Chán nhà mặt phố, cặp vợ chồng dọn về nơi hoang vắng xây nhà vườn
Thay vì mất vài trăm nghìn tiền chợ mỗi ngày như trước, kể từ khi chuyển về quê sinh sống, chị Nguyễn Thảo tự nuôi gà, vịt, trồng rau củ quả, mỗi ngày hầu như không tốn một đồng tiền chợ mà vẫn được ăn ngon, sạch.
Cảm thấy ngột ngạt khi sống ở phố thị, đôi vợ chồng có quyết định mà nhiều người cho là “khờ khạo”
Như một lẽ tự nhiên, phần đông người trẻ có xu hương bị hấp dẫn bởi nhịp sống năng động, nhộn nhịp ở phố thị. Những tòa nhà cao chọc trời, những cửa hàng, cửa hiệu lung linh, tụ điểm vui chơi xa hoa… luôn có sức hút với giới trẻ. Tuy nhiên, cuộc sống nơi thành thị đôi khi cũng khiến người ta cảm thấy ngột ngạt với nhiều áp lực đè nặng lên vai.
Chính vì vậy, ngày nay có không ít người đi ngược xu thế. Họ có xu hướng rời bỏ nội đô ồn ào và chật chội để kiếm tìm không gian sống riêng tư mà thoáng đãng, an nhiên giữa thiên nhiên, cỏ cây, nắng gió.
Bà mẹ bỉm sữa Đắk Lắk yêu thích cuộc sống bình yên, hòa cùng thiên nhiên.
Chị Nguyễn Thị Thảo (29 tuổi), bà mẹ hai con đến từ Đắk Lắk chính là một người yêu thích phong cách sống chậm giữa thiên nhiên như thế.
Trước đây, gia đình chị sống trong một căn nhà mặt phố, ở ngay trung tâm huyện. Hằng ngày, chị ở nhà vừa chăm sóc hai con nhỏ vừa kinh doanh online mặt hàng cho mẹ và bé, kiêm bán đồ ăn sáng trước cửa nhà.
Sống ở trung tâm huyện, khu dân cư nhộn nhịp, đông người qua lại, do đó công việc kinh doanh quán ăn mang đến cho chị thu nhập khá ổn định. Suốt gần 4 năm sinh liền hai con nhỏ, chị vừa ở nhà nội trợ, vừa buôn bán.
Tuy kinh tế ổn định, nhưng đôi khi chị Thảo cảm thấy ngột ngạt khi sống giữa phố huyện đông đúc, xô bồ: “Mình luôn cảm thấy buồn và bức bối. Với công việc bán đồ ăn sáng và kinh doanh online, mỗi ngày mình đều thức dậy từ 3 giờ sáng, loay hoay tới 10 giờ trưa.
Nhà ngoài phố, không có sân vườn. Cửa cổng lúc nào mình cũng phải đóng chặt vì xe cộ qua lại suốt ngày, bụi bặm và rất ồn ào.
Bố mẹ bận rộn, thành ra hai bé nhà mình cứ bị “nhốt”" một góc trong nhà. Rất nhiều lần bé than vãn là con chán, con buồn, sao bố mẹ không cho con ra ngoài đi chơi như các bạn, con không có chỗ vui chơi.
Chồng mình cũng buôn bán, thu mua trái cây, hôm nào bố ở nhà con còn vui được chút. Hôm nào bố đi làm cả ngày là 3 mẹ con chỉ biết đóng chặt cửa. Buồn vô cùng”.
Thương hai con nhỏ quanh năm suốt tháng lớn lên trong 4 bức tường, không có không gian vui chơi, khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời, chị Thảo nhiều khi muốn trồng hoa, trồng rau, nuôi thêm gà, vịt… cũng không có chỗ vì đất chật, nhà nhà sát vách nhau.
Đôi vợ chồng trẻ có quyết định khiến nhiều người cho là “khờ khạo”: Bán nhà mặt phố, về nơi hẻo lánh, không điện, nước… sống.
Cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, vô vị, đặc biệt là thiếu môi trường để con cái phát triển toàn diện, chị Thảo bàn với chồng và đưa ra quyết định khiến nhiều người bất ngờ:
“Cuộc sống của mình có lẽ cứ trôi qua tẻ nhạt, mấy mẹ con sống thu mình trong 4 bức tường, muốn ăn gì từ cọng hành trở đi cũng phải chạy đi mua… như thế. Cho đến một ngày, hai vợ chồng bàn nhau mua mảnh đất nào rộng một chút, có thể tự trồng trọt, chăn nuôi, làm những điều mình muốn để cuộc sống ý nghĩa.
Đặc biệt, con nhỏ sẽ có nơi chạy nhảy, nô đùa, hoà mình cùng thiên nhiên để con thấy hạnh phúc hơn”.
Nghĩ là làm, đôi vợ chồng trẻ đến từ Đắk Lắk quyết định chuyển về vùng ven, cách xa phố huyện. Lựa chọn này khiến nhiều người bất ngờ. Thậm chí, họ còn cho rằng chị Thảo và chồng quá khờ khạo, lạ lùng khi đang sống nơi trung tâm phố huyện, mọi tiện nghi đều đầy đủ lại bỗng dưng “chui” về nơi buồn tẻ, hẻo lánh sống.
Tuy nhiên, chị Thảo cho hay, vợ chồng chị vẫn “chốt” mảnh đất rộng 3 sào, quyết tâm khai hoang, cải tạo nơi hoang vắng này thành căn nhà vườn hằng ao ước.
Hạnh phúc với cuộc sống “ tự cung tự cấp”, mỗi ngày không tốn một đồng tiền chợ vẫn tha hồ ăn ngon, sạch
Video đang HOT
Theo bà mẹ bỉm sữa đến từ Đắk Lắk, cuộc sống này không quá dài, nhưng cũng không phải ngắn để duy trì lối sống tạm bợ, qua ngày. Vợ chồng chị muốn xây một chốn bình yên để hai con nhỏ có không gian sống hòa cùng thiên nhiên.
Bán căn nhà phố, gia đình nhỏ dọn về nơi hoang vắng hơn xây nhà vườn. Thời điểm ấy, kinh tế của họ không mấy dư dả. Việc cải tạo, xây dựng tổ ấm mới chủ yếu do vợ chồng chị tự lên ý tưởng rồi bắt tay vào làm dần dần.
Để có được khu vườn xanh tốt như hiện tại, vợ chồng chị Thảo đã phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” ròng rã 2 tháng trời để cải tạo đất, gieo trồng
“Để quyết định mua mảnh đất này chuyển đến ở, mình cũng suy nghĩ, đắn đo mất cả tháng trời. Sợ sức mình không đủ bắt đầu mọi thứ từ đầu. Rồi mảnh đất rộng 3 sào này bỏ hoang đã rất lâu, nếu về sẽ mất rất nhiều công sức, tiền bạc cải tạo.
Đất lại xa trung tâm, không gần đường sá, bất tiện cho công việc hiện tại. Nhưng vốn yêu thiên nhiên, thích làm vườn và thực hành lối sống đơn giản, đồng thời muốn con có nơi thoáng mát, rộng rãi, tha hồ vui chơi chạy nhảy, mình quyết định dọn dẹp về đây ở.” – Bà mẹ 2 con nhớ lại.
Ròng rã 2 tháng trời, chị Thảo cùng chồng phải nghỉ việc, dành toàn tâm toàn ý xây dựng tổ ấm mới. Ban đầu, họ bắt tay dọn dẹp, phát hoang bụi rậm, cây cối, làm đất.
“Mỗi ngày, vợ chồng mình tranh thủ phát quang, làm đất, sau đó lên luống rau luôn. Mình trồng tất cả các loại rau củ quả như: Bầu, bí mướp, xà lách, rau cải, cà chưa, dưa leo, mồng tơi… Nuôi thêm gà, vịt, bồ câu, ngỗng…
Vườn rộng nên mất nhiều thời gian. Mỗi ngày, vợ chồng mình đều thức dậy từ tờ mờ sáng, chăm chỉ trồng trọt, chăn nuôi như những người nông dân chính hiệu.”
