Chặn ngay việc lợi dụng thủy điện để triệt phá rừng
Các đại biểu Quốc hội chỉ rõ chủ đầu tư chặt phá, khai thác rừng, tài nguyên trước rồi mới làm thủy điện theo dự án hoặc bán dự án.
Ngày 4-11 là ngày thứ hai Quốc hội (QH) thảo luận về kinh tế – xã hội. Hậu quả của bão, lũ miền Trung vẫn nóng lên trong từng ý kiến các đại biểu (ĐB) QH. Trong đó, chiếm đại đa số là những ý kiến về mối quan hệ giữa thủy điện – phá rừng – sạt lở, lũ lụt…
Phá rừng kiếm lời trước rồi mới làm thủy điện
Gần cuối trưa 4-11, ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) phát biểu, nhắc lại chuỗi sự việc xảy ra với các thủy điện vừa và nhỏ vào mùa mưa 2018. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương và UBND một số tỉnh loại bỏ 474 dự án thủy điện và 213 điểm ở các tỉnh miền núi, trung du, Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển có khả năng tác động xấu tới môi trường và xã hội, không mang lại lợi ích về mặt kiểm soát lũ lụt, thủy lợi và sản xuất điện.
“Qua đó cho thấy việc phát triển ồ ạt các thủy điện vừa và nhỏ thể hiện cơ chế, chính sách phát triển thủy điện chưa có rào cản thích hợp để loại ra những dự án kém hiệu quả và tiềm ẩn rủi ro cao có thể dẫn tới một số hậu quả như phá vỡ sinh kế và mất rừng” – ĐB Dung nói.
Theo ĐB Dung, 25 thủy điện lớn ở Tây Nguyên đã lấy đi 68.000 ha rừng của 26.000 hộ dân hoặc hồ chứa, đập thủy điện đã gây ra động đất cường độ nhỏ. ĐB Dung còn cho rằng các thủy điện nhỏ và vừa ảnh hưởng đến nguồn nước hạ lưu và sự vận chuyển của trầm tích thay đổi dòng chảy…
Bà Dung cho hay: “Người ta xây dựng thủy điện với lý do điều tiết nước nhưng thật ra không phải như vậy. Họ kiếm lời từ cây rừng bị chặt phá rừng là chính, rồi sau đó mới gọi là khai thác năng lượng điện và nhiều nguồn tài nguyên khác. Khi mục đích chính của họ là khai phá thì sẽ tước mất lá chắn hữu hiệu của rừng là giữ nước và để điều tiết các dòng chảy”.
Nhằm làm rõ, mạnh hơn ý kiến của mình, ĐB Dung trích dẫn số liệu: Bình quân các nhà máy điện loại nhỏ, cứ 1 MW thì sẽ phải chặt bỏ từ 1 đến 10 ha rừng. “Ở dự án vào Rào Trăng 3, công suất 11 MW chiếm mất 110 ha rừng và dự án Rào Trăng 4 thì công suất 14 MW chiếm mất 168 ha rừng bảo tồn thiên nhiên của huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế”.
Trước đó, ĐB Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) cũng kiến nghị đánh giá lại việc đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ tại các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và cả các tỉnh miền núi phía Bắc. “Trong thực tế, việc làm thủy điện vừa và nhỏ như vừa qua là lợi bất cập hại, sông, suối cạn kiệt nước khi thủy điện tích nước và ngập úng khi xả nước. Nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất đều thiếu. Các hồ thủy điện chưa phát huy được vai trò thủy lợi, điều tiết nước cho hạ lưu, trong khi rừng, cây rừng và các loại tài nguyên khác bị các chủ đầu tư khai thác triệt để. Nhiều cử tri cho rằng thực chất của việc đầu tư thủy điện nhỏ là khai thác gỗ và tài nguyên một cách hợp pháp”.
