‘Chân Jake’ – Dịch bệnh bại liệt bị lãng quên ở Mỹ
Tháng 2/1930, Tiến sĩ W.H. Miles, quan chức phụ trách y tế ở thành phố Oklahoma (Mỹ) nghe thấy thông tin về nhiều bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng bất thường. Cơ ở phần dưới chân họ bị liệt, không thể duỗi thẳng bàn chân, khiến họ có dáng đi tập tễnh kỳ cục.
Lúc đầu, các bác sĩ nghi họ bị bại liệt hoặc mắc hội chứng Guillain-Barre ( viêm đa dây thần kinh). Tuy nhiên, khi xét nghiệm dịch tủy sống bệnh nhân, họ đã loại trừ hai nguyên nhân trên. Tiến sĩ Miles cùng trợ lý là Tiến sĩ Ephraim Goldfain bắt đầu nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc cồn ở một hình thức nào đó.
Một bệnh nhân bị liệt do Jamaica Ginger. Ảnh: Los Angeles Public Library
Từ khi Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án 18 năm 1919, cấm sản xuất, buôn bán và vận chuyển rượu ở toàn bộ 48 bang, rất nhiều người Mỹ đã bị ngộ độc cồn. Khi lệnh cấm có hiệu lực, những người bán rượu lậu bắt đầu lấy rượu thương mại từ các kho hiện có hoặc tuồn lậu rượu vào Mỹ từ Canada và Mexico. Nhưng khi các nguồn cung này dần cạn kiệt, họ chuyển sang các nguồn thay thế như cồn công nghiệp và rượu lậu tự làm.
Ngoài dùng trong đồ uống, cồn làm từ hạt ngũ cốc thông thường hay còn gọi là ethanol còn được sử dụng làm dung môi phổ biến trong nhiều quy trình công nghiệp. Khi được dùng cho các mục đích công nghiệp, cồn được miễn thuế tiêu thụ của chính phủ liên bang. Để ngăn loại cồn công nghiệp rẻ tiền này bị chuyển thành đồ uống, chính phủ Mỹ đã cho thêm cồn gỗ độc hay còn gọi là methanol vào để nó biến chất, không thể uống được. Một số tay buôn rượu lậu tìm cách lọc hoặc chưng cất để loại bỏ methanol. Một số người lại cứ để nguyên cồn biến chất này và bán cho người tiêu dùng. Chỉ cần vài xu là người ta có thể mua được một cốc rượu kiểu này để uống và thường chịu hậu quả bi kịch.
Vị và mùi methanol và ethanol giống nhau nên không thể phân biệt được hai loại. Khi methanol vào cơ thể người, hai enzyme sẽ phân tách methanol thành formaldehyde và sau đó thành axit fomic. Axit fomic tấn công dây thần kinh thị giác, dẫn tới mù lòa. Axit này cũng làm ngừng quá trình hô hấp ở tế bào, cuối cùng dẫn tới bất tỉnh và tử vong.
Từ năm 1920 tới 1933, ước tính có 10.000 người Mỹ chết vì ngộ độc methanol và vô số người phải sống với tình trạng mù lòa suốt đời hoặc bị các di chứng ngộ độc.
Tuy nhiên, bệnh liệt lạ mà Tiến sĩ Miles và Goldfain quan sát thấy trên các bệnh nhân lại hoàn toàn mới. Sau khi nghiên cứu trên 60 ca bệnh, hai người đã nhận thấy một đặc điểm đáng lo: Tất cả bệnh nhân đều thường xuyên uống Jamaica Ginger, một nhãn hiệu biệt dược phổ biến của Patent Medicines. Đây là một loại thuốc bách bệnh độc quyền được bán tại hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc.
Với liều lượng nhỏ và được pha với nước, Jamaica Ginger được dùng để chữa đau đầu, viêm đường hô hấp trên, rối loạn kinh nguyệt và đầy hơi.
Video đang HOT
Chai Jamaica Ginger hay còn được gọi là Jake. Ảnh: Wikipedia
Loại thuốc này có mùi gừng gắt, có thể có đủ loại chất, từ chiết xuất thảo dược, thuốc phiện, cocain, nhựa thông, dầu khoáng. Nhưng trong đó, có một thành phần mà gần như mọi nhãn hiệu đều có, đó là rất nhiều cồn. Có nhãn hiệu chứa tới 90% cồn.
Điều này đã khiến Patent Medicines trở thành nguồn cồn phổ biến ở những hạt mà vài chục năm qua không được bán rượu. Jamaica Ginger đặc biệt phổ biến với người lao động nghèo ở miền nam. Có tới 90% là cồn và giá chỉ 35 xu mỗi chai, Jamaica Ginger thường được pha với nước ngọt tại các quầy bán nước để giảm vị đắng. Người hay uống Jamaica Ginger gọi hỗn hợp thức uống này là Jake và sau này, bệnh liệt do Jake gây ra được gọi là “ chân Jake” hay “đi kiểu Jake”.
