Chân dung tướng Giáp qua cái nhìn của học giả Pháp
Nhà học giả đã đưa ra những chi tiết rất thú vị về năm sinh của ông, trăm mưu ngàn kế của thực dân Pháp nhằm mua chuộc cậu học trò trung học Võ Nguyên Giáp…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam duyệt binh trên Quảng trường Ba Đình
“Sinh ở An Xá, tỉnh Quảng Bình năm 1910, Giáp lúc nhỏ sống ở một vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển miền Trung phía Bắc vĩ tuyến 17… Cụ bà thân sinh những hôm không bận việc đồng áng thì cặm cụi bên khung cửi. Còn cụ ông là một nông dân có học thức tự cày cấy ruộng nhà và truyền đạt lại cho cậu bé Giáp chữ nghĩa thánh hiền và vốn tri thức truyền thống theo Khổng giáo cùng với lòng yêu tha thiết quê hương đất nước.”
Học giả người Pháp Georges Boudarel đã viết như vậy về vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tập sách “Võ Nguyên Giáp” (nguyên bản tiếng Pháp là “Giap”) của mình.
Cuốn sách đã dựng lại bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ lúc còn là một cậu bé cho tới khi trở thành vị chỉ huy của quân đội Việt Namtrong sự tham chiếu, so sánh giữa nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Điều làm nên sự khác biệt của cuốn sách này so với những tác phẩm khác viết về Đại tướng của các học giả phương Tây là: Cuốn sách có những chi tiết rất thú vị cho chúng ta biết về năm sinh của Đại tướng, những đoạn viết nói rõ âm mưu hiểm độc của thực dân Pháp nhằm mua chuộc cậu học trò trung học Võ Nguyên Giáp.
Tuy nhiên, kết quả ngược lại, ông đã trở thành người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Người ta xì xào, bàn tán về con người có sức hấp dẫn kỳ lạ mang tên Nguyễn Ái Quốc (sau này đổi tên là Hồ Chí Minh), tác giả áng văn đả kích nổi tiếng có tựa đề: &’Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp,’ cùng với những người cùng chí hướng đang hoạt động tại nước Nga Xô viết.Người ta đã kín đáo đưa riêng cho Giáp một bản và anh đã đọc ngấu nghiến một cách thầm vụng…
Anh học trò trung học Võ Nguyên Giáp say mê nhất môn lịch sử, địa lý và chỉ tạm gác việc đọc các sách sử-địa khi bận đến dự các cuộc bàn cãi sôi nổi về các đề tài liên quan đến lịch sử nước nhà,” nhà sử học Boudarel viết trong cuốn sách của mình.
Trong quan niệm của Georges Boudarel, “Người anh cả” của quân đội nhân dân Việt Nam thể hiện sự kế thừa có chọn lựa những tư tưởng quân sự của các nhà cách mạng hiện đại như Lênin, cũng như của các nhà chiến lược quân sự kinh điển như Tôn Tử.
Nhưng trên hết, tướng Giáp thể hiện sự vận dụng trung thành tư tưởng của Hồ Chí Minh, cũng là tư tưởng của Đảng về chiến tranh nhân dân.
Video đang HOT
Tác giả đã đi vào lý giải nguyên nhân giành thắng lợi của quân dân Việt Namtrong cuộc kháng chiến trường kỳ. Như nhà sử học người Pháp Alain Ruscio nhận định: “Cuốn sách này co lợi thế hơn nhiều so với các cuốn sách khác viết về Giáp sau đó: Không còn bám vào câu hỏi &’Giáp và nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi như thế nào?’ nhưng Boudarel đã giải thích &’Tại sao’ họ lại chiến thắng.”
Ông phân tích cụ thể: “Võ Nguyên Giáp đâu phải chỉ có một mình. Ông có nhân dân Việt Nam cùng kề vai sát cánh. Người Việt Nam giàu truyền thống đấu tranh chống xâm lược nước ngoài… Với Bác Hồ, với Giáp và các bạn chiến đấu của mình, cụm từ &’chiến tranh nhân dân’ không ngừng trở thành khẩu hiệu động viên toàn thể dân tộc được đem ra thực hiện hàng ngày.”
Nhờ vậy, “một dân tộc nhỏ bé” với những người du kích quần áo rách rưới, chân đi dép cao su, trang bị thô sơ đã đương đầu và chiến thắng kẻ thù với vũ khí tối tân, hiện đại gấp nhiều lần.
