“Chán như tết”: Ấm ức Tết phải theo chồng
Từ khi cưới nhau, Tết nào vợ chồng chị Hoài cũng nảy ra cuộc chiến khốc liệt quanh việc chia lịch ăn Tết nội ngoại thế nào cho thỏa đáng.
Người chịu nhịn luôn là chị Hoài, nhưng cái “mất” cả hai đều phải gánh chịu, đó là không khí căng thẳng bao trùm ngay những ngày đầu năm mới.
“Đây chỉ tiến chứ không lùi”
Nhắc tới quãng thời gian nghỉ Tết, chị Hoài (Từ Liêm, Hà Nội) lúc nào cũng bức xúc, như có cơn lũ trong lòng, chỉ cần có người khơi là tuôn ra ào ạt. “Tức lắm, 22 âm mình đã được nghỉ Tết rồi, ở lại sắm sửa tới 25 là về nội. Thế mà ở lại nhà nội từ đó biệt tới tận mùng 4, có năm tối mùng 4 mới về nhà ngoại. Mùng 4 coi như hết Tết rồi còn gì. Mùng 5 đã đi làm, chưa kể mùng 2 bên ngoại mình có cái giỗ quan trọng, anh em họ hàng tập trung họp mặt đông đủ nhất vào ngày này. Thế mà nói thế nào anh ấy cũng không đồng ý, cứ ép phải ở lại nhà nội tới tận mùng 4″, chị Hoài ấm ức.
Dâu mới về nhà chồng, phản ứng gay gắt thì không tiện. Nỗi bức xúc trong lòng không biết ngỏ cùng ai, chị Hoài chỉ còn biết nước mắt lưng tròng, bỏ bữa cơm đông đủ gia đình nhà chồng phần vì giận, phần vì “nuốt không nổi”. “Bố mẹ chồng đập cửa gọi tôi ra ăn cơm, tôi cáo mệt không ăn. Mọi người cũng cứ nghĩ là tôi mệt, chứ không biết tôi và chồng vừa có cuộc khẩu chiến ác liệt”, chị Hoài nhớ lại.
Video đang HOT
Đỉnh điểm của mâu thuẫn là chỉ một việc cỏn con cũng bùng nổ thành chuyện lớn. “Mùng 2 là ngày giỗ ông bác tôi. Tôi muốn anh ấy đi từ sớm, nhưng nghe cả nhà chèo kéo ở lại ăn cơm, anh ấy bảo tôi ăn chút cơm rồi đi. Thế rồi ngồi vào mâm rượu, chắc ngại mọi người cho là sợ vợ anh ấy cứ lươn khươn ăn uống cùng anh em. Để rồi khi dứt đứng lên được thì cũng gần trưa rồi.
Anh ấy phóng xe như bay. Một chiếc giầy của tôi bị tuột dây văng ra. Tôi bảo anh ấy dừng xe, lùi lại để tôi nhặt nó. Anh ấy không lùi, bảo tôi tự đi mà nhặt trong khi tôi đi giầy cao gót, lại đi tất, không thể nhảy lò cò, cũng không dẫm xuống đất bẩn được. Anh ấy bảo tôi “đây chỉ tiến chứ không lùi”. Thấy anh ấy ngang thế, tôi đành xuống xe, tức thì anh ấy phóng vù luôn”, chị Hoài nhăn mặt kể lại câu chuyện bi hài của mình.
Coi nhà chồng là nhà mình thì đi đâu chẳng được
Chị Hoài kể, chồng chị phóng xe vụt đi định chọc tức vợ, nhưng vẫn chờ ở một khúc quanh. Không ngờ, vợ rẽ sang lối khác bắt taxi lên chùa, rồi về thẳng nhà trọ. Chồng chị đứng đợi vợ 5 tiếng liền, nhưng thi gan nhất quyết không gọi điện cho vợ.
Tết nào cũng không được tự do vì nhà chồng (ảnh minh họa)
Chị Hoài chia sẻ, khi chị kể lại câu chuyện cho bạn bè nghe thì cái câu “chỉ tiến không lùi” đã trở thành “kinh điển” mỗi khi họ nhắc tới chồng chị. Chị bảo, nó là câu nói vui, nhưng thực ra lại thể hiện quan điểm, tính cách của chồng chị. “Anh ấy là người chồng tốt, thương yêu vợ con hết mực. Nhưng trong một số chuyện, khi anh ấy đã coi là đúng thì nhất quyết không thay đổi, ép vợ phải theo. Nhất là những chuyện liên quan tới họ mạc, gia đình chồng… anh ấy thể hiện là một người đàn ông khá gia trưởng, theo mẫu “truyền thống”, chị Hoài tâm sự.
Tôi hỏi anh Đông, chồng chị Hoài, việc chị Hoài mong ước được về ăn Tết ở nhà mình là hoàn toàn chính đáng, anh ngăn cản thế không phải là bất công sao, anh Đông đáp rất nhanh: “Tôi thấy chẳng có gì gọi là mất công bằng hay bất công ở đây. Gái lấy chồng thì phải theo chồng. Nếu cô ấy coi nhà chồng là nhà mình thì ở đâu chẳng được”. Khi nghe tôi “chất vấn”, vậy sao anh không coi nhà vợ như nhà mình, anh lắc đầu bảo: “Cái đó đi ngược lại quy luật, tôi cưới vợ chứ đâu phải vợ cưới tôi”.
