Chăn nuôi dùng đệm lót sinh học: Không mùi hôi, thu nhập tăng 50%
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, sử dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) trong chăn nuôi sẽ góp phần xử lý chất thải hiệu quả, hạn chế các bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường nông thôn. Tuy nhiên, mô hình còn nhiều bất cập nên khó nhân rộng.
Thu nhập cao hơn 50%
Ở Vĩnh Long, thời gian qua, việc triển khai mô hình ĐLSH trong chăn nuôi được xem là giải pháp khả thi giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, ngừa dịch bệnh. Ông Phan Văn Lơ (xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) là một trong những hộ đi tiên phong trong việc thực hiện mô hình này trên đàn gà của mình.
Trang trại nuôi bò áp dụng đệm lót sinh học của ông Nguyễn Lợi Đức ( Tri Tôn, An Giang). Ảnh: Trọng Bình
Theo ông Lưu Văn Phúc, ở Trà Vinh, ĐLSH được sử dụng nhiều trên gà (khoảng 98% diện tích nuôi gà có sử dụng ĐLSH). Tới đây, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích người dân sử dụng ĐLSH trên con bê.
Ông Lơ cho hay: “Đàn gà của tôi có quy mô từ 7.000-8.000 con/năm, nhờ sử dụng ĐLSH mà gà luôn khoẻ mạnh. Lúc nào tôi cũng an tâm thay vì phải lo âu trước những loại dịch bệnh đang diễn ra phức tạp ở những đàn gà không áp dụng cách nuôi này”.
Cũng theo ông Lơ, sử dụng ĐLSH, chuồng gà không có mùi hôi, không có khí độc, không cần dọn chất thải và không cần vệ sinh trong suốt quá trình nuôi.
Theo Hội Nông dân (ND) xã Xuân Hiệp, tới đây mô hình cần được nhân rộng. Hội ND xã sẽ nhờ những hộ thực hiện thành công trước đây chuyển giao mô hình cho những hộ mới tham gia.
Được biết, hiện toàn tỉnh Vĩnh Long có hơn 120 hộ chăn nuôi gia súc gia cầm áp dụng ĐLSH với tổng diện tích 6.700m2. Bà con cho biết, cách nuôi này cho thu nhập cao hơn 50% so với cách nuôi truyền thống, chi phí thấp, tiết kiệm được từ 60-70% lượng nước, 60% chi phí lao động, giảm 10% chi phí thức ăn, thuốc thú y.
Video đang HOT
Ông Lê Thanh Tùng – Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Vĩnh Long, cho biết: Tại tỉnh Vĩnh Long có 2 phương pháp xử lý chất thải được người dân sử dụng nhiều nhất là ĐLSH và biogas. Riêng về ĐLSH đã được nhiều hộ dân áp dụng và cho kết quả tốt.
“Mô hình giúp hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm từ chất thải trong chăn nuôi, giúp cho ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sạch, bền vững” – ông Tùng chia sẻ.
Ở Hậu Giang, vài năm trở lại đây, người dân đã không ngừng nhân rộng mô hình trên. Đến nay, huyện Vị Thủy có 25 hộ nuôi gà trên nền ĐLSH, với quy mô từ 200-500 con/hộ. Trong số này, có 13 hộ được hỗ trợ từ chương trình khuyến nông và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Công nhân làm việc tại trang trại nuôi bò áp dụng đệm lót sinh học của ông Nguyễn Lợi Đức (Tri Tôn, An Giang) Ảnh: Trọng Bình
Theo một số nông dân, nuôi gà trên ĐLSH tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa,… nên giá thành thấp, nhưng hiệu quả mang lại cao.
Anh Lý Út Nữa ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp chia sẻ: “Nhờ học hỏi kinh nghiệm và được hỗ trợ số vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tôi đầu tư nuôi trăn trên đệm lót. Cách nuôi này không những giảm được thời gian chăm sóc, giúp xử lý tốt mùi hôi, hạn chế chất thải gây ô nhiễm môi trường mà còn giúp đàn trăn tăng trọng lượng cao từ 4-5kg/con trong thời gian nuôi ngắn và màu da đẹp. Nhờ vậy mà thương lái các nơi đến hỏi mua trăn liên tục”.