Trong vườn tràn ngập rau, củ, quả và hoa tươi đua nhau khoe sắc rực rỡ
Hiện tại, bao nhiêu mồ hôi, công sức của đôi vợ chồng trẻ đến từ Đắk Lắk đã giúp họ thu được nhiều “quả ngọt”. Chị Thảo cho hay, trước đây, mỗi ngày chị mua thức ăn hết từ 150.000 – 200.000 đồng. Tuy nhiên, đã từ lâu, gia đình 4 người hầu như không tốn chi phí cho tiền chợ.
“Hằng ngày, mình cùng các con sẽ dạo quanh vườn, tự tay hái rau củ sạch, trái ngọt do chính tay mình trồng. Sau đó mình sẽ vào bếp nấu một bữa cơm cho chồng con, cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng, ý nghĩa thực sự.
Nhưng từ khi về đây trồng trọt, chăn nuôi, mình đã tự cung tự cấp được, lâu rồi không mất đồng nào mua thức ăn cả.
Nhà mình ăn cũng đơn giản, rau củ sạch, thêm chút thịt gà, vịt, hay trứng gà… là đã có bữa cơm ngon, siêu sạch”.
Bữa cơm tự cung tự cấp, được nấu hoàn toàn từ nguyên liệu nhà trồng và nuôi được
Không chỉ tiết kiệm chi phí ăn uống, từ khi chuyển về ngoại ô, chị Thảo hạnh phúc khi nhìn thấy hai con nhỏ được chơi đùa vui vẻ, hít thở không khí trong lành và sống hoà mình giữa thiên nhiên, đất trời.
Hằng ngày, chị sẽ dẫn con cùng ra vườn trồng, chăm sóc và tự tay hái quả ngọt quanh do vườn mẹ trồng.
Đôi vợ chồng trẻ cho hay, họ cảm thấy bao vất vả, cố gắng giờ đây đã được đền đáp xứng đáng. Họ có cuộc sống an nhiên, đầy sắc màu mỗi ngày. Tinh thần, sức khỏe cũng được cải thiện theo thời gian.
Cuộc sống tại nơi ở mới giống như một kỷ nghỉ dưỡng bất tận, nơi chị Thảo cùng gia đình nhỏ được hàng ngày tận hưởng trọn vẹn không gian sống thư thái với mùi hương của cây lá, màu sắc của hoa, hương vị ngọt lành của những món ăn chế biến hoàn toàn tự nguyên liệu tự nuôi trồng.
Các con chỉ chị Thảo cũng rất yêu thiên nhiên, thích quan sát, trải nghiệm những điều thú vị khi sống gần với thiên nhiên.
Ở nhờ nhà người thân: Tiết kiệm tiền nhưng đủ thứ mệt mỏi
Hiện nay có rất nhiều người trẻ chọn ở nhờ nhà người thân thay vì thuê trọ bên ngoài. Họ cho rằng làm vậy vừa giúp bản thân tiết kiệm tiền vừa không phải đối mặt với những nỗi lo khác trong cuộc sống.
Nhưng thực tế, không phải ai ở cùng người thân cũng có được một cuộc sống "màu hồng" như những gì tưởng tượng. Mệt mỏi, ngột ngạt, khó xử đều có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Ở nhờ nhà người thân không phải lúc nào cũng sướng. (Ảnh: SCMP)
1001 chuyện mệt mỏi khi ở nhờ nhà người thân
Thay vì thuê trọ bên ngoài, nhiều bạn trẻ khi mới lên thành phố đã chọn ở nhờ nhà người thân để tiết kiệm chút chi phí. Thế nhưng, không ít người trong số họ lại rơi vào một cuộc sống ngột ngạt, chẳng "màu hồng" như những gì bản thân từng tưởng tượng. Giữ được chút tiền nhà nhưng phải đánh đổi cả sự tự do.