Mối liên hệ giữa tiêu thụ Jake và chứng liệt do Jake là rõ ràng nhưng gây ngạc nhiên. Jamaica Ginger đã được bán từ năm 1863 mà không có phản ứng phụ nào tiêu cực. Vậy điều gì đã thay đổi? Các ca bệnh được nhà hóa học Maurice Smith và Elias Elvove thuộc Viện Y tế Quốc gia nghiên cứu. Họ bắt đầu xét nghiệm nhiều nhãn hiệu Jamaica Ginger để tìm ra chất gây ra chứng liệt. Kỳ lạ là họ cũng không tìm thấy chất độc nào. Họ chỉ thấy có Tricresyl Phosphate (chất phụ gia chống mài mòn) hay còn gọi là Lindol.
Đây là một chất làm mềm thường được dùng trong sơn và véc ni. Mặc dù chất này thường được coi là không độc nhưng thí nghiệm của ông Smith và Elvove cho thấy trong thực tế, đây là độc tố thần kinh mạnh. Chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể gây liệt cho gà và gia súc trong vòng 7 đến 16 ngày. Nhưng tại sao chất này lại có mặt trong Jamaica Ginger? Khi các nhân viên Viện Y tế Quốc gia và hai nhà hóa học tiếp tục nghiên cứu, câu chuyện đầy đủ mới bắt đầu lộ ra.
Nhận thấy Jamaica Ginger là một nguồn cồn trái phép tiềm tàng, năm 1921, Tiêu chuẩn Quốc gia về thuốc của Mỹ đã yêu cầu rằng mọi chai Jamaica Ginger được bán ở quầy thuốc phải chứa một lượng nhựa dầu gừng để không thể uống được. Nhằm đảm bảo các công ty dược tuân thủ, các nhân viên Bộ Nông nghiệp sẽ xét nghiệm ngẫu nhiên các mẫu Jamaica Ginger bằng cách đun sôi và cân lượng cặn rắn còn lại.
Không lâu sau, hàng chục nhà sản xuất hàng kém chất lượng xuất hiện và họ bắt đầu thay thế chiết xuất gừng bằng dầu thầu dầu, mật đường, glycerine và các chất khác để giảm vị đắng mà vẫn qua mặt được Bộ Nông nghiệp. Trong số những nhà sản xuất đó có công ty Hub Products ở Boston, do Harry Gross và Max Reisman sáng lập. Lúc đầu, họ sử dụng công thức chứa dầu thầu dầu, nhưng khi giá loại dầu này tăng mạnh, họ bắt đầu tìm kiếm thứ thay thế. Benjamin Werbe, nhà hóa học làm việc cho hai doanh nhân trên, đã liên lạc với nhà cung cấp hóa học John Swanson của công ty Raffi and Swanson. Người này gợi ý sử dụng Tricresyl Phosphate.
Báo chí đưa tin về việc công ty Hub Products ở Boston đưa chất độc vào Jamaica Ginger. Ảnh: Wikipedia
Gross và Reisman cuối cùng đã bị bắt và mặc dù họ nhận tội bán Jamaica Ginger giả nhưng họ khẳng định chất nhiễm độc bắt nguồn từ nhà cung cấp sỉ ở New York. Gross và Reisman ban đầu bị phạt tù 2 năm nhưng án này được treo với điều kiện họ giúp cơ quan chức năng tìm nhà cung cấp gốc. Khi đó, mọi chuyện vỡ lở là không có nhà cung cấp nào cả, chính Gross và Reisman đã tự thêm Tricresyl Phosphate vào. Sau đó, Gross đã phải vào tù thụ án.
Từ năm 1930 tới 1933, có 4.837 ca mắc bệnh liệt Jake, phần lớn ở các bang miền nam như Oklahoma, Missouri, Arkansas và Texas. Tuy nhiên, con số thực tế còn cao hơn nhiều, ước tính phải tới 30.000-50.000 người. Thảm họa này lớn tới mức có hàng chục bài hát về Jake ra đời như “Jake Liquor Blues” của Ishmon Bracey, “Alcohol and Jake Blues” của Tommy Johnson, “Jake Leg Blues” của Willie Lofton…
Sự cố bệnh liệt cho thấy Đạo luật Thực phẩm và Dược phẩm năm 1906 đã thất bại. Đạo luật này yêu cầu dán nhãn trung thực mọi thành phần nhưng không yêu cầu xét nghiệm thực phẩm và dược phẩm. Mãi tới năm 1928, sau khi thuốc Elixir Sulfanilimide chứa thành phần Ethylene Glycol khiến trên 100 người tử vong, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Mỹ phẩm, Thực phẩm và Dược phẩm, và sau này trao cho Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thẩm quyền trong xét nghiệm và quản lý thuốc.
