Chân lở loét, chảy dịch sau xoá xăm
Một số người chủ quan nên đã tự thực hiện xóa vết xăm tại nhà hoặc đến các spa dùng thuốc axit có tính tẩy cao, dùng đá mài… nhưng không thể ngờ hậu hoạ khôn lường.
Xoá xăm không đơn giản, hãy cân nhắc trước khi quyết định việc này
Bệnh viện Da liễu trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 24 tuổi đến khám trong tình trạng tổn thương trợt ướt, chảy dịch, đóng vảy tiết vùng đùi 2 bên sau xóa xăm 4 ngày.
Theo lời bệnh nhân kể vì yêu cầu công việc nên phải xóa 2 hình xăm lớn 2 bên đùi. Qua lời quảng cáo xóa xăm an toàn trên mạng, bệnh nhân đã thực hiện xóa xăm tại 1 cơ sở spa trên địa bàn Hà Nội. Sau xóa xăm 1 ngày, 2 bên đùi bệnh nhân xuất hiện sưng đỏ, chảy dịch tiết, đau rát nhiều, một số tổn thương mụn nước, mụn mủ trợt vỡ đóng vảy tiết màu nâu đen.
Bác sĩ Nguyễn Đình Quân – Khoa phẫu thuật thẩm mĩ và phục hồi chức năng Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đây chỉ là một trong số nhiều bệnh nhân gặp biến chứng sau xóa xăm đến khám và điều trị tại bệnh viện.
Trên thực tế, xăm (tattoo) đang trở thành một xu hướng để các bạn trẻ thể hiện cá tính riêng, tăng thêm nét cho bản thân. Ngoài ra mỗi hình xăm lại thể hiện một ý nghĩa, sự kiện quan trọng trong cuộc đời bạn. Do vậy nhu cầu xóa xăm cũng ngày càng phát triển cùng với xu hướng xăm phổ biến rộng rãi hiện nay.
Việc tạo ra một hình xăm có thể rất dễ dàng nhưng để xóa hình xăm đó đi thì không hề dễ và còn mất nhiều thời gian, chi phí.
“Xóa xăm không đơn giản chỉ là làm mất hình xăm trên da mà phải đảm bảo không để lại sẹo hay ảnh hưởng đến cấu trúc của làn da bạn”, các chuyên gia da liễu cảnh báo.
Đáng ngại hơn, một số người có suy nghĩ chủ quan nên đã tự thực hiện xóa xăm tại nhà mà không kịp nghĩ sẽ gây ra những tác hại khôn lường. Theo đó, các phương pháp thông thường hay được sử dụng như dùng nguyên liệu tự nhiên, các loại thuốc axit có tính tẩy cao, dùng đá mài…
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, mực xăm bám rất chắc vào da dù có tẩy mạnh cũng chỉ làm cho da bị trày xước, lở loét và nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nếu không cẩn thận bị nhiễm trùng.
Không ít người lại tin tưởng vào địa chỉ kém uy tín với những lời quảng cáo xóa xăm duy nhất chỉ một lần gây những hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp nam bệnh nhân trên là ví dụ điển hình.
Theo BS Đình Quân, xóa xăm bằng đốt điện hoặc laser CO2 đang được một số bác sĩ không được đào tạo chuyên môn sử dụng rộng rãi vì giá thành rẻ, lại dễ sử dụng nhưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng vết thương, để lại sẹo xấu, sẹo co kéo, sẹo lồi, sẹo quá phát… Những di chứng này có thể tồn tại suốt đời và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mĩ của bệnh nhân mà rất khó để khắc phục được.
Do đó, nếu không muốn trên thân thể mình hằn lên những vết sẹo ngoằn ngoèo, lỗi lõm, những làn da dúm lại nhăn nheo… BS Nguyễn Đình Quân khuyến cáo, mọi người nên xóa xăm tại các cơ sở uy tín và được thực hiện bởi các bác sĩ được đào tạo chuyên môn bài bản.
“Về mặt nguyên tắc, các spa không có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh thì không được phép sử dụng các máy móc công nghệ để xóa xăm”, BS Đình Quân nói và cho biết thêm, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương hiện đang áp dụng nhiều loại laser xóa xăm hiện đại nhất hiện nay như : laser ruby, laser Yag,… Số lần thực hiện tùy thuộc vào màu mực, loại mực và kĩ thuật xăm mực với ưu điểm nổi trội đảm bảo an toàn, không để lại sẹo đạt tính thẩm mĩ cao.
Chuyên gia hướng dẫn cách loại bỏ sẹo mụn trứng cá đơn giản và hiệu quả
Michelle Henry, bác sĩ kiêm giảng viên khoa da liễu tại Đại học Y Weill Cornell cho biết có tới 1/3 những người bị mụn trứng cá phải đối mặt với tình trạng sẹo mụn.
Xuất hiện sẹo do mụn là hiện tượng vô cùng phổ biến ở những người bị mụn trứng cá. Y. Claire Chang, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Trung tâm Union Square Laser Dermatology ở New York giải thích, sẹo mụn xuất hiện giống như ban đỏ, các vết thâm trên khu vực từng tồn tại mụn trứng cá. Trong một số trường hợp, chúng có thể ảnh hưởng đến kết cấu da, gây rỗ mặt vĩnh viễn.
