quá tải: Thử ngay 4 loại nước thải độc hiệu quả này Môi trường ô nhiễm, khói bụi, thực phẩm bẩn, thuốc...là những yếu tố khiến gan làm việc quá tải dẫn tới tổn thương. Gan tuy hoạt động bền bỉ nhưng lại dễ quá sức khi nạp vào cơ thể nhiều chất độc hại, món ăn kém vệ sinh, thói quen lạm dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá, lao động quá sức hoặc...