Theo todayifoundout, vào thời gian đó, lệnh cấm sản xuất và bán rượu đã bị bãi bỏ, giúp những người chịu tác động mạnh nhất trong Đại Suy thoái tạm quên đi rắc rối trong giây lát khi nhấp một vài ngụm đồ uống có cồn.
Ngộ độc rượu xử lý thế nào cho đúng?
Khi bị ngộ độc rượu bạn cần có phương án xử lý đúng nếu không sẽ gây nên tình trạng nguy hiểm.
Ngộ độc rượu
Ảnh minh họa.
Rượu là một dạng ethanol (cồn ethyl) được tìm thấy trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, một số loại thuốc và một số sản phẩm gia dụng. Rượu mang lại cho người uống cảm giác hưng phấn, gây ra giảm khả năng ức chế, rối loạn hành vi. Khi uống rượu, con người sẽ giảm khả năng kiềm chế, các phản xạ liên quan đến mắt và tai đều giảm rõ rệt, đồng thời gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Ngộ độc rượu ethyl thường là do uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như với nồng độ rượu từ 80-100mg rượu trong 100ml máu được coi là ngộ độc rượu và không đủ năng lực để lái xe. Bạn càng uống nhiều, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn, nguy cơ ngộ độc rượu càng cao.
Ngộ độc rượu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Nghẹt thở, ngừng thở, mất nước nghiêm trọng, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Vì vậy, nhằm tránh ngộ độc rượu và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm, mỗi người hãy trang bị cho mình những kiến thức về sơ cứu và điều trị ngộ độc rượu.
Cách xử trí khi ngộ độc rượu
ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, khi ngộ độc rượu thông thường, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng ban đầu như mặt tái lạnh, ôn ọe nhiều, đi không vững.
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo (có thể nói được), nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít chất nôn vào phổi và giữ ấm cẩn thận. Sau đó, cho người bệnh ăn các thức ăn có chứa tinh bột như cơm, bún, miến phở, cháo và nước đường hoặc sữa có đường.
Việc này giúp bổ sung dinh dưỡng sau nôn, tránh hạ đường huyết. Cần để ý, theo dõi người bệnh cho tới khi các triệu chứng đỡ hẳn. Không được để bệnh nhân tự di chuyển, kể cả đi bộ.
Trong trường hợp người bệnh không thể ăn hoặc có tình trạng nặng hơn như da lạnh tái, run rẩy, co giật, thở khò khè, ... cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Với ngộ độc methanol, bác sĩ Nguyên cho biết các triệu chứng khi phát tác đã rất nặng. Bởi vậy, nếu xuất hiện dấu hiệu như đã nêu, "không còn cách nào khác" là ngay lập tức chuyển bệnh nhân đi cấp cứu.
Những người uống rượu cùng bệnh nhân ngộ độc methanol cũng cần tới bệnh viện kiểm tra ngay dù chưa có biểu hiện đặc biệt.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, người dân tốt nhất nên hạn chế uống rượu. Uống ít nhất có thể, giảm cả về số lần uống và số lượng rượu uống. Nếu muốn sử dụng rượu, nên uống sau giờ làm việc, không điều khiển phương tiện giao thông sau uống.
Đặc biệt, những người trẻ tuổi, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, phụ nữ, người mắc bệnh tim mạch, bệnh về hô hấp không nên sử dụng rượu bia vì rất dễ gặp hệ lụy xấu về sức khỏe.
Loại rượu chọn uống tốt nhất nên là rượu tự nấu hoặc mua ở những nơi có đăng ký kinh doanh, những đại lý siêu thị chính thống , có quản lý mã hàng, nhãn hàng. Không nên ham rẻ mà chọn mua rượu trôi nổi, không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.
Để giảm các ca ngộ độc methanol do mua cồn y tế về tự pha rượu, theo bác sĩ Nguyên, cần tăng cường quản lý hóa chất cồn công nghiệp methanol, không để loại hóa chất này có cơ hội "tuồn" ra ngoài hoặc xuất hiện từ nguồn nhập lậu, vào tay những người làm ăn không chân chính.
Cứu sống bệnh nhi 7 tuổi bất ngờ khó nuốt, mất tiếng, liệt dần tứ chi vì căn bệnh lạ Bé gái 7 tuổi sống tại Cà Mau bất ngờ khó nuốt, mất tiếng, liệt dần tứ chi. Ngay sau đó, bệnh nhi được chẩn đoán mắc hội chứng Guillain-Barré, một căn bệnh hiếm gặp tại Việt Nam. Ngày 25/1, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) xác nhận đơn vị này đang điều trị cho bé T.T. (sinh năm 2014,...