Đại biểu Trần Thị Dung (trái, Điện Biên) và đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: VGP
ĐB Nguyễn Thị Xuân nói: “Thực tế cho thấy đã có nhiều chủ dự án thủy điện sau khi được cấp giấy phép xây dựng xong đã nhanh chóng bán lại dự án thủy điện cho các chủ đầu tư khác. Đây cũng là lúc họ đã khai thác cơ bản các nguồn tài nguyên khoáng sản nằm trong và ven khu vực có dự án”. Từ đó, ĐB Xuân đề nghị kiểm tra xem có bao nhiêu thủy điện vừa và nhỏ đã sang tên cho chủ đầu tư khác.
Video đang HOT
Sớm trồng lại rừng
ĐB Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) nhắc lại chuyến đi thăm các tỉnh miền Trung của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây và tâm đắc với việc Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải tính toán lại vấn đề phát triển thủy điện an toàn, trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc, góp phần giảm sạt lở đất.
“Đây là việc cần phải làm ngay nếu không muốn tiếp tục hứng chịu thiên tai khủng khiếp như vừa qua. Đề nghị Chính phủ cho kiểm tra, rà soát lại toàn bộ thủy điện đã, đang thi công có đúng quy định của pháp luật không cả về thẩm quyền phê duyệt, cả về đánh giá ĐTM, hiệu quả của thủy điện nhỏ và việc xử lý hậu quả sạt lở đất vừa qua như thế nào” – ĐB Sơn kiến nghị.
ĐB Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi), ĐB Trần Thị Dung đề cập đến nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, bờ biển, lũ quét, lũ ống… một phần do diện tích rừng che phủ bị thu hẹp và đề nghị bố trí kinh phí hoặc có nghị quyết về di dời dân khỏi những nơi có nguy cơ ấy.
“Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với các dự án liên quan đến việc thu hẹp, chuyển đổi đất rừng tự nhiên, đồng thời có giải pháp phù hợp, phải tính đến 30 năm, 50 năm để phục hồi và phát triển rừng tự nhiên” – ĐB Trang nói.
ĐB Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) đề nghị phải quản lý, vận hành tốt hệ thống hồ, đập, kênh dẫn nước… ở các vùng khó khăn, vùng ngập lụt. Cụ thể, Chính phủ bố trí nguồn lực đầu tư công trung hạn kịp thời nâng cấp 1.200 hồ chứa, sửa chữa 200 hồ hư hỏng nghiêm trọng, có giải pháp phù hợp với 4.000 hồ do cấp huyện, xã đang quản lý.
ĐB Nguyễn Thị Xuân cho rằng an ninh nguồn nước phải gắn liền với phòng, chống thiên tai, lụt bão và vấn đề an ninh năng lượng. “Đó là vấn đề rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, an toàn hồ đập, vấn đề xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. Tôi kiến nghị QH và Chính phủ tiếp tục cho thực hiện chương trình trồng rừng tương tự như chương trình trồng rừng 327 trước đây” – ĐB Xuân nói.
Sụp lún bất thường tại khu công nghiệp Nhân Cơ
Trước tình trạng mặt đất tại dự án gần 1.000 tỉ đồng bị sụp lún bất thường, đe dạo nhà máy 1 tỉ USD ở Khu công nghiệp Nhân Cơ, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông đã đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học vào cuộc tìm nguyên nhân.
Sự việc sụp lún đất bất thường xảy ra tại Khu công nghiệp Nhân Cơ (tỉnh Đắk Nông). Trong thời gian qua, bề mặt đất tại đây đã 5 lần bị sụp lún, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Sụp lún bất thường tại Khu công nghiệp Nhân Cơ
Theo ghi nhận của chúng tôi, khu vực sụp lún trên diện tích nhiều héc-ta. Bề mặt đất có những khu vực sụp lún 2 đến 3m. Cùng với đó, nhiều đoạn đường bê tông bị gãy, nhiều vết nứt rất rộng. Theo Ban quản lý Dự án giao thông, dân dụng, công nghiệp tỉnh Đắk Nông (chủ đầu tư) đây là lần thứ 5 xảy ra sụp lún tại Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ. Mới đây nhất là vào giữa tháng 10-2020, 2 vị trí nằm trong dự án tiếp tục xảy ra sự cố sụp lún, sạt trượt, xuất hiện các vết nứt tại khu xử lý nước thải; các vết nứt trên mặt đường và sụp lún bờ rào.