Điển hình như câu chuyện của cô bạn V.T.H.T (21 tuổi, sống tại Hà Nội). Cô nàng kể: " Đợt đầu mình còn vui lắm, vì tiết kiệm được 4,5 triệu bạc chứ ít gì đâu, lại còn có người thỉnh thoảng nấu cơm cho nữa chứ. Nhưng tầm 1 tuần thôi là thấy vấn đề liền. Mình bị cô chú quản lý thời gian chặt lắm, ngay cả thứ 7, chủ nhật cũng không được ra ngoài chơi.
Mỗi lần xin ra ngoài liền bị nói 'đi ít thôi, học không học còn suốt ngày đàn đúm'. Chưa kể còn liên tục hỏi mình đi với ai, sao về muộn thế, kiểm soát hơn cả bố mẹ mình ở quê. Có đợt xe hỏng, bạn nam học cùng mình đưa về nhà, thế là cô liền gọi mách bố mẹ mình, tự dưng bị mắng không ngóc đầu lên được."
Họ hàng đôi khi quan tâm chúng ta quá mức. (Ảnh: China Daily)
Nhiều người phải chịu đựng sự kiểm soát vô lý từ người thân. (Ảnh: NBC)
Ở nhờ nhà người thân cũng đồng nghĩa với việc bạn đang "mang ơn" họ. Thay vì trả tiền nhà, một số người lại "đền ơn" bằng cách làm việc vặt. Tuy nhiên chính hành động đó lại khiến họ vô tình trở thành "ô sin bất đắc dĩ". Kể về điều này, cô bạn N.K.L (21 tuổi, sống tại Nam Định) cho biết: " Ban đầu, thím chỉ bảo mình rảnh thì giúp thím. Lúc đó cũng chẳng nghĩ gì nhiều, vui vẻ làm ngay, nhưng lâu dần bỗng thành nhiệm vụ hàng ngày lúc nào không hay. Có đợt máy giặt trong nhà hỏng, mình phải nai lưng suốt 2 tiếng đồng hồ để giặt hết đống đồ của 5 người.
Lúc chú bảo sửa, thím mình còn bảo 'thôi sửa máy giặt làm gì, cái L. giặt tay cũng được mà'. Nghe bực kinh khủng. Biết là ở nhờ thì phải có ý thức làm việc nhà, nhưng không phải dồn hết việc lên vai mình như vậy. Vừa bị nói ở nhờ nhà người khác, vừa không được trả công giặt đồ, quét dọn, nấu cơm mỗi ngày. Thà sức đó mình đi làm thêm kiếm tiền thuê nhà còn đỡ bực hơn ấy."
Đôi khi bạn phải làm nhiều việc hơn bình thường. (Ảnh: NBC)
Một trong những nỗi sợ nhiều người muốn né nhất khi ở nhờ nhà người thân chính là anh/chị họ vô duyên, khó tính. Cô bạn H.N (24 tuổi, sống tại H.P) cũng từng phải xin bố mẹ ra ở trọ gấp chỉ sau vài tháng sống chung cùng chị họ. Cô bạn kể lại: "Đến giờ vẫn thấy quyết định ra ở riêng là đúng đắn. Ban đầu tưởng ở cùng chị họ bằng tuổi còn vui mừng, nghĩ hai đứa bằng tuổi lại là con gái sẽ dễ làm thân. Ai dè như cơn ác mộng. Mỗi lần mình mua đồ mới, chưa kịp mặc thử đã bị chị dùng mất. Có lần rách áo, tức lên đòi nói chuyện rõ ràng thì lại bảo mình làm quá, ở nhờ nhà người khác còn không biết điều, sống ích kỉ.
Có lần cãi nhau, chị ấy còn nói thẳng mình chỉ là con ở đợ từ quê ra. Lúc đó ấm ức lắm, khóc mấy ngày nhưng không dám nói với hai bác. Vì hai bác tốt với mình nên không muốn để họ phiền lòng. Còn bố mẹ mình ở quê, lại nghèo nên mình cũng không muốn cả nhà buồn. Cuối cùng đành ngậm ngùi cho qua.