Độ dày, kích thước và thời gian của mụn sẽ quyết định hình dáng sẹo. Theo Ken Howe, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Trung tâm Wexler Dermatology giải thích, có 2 loại sẹo mụn là: Sẹo lồi và sẹo teo. Sẹo lồi phát triển thành các nốt lớn trong khi sẹo teo khiến da mỏng đi, làm xuất hiện các vết lõm.
Sẹo mụn hình thành khi viêm nhiễm làm thay đổi collagen trên da.
Nguyên nhân gây sẹo mụn?
Mona Gohara, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư về da liễu tại Đại học Y Yale cho biết, khi mụn xuất hiện kèm theo hiện tượng viêm, da sẽ cố gắng chống lại sự tác động này và sau một thời gian, sẹo mụn có thể hình thành.
Trên thực tế, sẹo bắt nguồn từ lớp thứ hai trên da, gọi là hớp hạ bì. Chúng là tất cả những gì còn sót lại sau khi da bị nứt do mụn. Màu sắc của sẹo dựa trên phản ứng của từng loại da với viêm và tổn thương. Theo Rachel Nazarian, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Tổ chức Schweiger Dermatology ở New York, các tế bào phản ứng với tác động bên ngoài bằng cách đổi màu da và bạn có thể dễ dàng thấy điều này khi bị côn trùng cắn.
Sẹo mụn sẽ tự lành, mặc dù có thể mất vài tháng. Hơn nữa, trong thời gian đó, mọi người không nên chạm vào chúng vì điều này có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, tăng nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn.
Với những loại sẹo sâu, gây rỗ mặt, bạn cần phải đi khám, tiến hành tái tạo bề mặt da bằng laser, lột da hóa học hoặc áp dụng các phương pháp điều trị đặc biệt khác.
Làm thế nào để phân biệt sẹo mụn với chứng tăng sắc tố da?
Giống sẹo mụn, chứng tăng sắc tố da thường xuất hiện khi mụn biến mất. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng mạnh đến kết cấu da và để lại các vết sưng đỏ, tình trạng này khiến da đổi màu nghiêm trọng hơn so với sẹo mụn.
Tăng sắc tố da chủ yếu do viêm nhiễm đến từ thói quen nặn mụn, sử dụng hóa chất hoặc thuốc gây kích ứng da. Nhìn chung, mức độ phản ứng phụ thuộc vào loại da bạn sở hữu, cách chăm sóc và yếu tố môi trường.
Liệu có cách nào để ngăn ngừa sẹo mụn?
Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa sẹo mụn. Dù vậy, một số người dễ bị sẹo hơn so với người khác.
Để giảm nguy cơ phát triển các vết sẹo tại nơi nổi mụn, hãy tránh chạm tay hoặc nặn mụn và rửa mặt thường xuyên nhằm hạn chế viêm nhiễm.
Bạn có thể thử bôi các loại kem chứa retinol (Vitamin A1). Bổ sung chất này cũng góp phần thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen làm dày da, khiến mụn khó hình thành hơn.
Yếu tố nào dễ gây sẹo mụn?
Theo bác sĩ Howe, những người có tiền sử gia đình mắc các vấn đề về da có nguy cơ cao phải đối mặt với sẹo mụn. Hơn nữa, sở hữu làn da dầu, da nhờn cũng dễ bị mụn hơn. Da sản xuất quá nhiều dầu sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và xuất hiện bã nhờn dưới da. Ngoài ra, mọc mụn trứng cá dạng nang cũng là yếu tố khác góp phần dẫn tới sẹo mụn.
Làm thế nào để tránh bị sẹo mụn?
Bôi các loại kem chứa retinol sẽ kích thích cơ thể sản sinh collagen và có thể giúp làm mờ sẹo.
Bác sĩ Nazarian khuyến cáo, những người bị mụn trứng cá có thể tăng cường vitamin C nhằm ngăn chặn quá trình sản sinh sắc tố bất thường và loại bỏ các vết thâm. Ngoài ra, để ngăn ngừa sẹo mụn, có thể bổ sung retinol. Chúng có khả năng kích thích sản xuất collagen, từ đó giúp lấp đầy sẹo lõm và cải thiện kết cấu da tổng thể. Nếu có điều kiện, bạn hãy sử dụng một số sản phẩm có thành phần là axit glycolic để loại bỏ các tế bào da chết, làm mềm và mịn vết sẹo.
Kem chống nắng được coi là một trong những thứ "vũ khí" lợi hại nhất chống lại sẹo mụn. Không chỉ hạn chế hiện tượng tăng sắc tố do sẹo, sản phẩm này còn có khả năng ngăn ngừa sẹo mụn phát triển trở nên trầm trọng hơn.
Xuất hiện sẹo sau khi hút mỡ bụng Chuyên mục Tư vấn thẩm mỹ nhằm giải đáp những thắc mắc của bạn đọc trong lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ. Người tư vấn: Đại tá - TS.BS. Nguyễn Huy Thọ, nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật hàm mặt và Tạo hình - Bệnh viện TW Quân đội 108, Ủy viên Hội đồng Khoa học Sở Y tế Hà Nội. Cô em...