“Chán” làm chủ chứa gái mại dâm, quay ra buôn…ma túy
Từng làm chủ chứa gái mại dâm, ra tù Trịnh Thị Thanh Hằng kiếm sống bằng việc… buôn ma túy.
Được biết, vào năm 2012, Trịnh Thị Thanh Hằng (SN 1966, ngụ quận 12, TPHCM) đã bị TAND TP.HCM xử phạt 5 năm tù về tội “chứa mại dâm”. Sau khi chấp hành xong bản án, ra tù bị cáo không hoàn lương mà tiếp tục vướng vào vòng lao lý.
Khoảng 8h ngày 30/5/2013, Hằng điều khiển xe máy đến khu vực ngã tư An Sương (quận 12, TPHCM) mua một chỉ ma túy của một người đàn ông (không rõ lai lịch) với giá 2,6 triệu đồng mang về dùng dao lam, ống hút nhựa, quẹt gas, giấy bạc phân thành 12 tép và 3 gói ma túy. Sau đó, Hằng bán hai tép cho hai con nghiện với giá 100 ngàn đồng/tép.
Đến 14h30 cùng ngày, Hằng cất giấu 2 tép ma túy và 1 gói ma túy trong túi áo và đem bán cho con nghiện. Khi đến khu phố 3B, phường Thạnh Lộc (quận 12) thì bị công an phát hiện bắt quả tang.
Bị cáo Trịnh Thị Thanh Hằng bị dẫn giải về trại giam
Cơ quan điều tra tiến hành khám xét nơi ở của Hằng tại số nhà 56/1, khu phố 3B, phường Thạnh Lộc, quận 12, công an đã thu giữ của Hằng 2 gói ma túy và 8 tép ma túy còn lại. Tại cơ quan điều tra, Hằng còn khai nhận, Hằng đã thực hiện mua bán trái phép chất ma túy khoảng 1 tháng thu lợi bất chính 8 triệu đồng.
Xét thấy, bị cáo Trịnh Thị Thanh Hằng có nhân thân xấu, thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy nhiều lần, hình phạt mà tòa sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo 2 năm tù là chưa tương xứng. Ngày 19/2/2014, HĐXX cấp phúc thẩm TAND TP.HCM đã chấp nhận kháng nghị của Viện KSND TP.HCM đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo Trịnh Thị Thanh Hằng.
Tòa tuyên tăng hình phạt từ 2 năm tù lên 3 năm tù đối với bị cáo này về tội “mua bán trái phép chất ma túy”.
Theo ANTD
Video đang HOT
Cuộc đời của người từng giàu nhất nước Nga
Trước khi bị bắt và phải ngồi tù 10 năm vì các tội danh trốn thuế, gian lận và rửa tiền, Mikhail Khodorkovsky sở hữu khối tài sản trị giá 15 tỷ USD và là người giàu nhất nước Nga.
Cựu tỷ phú Mikhail Khodorkovsky (trái) tới Berlin, Đức, ngay sau khi được thả tự do. Ảnh:AFP
Mikhail Khodorkovsky bị bắt lần đầu tháng 10/2003 vì các tội trốn thuế, gian lận và tham ô. Hai năm sau ông này lĩnh án tù và sẽ mãn hạn vào năm 2011. Nhưng tới năm 2009, Khodorkovsky lại bị đưa ra xử và tuyên tội danh bổ sung về tham ô và rửa tiền.
Cựu tỷ phú dự kiến được trả tự do vào tháng 8/2014, nhưng các công tố viên Nga hồi đầu tháng đưa ra cảnh báo sẽ tiếp tục khởi tố ông một lần nữa với tội danh rửa tiền. Tuy nhiên, ngay trước Giáng sinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh ân xá, trả tự do cho cựu tỷ phú với lý do nhân đạo.
Trước khi bị bắt, người đàn ông này từng sở hữu khối tài sản trị giá 15 tỷ USD theo thống kê của tạp chí Forbes và là người giàu nhất nước Nga.
