Chân giò nhồi thịt món lạ mà quen
Tết nguyên đán sắp tới cũng là lúc nhà nhà chuẩn bị mọi thứ cho mâm cỗ tất niên. Ngoài những món ăn truyền thống như bánh chưng, xôi chè, giò lụa, giò lựu… người dân quê tôi còn có thêm món chân giò nhồi thịt. Và đó cũng là món tôi thích nhất.
Nguyên liệu làm chân giò nhồi thịt rất đơn giản, không mất nhiều thời gian, nhưng để có được cái giò ngon và nhìn đẹp mắt thì thật khó, đòi hỏi sự khéo léo của người làm. Giò ngon khi ăn thịt phải thơm, giòn, giai và thịt săn chắc, có thể để được nhiều ngày.
Video đang HOT
Công đoạn đầu tiên là chọn mua chân giò. Chân giò nhồi thịt nên chọn chân trước, bởi chân trước ít thịt mỡ, chân gọn, đều khi nhồi thịt sẽ đẹp và ngon hơn. Chân giò đem hơ lửa cho cháy lông, làm sạch rồi dùng dao nhọn tách thịt mỡ và rút xương sọ ra khỏi chân giò, lấy cho khéo để phần da không bị rách, khi nhồi thịt không bị vỡ. Lấy xuống phần khuỷu thì thôi.
Phần thịt chân giò sau khi lọc xương và mỡ ra thì lộn trái ra, có thể ướp với một chút muối hoặc mắm và hạt tiêu cho thơm. Chuẩn bị nhân thịt để nhồi. Nhân là các loại thịt nạc: nạc đùi, nạc mông, nạc vai, nạc lưng… cùng với mộc nhĩ, hạt tiêu và gia vị. Những loại thịt này đem thái miếng, mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở rồi thái nhỏ, trộn lẫn với thịt và ướp gia vị cho ngấm.
Tiếp đó là công đoạn nhồi thịt. Lộn lại phần da chân giò đã ướp, cho nhân vào giữa, nhồi cho thật chắc. Sau đó lấy dây chỉ hoặc sợi dây bã mía nhỏ buộc chặt lại để khi luộc thịt nhồi không bi vỡ và co lại. Cuối cùng là công đoạn làm chín giò.
Có hai cách làm chin giò. Có thể cho giò vào nối nước xâm xấp luộc chính hoặc cho vào nồi hấp cách thủy. Luộc tốn ít thời gian nhưng giò không ráo và hay bị bung. Hấp mất khoảng 1,5 đến 2 giờ nhưng thịt chân giò sẽ săn chắc, không nát, ráo nước và ăn ngon hơn.
Chân giò nhồi thịt phải để thật nguội thì ăn mới ngon, với lớp thịt nạc tẩm gia vị và mộc nhĩ bên trong, một lớp bì giòn giòn, dai dai bên ngoài tạo cảm giác quen thuộc nhưng rất lạ miệng và hấp dẫn. Khi ăn chân giò nhồi thịt thì thái lát mỏng rồi chấm nước mắm chanh ớt, ăn kèm đồ ăn ghém và nhắm rượu thì hết ý.
Theo LĐO
Về Hưng Yên thưởng thức đặc sản giò lây
Hầu như ai cũng biết giò lụa, giò lựu, giò bò... nhưng về Văn Lâm - Hưng Yên, bạn còn được thưởng thức một loại giò mới, thơm ngon và hấp dẫn không kém, đó là món giò lây (giò cuốn). Món này mới có mặt trong bữa cơm của người dân được mấy năm nay.
Cái tên giò lây được đặt theo nguyên liệu chế biến món giò này - thịt lợn lây. Làm giò lây đơn giản chỉ việc phết gia vị vào và cuốn lại rồi luộc nhưng giò tốn nhiều thời gian ở khâu luộc. Luộc kỹ giò mới ngon, mà mới đúng hương vị.
Để giò lây ngon phải chọn được miếng thịt, có nạc có mỡ thì giò mới không ngấy mà cũng không quá khô. Hơn nữa, miếng thịt phải dày thì khi cuốn lại phần giữa mới không bị hở. Nếu miếng thịt quá mỏng, khi cuốn giò phải nhồi thêm thịt vào giữa cho đầy. Ngoài thịt lây còn cần thêm các nguyên liệu: hạt tiêu, mộc nhĩ, gia vị.
Thịt lây sau khi rửa sạch thì trải lên miếng bao rứa đã được rửa sạch và cắt vuông vức, có lót tấm lá chuối. Cho gia vị, hạt tiêu phết lên phần thịt phía trên. Mộc nhĩ ngâm nước nóng, thái nhỏ và để vào giữa. Muốn cả giò thấm gia vị hơn có thể dùng dao khía vài đường và cho gia vị, hạt tiêu, mộc nhĩ vào.
Tiếp theo cuốn tròn miêng thịt lại thành cái giò, có hình tương tự giống cái giò lụa. Lưu ý, để giò đẹp cần biết cắt miếng thịt có chiều dài và chiều rộng vừa đủ để khi cuốn lại giò không to mà cũng không nhỏ quá, như giò lụa là vừa hoặc có thể nhỉnh hơn một chút. Phải là người khéo tay và có kinh nghiệm mới có thể cuốn được giò thành hình tròn, thành hình vuông hoặc chữ nhật.
Giò cuốn xong thì buộc thật chặt và cho vào nồi luộc như bình thường. Luộc giò lây phải mất 5-6 tiếng. Khi nước sôi thì đun lửa liu riu cho giò chín từ từ mà không bị nát. Giò chín thì vớt ra để nguội ăn mới ngon.
Giò lây ăn ngon nhất là với dưa hành muối chua ngày tết. Giò thơm mùi thịt, hạt tiêu, đậm đà và giòn giòn mộc nhĩ. Đây mà món ăn lạ miệng và rất thú vị. Ai đã từng một lần thưởng thức món giò này sẽ không thể nào quên hương vị độc đáo, hấp dẫn của nó.
Theo VNE
Bia Tô Với cái tên Bia Tô, quán đã gây cho khách một cảm giác là lạ. Có người còn đoán là cách chơi chữ để gây sự tò mò cho thực khách. Nhưng hoàn toàn đúng với tên gọi của mình, quán Bia Tô có nghĩa là khách sẽ được nhà hàng phục vụ bia rót vào tô để uống chứ không uống bia...