Còn tại Bạc Liêu, hình thức chăn nuôi áp dụng ĐLSH được Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh triển khai mô hình trình diễn sản xuất thử 2013, với đối tượng nuôi chủ yếu trên gà và vịt. Phương pháp được áp dụng chủ yếu là dùng cách ủ men Balasa rải lên nền đệm lót đã có phân. Cũng từ đó, đã nhiều mô hình hiệu quả mang lại thu nhập cao cho ND như nuôi gà nòi Bình Định thương phẩm kết hợp ĐLSH; nuôi vịt xiêm Pháp kết hợp ĐLSH…
Vẫn khó nhân rộng
Theo phản ánh của người dân các địa phương ĐBSCL, mô hình nuôi gia súc, gia cầm trên ĐLSH cũng có một số điểm bất lợi, như: Trong thời tiết nắng nóng, nếu nuôi gà trên nền đệm lót mà không có biện pháp chống nóng thì sẽ làm giảm lượng ăn của con vật, từ đó làm giảm tăng trọng. Nếu người nuôi không chú ý để gà làm nước đổ ướt nền đệm thì vùng đệm đó sẽ bị hỏng, khả năng xử lý kém… nên nhiều hộ còn ái ngại khi thực hiện cách làm này.
Nông dân ở ĐBSCL mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn về vốn để có thể áp dụng mô hình chăn nuôi áp dụng đệm lót sinh học (Ảnh: Chúc Ly)
Còn theo Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu, mô hình khó áp dụng rộng rãi trong dân còn do hộ dân nuôi theo cách truyền thống, nuôi bán chăn thả nên có thói quen dọn chuồng hàng ngày, dẫn đến hiệu quả không cao. Ngoài ra, mô hình áp dụng tốt hơn đối với những hộ nuôi tập trung quy mô lớn, tuy nhiên do chi phí đầu tư cao nên đa số ND còn e ngại.
Tương tự, người chăn nuôi ở Trà Vinh cũng cho rằng, sau thời gian nuôi thử nghiệm, họ đúc kết được rằng, ĐLSH không phải phù hợp với tất cả vật nuôi. Ở một số vật nuôi, mô hình chỉ áp dụng được ở giai đoạn đầu. Ông Lưu Văn Phúc – Trưởng Phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Trà Vinh, cho biết: Mô hình này chỉ phù hợp với lợn sữa còn nhỏ, không phù hợp khi nuôi lợn ở giai đoạn gần xuất bán (từ 80-100kg). Bởi giai đoạn này con lợn có khả năng tạo mỡ, thịt nhiều nên thân nhiệt rất cao, hơn nữa khí hậu ở Trà Vinh lại rất nóng. Điều kiện duy trì đệm lót thời gian dài cũng gặp khó. Đây chính là những lý do khiến mô hình này ít được người dân địa phương quan tâm áp dụng.
Ở vịt cũng vậy, loài thuỷ cầm này không chỉ sống trên cạn mà còn xuống nước bơi, khi lên đệm sẽ làm ướt khiến đệm kém hiệu quả.
Theo Danviet
Chuyện ở Vạn Ninh: Vay vốn trồng tỏi thoát được nghèo
Những năm qua, Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) không ngừng mở rộng mạng lưới cho vay, giúp nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Nuôi bò, trồng tỏi từ vốn ưu đãi
Bà Nguyễn Thị Kim Liên -Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng cho hay, hàng trăm hộ dân trong thôn đã khá lên, trong đó có 8 hộ thoát nghèo bền vững nhờ vay nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để trồng cỏ nuôi bò, nuôi dê, trồng tỏi...