Tôi bảo anh Đông, tình cảm phải là tự nguyện, anh ép vợ thế thì kết quả chỉ được cái hình thức, chứ thực sự người một nơi, tâm trí một nơi, vợ chồng căng thẳng, mất vui ngày xuân, đánh đổi thế có đáng không, anh cười: “Thì tôi dẫn vợ đi thăm họ hàng, làng xóm để cô ấy thắt chặt thêm tình cảm anh em, láng giềng còn gì. Suốt một năm tôi đối xử với gia đình cô ấy trọn đạo rể hiền, chỉ có mỗi ngày Tết, tôi muốn cô ấy về nhà tôi thì sao lại gọi là quá đáng được”.
Nghe tôi thuật lại những lời của chồng, chị Hoài lắc đầu ngán ngẩm. Chị bảo, Tết này rồi lại cãi nhau thôi.
Theo Eva
Tết nhà, Tết tour
Năm nào cũng vậy, cứ đến Tết là hai vợ chồng mình cãi nhau. Anh thích đón Tết ở nhà, còn em thích đi tour đây đó. Chuyện chẳng có gì to tát, vậy mà hai đứa cứ "đến hẹn là cãi".
Anh theo "trường phái cổ điển", nghĩa là thích cảm giác cả nhà sum vầy dịp Tết, cùng nhau quây quần ăn uống, rồi sang thăm ông bà nội, ngoại. Anh thích mời bạn bè về nhà, lai rai vài ly rượu đầu xuân, cùng nhau đàn hát nghêu ngao...
Còn em theo "trường phái hiện đại". Tết được em định nghĩa là dịp để nghỉ ngơi, thư giãn, để tận hưởng, xả stress. Và cách tận hưởng tốt nhất là đi du lịch...
Đã 5 năm rồi, năm nào anh cũng cãi thua em. Kết quả là năm nào nhà mình cũng xách ba lô lên đường đầu năm. Em có đủ lý do để bác bỏ "trường phái cổ điển" của anh. Năm thì em bảo: "Một năm được nghỉ có mấy ngày Tết, mình đi chơi cho sướng". Năm khác em lại bảo: "Em chưa đi Sa Pa bao giờ, năm nay mình ăn Tết ở đó cho lãng mạn nha anh". Hễ anh mở miệng phản đối, là lập tức em đưa sự việc lên một "tầm cao mới" bằng kiểu nói: "Anh ích kỷ lắm! Anh có biết là ăn Tết ở nhà em mệt đến thế nào không? Tết mà phải nấu nướng, dọn dẹp, rửa chén... làm quần quật cả ngày. Sang nhà nội, nhà ngoại thì em là dâu, là con, cũng phải phụ chuyện này chuyện kia. Một năm có mấy ngày Tết, em phải có quyền nghỉ ngơi chứ! Anh chỉ tính cho anh thôi à?". Một khi em đã "nâng quan điểm" thành chuyện nam nữ bình quyền thì anh chỉ còn đường im lặng.
Nghe anh than phiền đi tour mùa cao điểm vất vả, những tưởng em sẽ chuyển hướng, ai ngờ em bảo: "Tour trong nước đông thì mình đi tour nước ngoài. Nước ngoài họ ăn Tết khác mình!". (ảnh minh họa)
Mà khổ một nỗi, đi tour đâu phải toàn niềm vui. Anh nhớ có năm mùng hai nhà mình khởi hành lên Đà Lạt. Chẳng hiểu bên công ty du lịch tổ chức thế nào mà đến nơi, cả đoàn ai cũng có phòng, riêng nhà mình không có. Dịp Tết nhất phòng ốc căng thẳng, cậu hướng dẫn viên xoay xở cả buổi chiều mà chưa thấy phòng đâu. Thế là vợ chồng con cái nhà mình cứ vất va vất vưởng, đến tận đêm mới có chỗ ngủ. Chuyến xuất hành đầu năm tự nhiên toàn là bực mình. Không riêng chuyện phòng ốc, tour dịp Tết đi đâu cũng thấy toàn người là người. Tham quan cũng chen lấn, chụp hình cũng chen lấn, thậm chí vào nhà hàng ăn uống cũng phải chen. Đi tour còn mệt hơn ở nhà.
Nghe anh than phiền đi tour mùa cao điểm vất vả, những tưởng em sẽ chuyển hướng, ai ngờ em bảo: "Tour trong nước đông thì mình đi tour nước ngoài. Nước ngoài họ ăn Tết khác mình!". Thế là cứ đến Tết là nhà mình xuất ngoại. Đúng là tour nước ngoài đỡ đông hơn, nhưng khổ nỗi là... hao quá. Nhà mình ba người, đi mấy nước Đông Nam Á gần gần thôi cũng đã tốn mấy chục triệu. Sau Tết, hai vợ chồng cày mấy tháng mới bù lại được.
Hôm qua, em đem về nhà mình mấy cái vé du lịch Singapore. Anh nhìn mà ngao ngán. Anh sợ đi tour lắm rồi, giờ anh chỉ mong em cho anh ở nhà một năm thôi. Anh chỉ mong em cho anh một lần được ăn mứt, được uống trà, mùng hai được nhậu với ông anh ruột, mùng ba được nhậu với mấy lão cột chèo... Nhưng anh chẳng biết nói sao để em xiêu lòng. Chẳng lẽ tết nhất mà nhà mình lại chia đôi, em đi tour còn anh ở nhà? Không biết đến Tết năm nào, em mới cho anh một lần như ý?...
Theo Eva
Nỗi buồn dâu ngoan 5 năm ăn Tết quê chồng Không phải một năm mà suốt 5 năm liền, không năm nào chị dâu tôi được về nhà mẹ đẻ, dù chỉ ít ngày. Người ta nói "giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" nhưng tôi thương chị dâu của mình lắm, khi Tết này qua Tết khác, đêm giao thừa nào cũng thấy chị lặng lẽ đi vào nhà vệ...