Bề mặt đất có những khu vực sụp lún 2 đến 3m
Trước tình hình này, ngày 30-10, ông Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông, đã đến kiểm tra thực địa và làm việc với Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân, đơn vị thực hiện Dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông trong Khu công nghiệp Nhân Cơ cùng các nhà khoa học của Viện khoa học công nghệ công trình thủy lợi của Đại học Xây dựng Hà Nội.
Trong thời gian qua đã xảy ra 5 lần sụp lún gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Vũ Hưng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân, cho biết một số hạng mục trong dự án bị sụp lún, hư hỏng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thành tiến độ xây dựng nhà máy điện phân nhôm. Đơn cử như hạng mục hồ nước, không chỉ giải quyết việc thoát nước cho nhà máy mà còn có vai trò phòng cháy, chữa cháy, làm mát hệ thống thiết bị máy móc vận hành. Do đó, đơn vị đề nghị chủ đầu tư sớm tìm ra nguyên nhân, có giải pháp khắc phục các sự cố để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa nhà máy điện phân nhôm đi vào hoạt động. "Bây giờ Trần Hồng Quân mới đưa mấy ngàn tỉ vào đây, còn chủ động được chứ đến khi lắp đặt thiết bị, tổng thể dự án gần 1 tỉ USD, lúc đó sẽ sử dụng vốn vay lớn, nếu tình trạng sụp lún vẫn xảy ra thì đây là một rủi ro vô cùng lớn cho dự án" - ông Hưng lo lắng.
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông Ngô Thanh Danh (đội mũ cối) thị sát khu vực sụp lún
Theo Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông Ngô Thanh Danh, Dự án Khu công nghiệp Nhân Cơ là một dự án trọng điểm, có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông. Do đó, chủ đầu tư, các đơn vị liên quan cần sớm mời các nhà khoa học, các nhà chuyên môn vào cuộc tìm nguyên nhân. Sau khi xác định được nguyên nhân, chủ đầu tư, đơn vị thi công phải có giải pháp khắc phục, sớm hoàn thành, đưa dự án đi vào hoạt động. "Tỉnh đã nhiều lần chỉ đạo làm rõ nhưng đến nay sụp lún vẫn xảy ra rất nhiều. Chúng tôi tiếp tục đề nghị các nhà chuyên môn, nhà khoa học đánh giá nguyên nhân xem đó là do thời tiết, thổ nhưỡng hay quá trình thiết kế, thi công và làm rõ trách nhiệm" - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông nhấn mạnh.
Khu công nghiệp phục vụ dự án điện phân nhôm
Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ có tổng mức đầu tư 993 tỉ đồng khởi công từ ngày 25-12-2015. Dự án do liên doanh Công ty Cổ phần Thái Sơn E&C - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi - Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Dương Đạt Gia Lại thi công. Tính tới thời điểm hiện tại, dự án đã thi công được 90% khối lượng công trình.
Dự án được quy hoạch trên diện tích 148 ha, trong đó 128 ha được giao cho Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân thực hiện Dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông, 20 ha còn lại sẽ được quy hoạch để xây dựng các công trình phụ trợ.
Dưới đây làm một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được:
Dù có độ dốc không lớn nhưng xảy ra sụp lún nghiêm trọng
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông đề nghị các nhà chuyên môn, nhà khoa học vào cuộc làm rõ nguyên nhân sụp lún
Phần lớn diện tích trong khu Công nghiệp Nhân Cơ để phục vụ dự án luyện nhôm gần 1 tỉ USD
Đường nhựa bị xé toạc
Công trình sạt lở rất nguy hiểm
Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỉ đồng
Sự thật về cột điện không cốt thép! Ông Vo Hoa- Pho Giam đôc Cty Điên lưc Đa Năng cho hay, ngay 18-9, mang xa hôi co đăng thông tin vê côt điên ha ap trươc nha sô 102- Tôn Đan bi gay đô, không co loi thep. Hiên trương xay ra vu viêc. Qua kiêm tra, đơn vi chưc năng xac đinh đây la côt điên bê-tông ly tâm 8,4m...