Xây dựng 'đế chế'
Chào đời tại Moscow năm 1963 trong gia đình có bố mẹ đều làm kỹ sư, Khodorkovsky theo học tại Học viện Hoá học Mendeleyev và từng là đảng viên Cộng sản Nga dưới thời Liên Xô. Từ một sinh viên cùng các bạn học mở công ty chuyên mua bán máy tính, Khodorkovsky dần xây dựng "đế chế kinh doanh" trong buổi giao thời tại Nga với át chủ bài là tập đoàn dầu khí Yukos khổng lồ.
Năm 1987, bốn năm trước khi Liên Xô hoàn toàn tan rã, Khodorkovsky lập ra công ty tài chính sau này trở thành Menatep, một trong những ngân hàng tư nhân đầu tiên thời hậu Liên Xô tại Nga. Ông này đã kiếm được khoản tiền tính bằng triệu USD đầu tiên từ những năm 1990, khi ngân hàng Menatep giành được số lượng cổ phần khổng lồ trong các công ty nhà nước được hoá giá rẻ mạt.
Điển hình trong các thương vụ kiếm tiền dễ như trở bàn tay lúc giao thời của Khodorkovsky là việc ông này và cộng sự thân tín Platon Lebedev mua nhà máy sản xuất phân bón Apatit năm 1994 với giá quá hời là 283 triệu USD. Về sau, chính thương vụ này đã trở thành tâm điểm trong phiên toà đầu tiên nhằm vào bộ đôi Khodorkovsky và Lebedev năm 2004.
"Đế chế kinh doanh" của Khodorkovsky, theo lời mô tả của các công tố Nga sau này, đã phát triển không ngừng với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt là từ năm 1995 khi Khodorkovsky mua tập đoàn dầu khí Yukos trong một cuộc đấu giá quốc gia với giá tối thiểu 350 triệu USD, trong khi trị giá trên thị trường trước đó của tập đoàn này lên tới nhiều tỷ USD.
Dưới dự điều hành của Khodorkovsky, Yukos hồi sinh nhanh chóng và trở thành tập đoàn mang tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá là doanh nghiệp có tính minh bạch bậc nhất nước Nga. Yukos khi đó đảm nhiệm vận chuyển bằng đường ống một phần năm số dầu nước Nga khai thác được và có sức hấp dẫn đặc biệt với các nhà đầu tư quốc tế.
Trong khi đó, vào thời đỉnh cao của "đế chế kinh doanh", Khodorkovsky cũng bắt đầu có nhiều hoạt động liên quan đến chính trị. Ông này từng ủng hộ tài chính cho hầu hết các chính đảng tại Nga, nhưng khẳng định không gắn bó với bất cứ một đảng phái nào.
Ngoài ra, Khodorkovsky còn từng tham gia trực tiếp vào chính quyền của Tổng thống Boris Yeltsin với vai trò Thứ trưởng dầu mỏ và khí đốt Nga. Nhưng động thái chính trị được cho là đầy mạo hiểm của ông chủ Yukos là việc Khodorkovsky không hề tỏ ra giấu diếm sự ủng hộ của mình đối với các chính trị gia đối lập với Tổng thống Vladimir Putin, người kế nhiệm đầy quyền lực của Yeltsin.
Khuynh gia bại sản
Khodorkovsky khi mới bị bắt. Ảnh: Independent
Công việc làm ăn đang xuôi chèo mát mái thì vào tháng 7/2003, người chia sẻ cổ phần với Khodorkovsky trong Yukos là Platon Lebedev bị bắt vì cáo buộc gian lận. Động thái này được nhìn nhận như lời cảnh báo đối với Khodorkovsky phải tránh xa chính trị. Nhưng cũng chỉ 4 tháng sau, lực lượng an ninh Nga với súng ống đầy mình ập vào còng tay Khodorkovsky ngay trên chiếc chuyên cơ tại một sân bay ở vùng Siberia.
Cơ quan điều tra Nga sau đó nhanh chóng thu thập đủ chứng cớ để buộc tội Yukos do Khodorkovsky chịu trách nhiệm chính đã trốn thuế với số tiền khổng lồ. Do không thể thanh toán khoản nợ này, tập đoàn dầu khí hàng đầu nước Nga đã tuyên bố phá sản năm 2006. Một lần nữa số phận của Yukos lại được quyết định thông qua các cuộc đấu giá tài sản do nhà nước tổ chức.