Nhưng đến khi biết chị lấy tiền của mình tiêu không xin phép, mình đã thẳng thừng dọn đồ ra ở riêng. Từ đó đến giờ có về quê mình cũng không còn muốn gặp hay chào chị nữa".
Giống như H.N, có rất nhiều người ở nhờ nhà người thân nhưng không dám nói lên sự bất mãn của mình. Họ chấp nhận sống dựa vào sắc mặt của người khác để đổi lấy một chỗ ở miễn phí. Tuy nhiên, sau cùng họ vẫn chọn cách rời đi vì không thể chịu được cuộc sống ngột ngạt.
Ở cùng nhà đôi khi cũng sinh ra đủ thứ chuyện đau đầu. (Ảnh: Pexels)
Khó thở quá thì đừng ngại "dứt áo ra đi"
Không thể phủ nhận, ở nhờ nhà người thân có cả đống lợi ích. Ngoài việc tiết kiệm tiền nhà, bản thân còn được sống gần với gia đình hơn. Nếu gặp khó khăn hay vấn đề gì liên quan đến tiền bạc, sức khỏe còn có người ở bên chăm sóc, bảo vệ. Nhưng đây là khi chuyện "sống chung" diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Còn trong trường hợp bạn cảm thấy cuộc sống của mình quá khó thở, ngột ngạt, đừng ngần ngại xin ra ngoài ở riêng.
Tất nhiên, khi thuê trọ, bạn sẽ phải đối mặt với cuộc sống tự lập đầy rẫy khó khăn. Chuyện gì cũng phải tự làm, tự giải quyết, kể cả những chi phí ăn uống, điện nước hàng ngày. Đổi lại bạn sẽ có sự tự do, không phải sống trong sự soi xét, kiểm soát của bất kỳ ai. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định sống một mình hay với bạn bè, người thân. Hãy nhớ, chỉ khi bản thân đủ khả năng mới tính đến chuyện sống một mình.
Sống một mình, mọi người có thể tự do làm những điều bản thân muốn mà không sợ ai nhòm ngó, đánh giá. (Ảnh: Pexels)
Tuy nhiên đôi lúc cũng cô đơn, nhiều nỗi vất vả. (Ảnh: VCG)
Nhận định về vấn đề này, Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An (cựu giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) trao đổi với Thanh Niên rằng: "Việc lựa chọn sống như thế nào còn phụ thuộc vào điều kiện, sở thích của cá nhân. Tuy nhiên việc ở đâu, có lựa chọn nào thì bản thân mỗi bạn trẻ cũng đều phải tự học, tự lo được cuộc sống của mình.
Trước khi ra riêng cần cân nhắc quyết định của mình, đặt lộ trình và thích nghi tốt với môi trường đó. Đối với những bạn vừa vượt qua tuổi 18, chưa có nhiều kinh nghiệm sống mà ra riêng thì cần nhất là luôn giữ kết nối, chia sẻ với gia đình, bạn bè để không bị 'ngộp' khi sống riêng".
Sống cùng người nhà đôi khi cũng có nhiều lợi ích. (Ảnh: NPR)
Mọi người nên suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định sống chung hay ở riêng. (Ảnh: Pexels/Chinlingo)
Tóm lại, ở trọ một mình hay sống nhờ nhà người thân đều có những mặt ưu và nhược điểm rõ ràng. Bạn nên suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định bất kỳ điều gì.
Tài sản chỉ có căn phòng 10m2, người mẹ lo con gái không thể lấy chồng Người ta vẫn thường nói đất Thủ đô tấc đất, tấc vàng nên không khó để bắt gặp những căn phòng chỉ vỏn vẹn 10m2. Vậy nhưng đó lại là nơi cư trú của gia đình nhiều thế hệ sinh sống mấy chục năm qua. Nhất là ở khu vực phố cổ Hà Nội, có không ít hộ gia đình lâm vào tình...