Gia đình bà Nguyễn Thị Tám, xã Vạn Hưng đã thoát nghèo nhờ vay vốn Ngân hàng CSXH để nuôi bò, trồng tỏi. Ảnh: C.T
Tại thôn Xuân Đông, nghề trồng tỏi phát triển mạnh vài năm nay. Vốn Ngân hàng CSXH đã tiếp thêm động lực cho các hộ sản xuất khó khăn có điều kiện đầu tư thâm canh tỏi. Bình quân, mỗi sào tỏi ở đây cho thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng, lãi gấp 3- 5 lần so với trồng lúa.
Hiện toàn thôn Xuân Đông có khoảng 70 hộ chuyên canh trồng tỏi. Ngoài tỏi, người dân còn xen canh trồng thêm một số cây trồng khác để có thêm thu nhập. Chỉ trong 5 năm "cắm đất" và phát triển cây tỏi, đời sống người dân nơi đây được cải thiện đáng kể, thu nhập không ngừng tăng lên.
Tổng dư nợ tín dụng Ngân hàng CSXH thông qua ủy thác Hội đoàn thể đạt 281,4 tỷ đồng, tăng hơn 41,4 tỷ đồng so với cuối năm 2016. Có 16.517 hộ được hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi...
Bà Nguyễn Thị Kim Liên cho biết: "Đồng vốn đã giúp các hộ nghèo có thêm nghị lực và biến những dự định, ý tưởng sản xuất, kinh doanh của bà con thành hiện thực. Các cấp, ngành, trong đó có các Hội đoàn thể giúp ủy thác vốn vay và phối hợp tổ chức các hoạt động khuyến nông, tập huấn khoa học kỹ thuật, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm làm ăn...".
Không lo nghèo mãi
Gia đình bà Nguyễn Thị Tám - thôn Xuân Đông trước đây thuộc diện hộ nghèo. Mặc dù gia đình có đất ruộng nhưng thiếu vốn làm ăn. Cuộc sống càng khó hơn khi chồng bà qua đời. Cách đây 7 năm, với số tiền 15 triệu đồng vay vốn của Ngân hàng CSXH Vạn Ninh, bà Tám đã mua 2 con bò. Nuôi được 2 năm, thấy bò có giá nên bà xuất bán, rồi tích lãi mua thêm dê về nuôi. Cứ thế, nghề chăn nuôi của gia đình bà đi lên. Chỉ thời gian ngắn, bà đã trả được nợ cho ngân hàng, số còn dư còn lại bà đầu tư trồng lúa.
Thú thực, nếu không có các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thì không biết hộ nghèo, hộ chính sách "bám víu" vào đâu để vươn lên". Bà Nguyễn Thị Kim Liên
Đầu năm 2016, bà Tám tiếp tục vay 50 triệu đồng để trồng tỏi và mở rộng chăn nuôi. Hiện thu nhập gia đình đã ổn định nên bà đăng ký xin thoát nghèo. Lúc này, nhà bà đã có 5 con bò sinh sản, bình quân mỗi con trị giá từ 15 - 25 triệu đồng. Bên cạnh đó, bà còn có trên 7 sào ruộng, sản xuất mỗi năm 3 vụ lúa. Riêng vườn tỏi hơn 1 sào, mỗi vụ bà thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng. "Nếu không có vốn của Ngân hàng CSXH thì gia đình tôi giờ chắc vẫn còn thuộc diện hộ nghèo. Giờ thì yên tâm lắm, không lo nghèo mãi nữa..." - bà Tám tâm sự.
Ông Bùi Nhật Quang - Phó Giám đốc phụ trách Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Vạn Ninh cho biết, tính đến nay, trên địa bàn huyện, các chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó có nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, đã đến hầu khắp các hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được cấp ủy, chính quyền, Hội đoàn thể và người dân ghi nhận, ủng hộ, qua đó hỗ trợ phát triển làm ăn cho bà con và tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng CSXH thực hiện tốt nhiệm vụ.
Theo Danviet
Ba Vì nuôi bò BBB: Chỉ nuôi 1 năm, nông dân thu lãi 20 triệu/con Mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Ba Vì (Hà Nội). Trò chuyện với bà con, Bí thư Thành ủy đánh giá cao một số mô hình phát triển chăn nuôi, điển hình như nuôi bò BBB, đồng thời đề nghị...