Khi số phận Yukos đã được định đoạt và biến mất hoàn toàn về mặt pháp lý vào tháng 11/2007, Khodorkovsky và bạn tù đầy duyên nợ Platon Lebedev vẫn tiếp tục "bóc lịch" trong một trại lao động có từ thời Liên Xô ở vùng Chita, phía đông Siberia, cách thủ đô Moscow khoảng 4.700 km về phía đông.
Sau một thời gian dài là tâm điểm của báo chí Nga và quốc tế, dần dần người ta không còn quan tâm nhiều đến Khodorkovsky. Nhưng vụ án lớn nhất nước Nga thời hậu Liên Xô lại được xới lên vào đầu năm 2009, khi bộ đôi Khodorkovsky và Lebedev được chuyển về Moscow để đối mặt với phiên toà thứ hai liên quan đến tội danh tham ô 27,7 tỷ USD và rửa số tiền gần 12,5 tỷ USD.
Trước khi phiên toà thứ hai kết thúc, bản thân Khodorkovsky đã dự đoán rằng ông sẽ không được thả sau khi mãn hạn bản án đầu tiên vào năm 2011. Cựu tỷ phú Yukos phát biểu rằng vụ án của ông ảnh hưởng tới vận mệnh của người dân Nga.
"Đó không phải tôi hay Platon Lebedev đang đứng trước toà, mà đó là tất cả người dân Nga", BBC dẫn lời Khodorkovsky nói trước toà.
Trong khi đó, các luật sư của Khodorkovsky luôn cho rằng cáo buộc nhằm vào thân chủ của họ được dàn xếp nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của ông này trong chính trị. Còn khi được hỏi về Khodorkovsky, Tổng thống Putin đã so sánh Khodorkovsky với siêu lừa Mỹ Bernard Madoff và nhấn mạnh: "Đã là một tên trộm thì phải vào tù".
Tự do
Khodorkovsky từng tuyên bố sẽ không xin Putin ân xá, vì như thế đồng nghĩa với việc nhận tội. Tuy nhiên, theo mạng Kommersant, Khodorkovsky đã xin được khoan hồng sau một cuộc gặp với các quan chức an ninh. Những người này thông báo cho Khodorkovsky rằng người mẹ bị ung thư của ông đang ngày càng yếu đi và cảnh báo về khả năng diễn ra phiên xét xử ông lần thứ ba.
Chỉ vài giờ sau khi được Tổng thống Nga Vladimir Putin ân xá, Khodorkovsky đáp máy bay sang Đức. Cơ quan phụ trách nhà tù liên bang Nga hôm qua cho biết ông này xin cấp giấy tờ để tới Đức, nơi mẹ ông được cho là đang chữa bệnh.
"Vào ngày 12/11, tôi đề nghị tổng thống Nga ân xá do hoàn cảnh gia đình, và tôi mừng vì quyết định tích cực đã được đưa ra. Vấn đề nhận tội của tôi không được đề cập đến", ông Khodorkovsky tuyên bố lần đầu tiên kể từ khi tự do.
Pavel Khodorkovsky, con trai của cựu tỷ phú, cũng cho biết anh hạnh phúc trước việc cha mình được trả tự do và hai người đã có một cuộc nói chuyện ngắn qua điện thoại. Pavel cho hay quyết định ân xá không đi kèm với điều kiện ràng buộc nào và cha anh cũng không có ý định xin tị nạn chính trị tại Đức. Tuy nhiên, hiện cũng không có dấu hiệu nào cho thấy cựu tỷ phú dầu mỏ có kế hoạch quay trở lại Nga.
Theo VNE
Đời tủi nhục của gái mại dâm hợp pháp Khách làng chơi ở Berlin thường mang theo ma túy để tăng khoái cảm và có thể quan hệ cả đêm. Trước phòng của Alina thường có nhiều khách xếp hàng chờ, đến nỗi cô không buồn đếm xem đã lên giường với bao nhiêu người. Khi Đức hợp pháp hóa nghề bán dâm cách đây hơn một thập kỷ, các chính trị...