Là người đã từng gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với Georges Boudarel tại Paris, đến khi đọc tập sách này, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ: “Tên cuốn sách là một cách gọi thân mật nhưng vẫn giữ được sự trân trọng của một người nước ngoài, song cũng không xa lạ đối với &’Người anh cả’ của Quân đội nhân dân Việt Nam mà Georges Boudarel từng tham gia.”
Chân dung vị Đại tướng hiện lên vừa là một nhân vật của lịch sử nhưng chính bản thân ông cũng lại là một người viết nên lịch sử.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét: “Sự quan sát và phân tích của Boudarel vô cùng sắc sảo và thuyết phục dựa trên nguồn tư liệu phong phú, xác thực, thể hiện cái nhìn của một người trong cuộc.”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc Quân lệnh số I Quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên truyền
Giải Phóng quân (22/12/1946)
“Đó không chỉ là một cuốn tiểu sử. Đó là cả một pho sử mà tên tuổi &’Giáp’ đã gắn bó, cống hiến và để lại những dấu ấn rất đậm nét xuyên suốt toàn bộ lịch sử hiện đại Việt Nam, lịch sử Giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân trong cương vị của vị Tổng tư lệnh-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, gắn với huyền thoại từ Điện Biên Phủ (1954) cho đến “Điện Biên Phủ trên không” (1972) rồi Chiến dịch mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (1975),” nhà sử học phân tích.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm ra mắt cuốn sách, ông Võ Hồng Nam, con trai Đại tướng nói: “Cha tôi vẫn dạy, đã biết lịch sử thì phải biết cho đúng. Tác phẩm thể hiện góc nhìn của một người bạn từng chiến đấu cùng nhân dân ViệtNam về cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Bên cạnh những tình cảm đối với cha tôi, ta còn thấy được ở đó những sự tâm đắc, hiểu biết sâu sắc của tác giả đối với lịch sử Việt Nam hiện đại.”
Tập sách do Công ty Cổ phần sách Thái Hà và Nhà xuất bản Thế Giới phát hành.
Tác giả Georges Boudarel (1926-2003) là một thành viên của nhóm trí thức Mác-xít hoạt động công khai tại Sài Gòn năm 1947. Sau này, ra Bắc, ông xin gia nhập hàng ngũ Việt Minh và tham gia kháng chiến chống Pháp.
Năm 1964, Georges Boudarel trở về Pháp, bảo vệ luận án Tiến sỹ sử học về đề tài Việt Nam. Cuốn “Võ Nguyên Giáp” là một phần trong luận án Tiến sỹ của ông.
Theo Dantri
Vườn lịch sử của thầy trò xứ Thanh
Nằm ngay phía tay phải cổng trường Tiểu học Minh Khai 1 (TP Thanh Hóa) là vườn lịch sử xứ Thanh. Khu vườn rộng gần 300 m2 có 9 khối đá, mỗi khối gắn với một địa danh hay sự kiện lịch sử tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa.
Mỗi viên đá trong vườn đều mang dấu ấn riêng của từng thời kỳ lịch sử. Chỗ này là đá ghi danh Ngàn Nưa, nơi Bà Triệu dấy binh chống quân Ngô; chỗ kia là đá ghi danh thành nhà Hồ, một công trình kiến trúc độc đáo được công nhận Di sản văn hóa thế giới. Bên cạnh là đá Hàm Rồng, nơi vùi xác của hàng trăm máy bay trong kháng chiến chống Mỹ. Cạnh đó có hệ thống pano thuyết minh thông tin các địa danh, sự kiện lịch sử khá ngắn gọn.
"Vườn lịch sử" là tâm huyết của thầy giáo Hoàng Xuân Khánh, hiệu trưởng nhà trường. Thầy lý giải: "Mỗi quê hương, mỗi vùng đất đều gắn với những sự kiện lịch sử và sinh ra những con người kiệt xuất. Phải học và am hiểu lịch sử địa phương thì mới có thể học tốt lịch sử nước nhà. Tinh thần yêu nước và tự hào truyền thống cha ông xuất phát từ những bài học lịch sử đơn giản như vậy".
Tác giả vườn lịch sử, thầy giáo Hoàng Xuân Khánh. Ảnh: Hoàng Phương.
Cuối năm 2009, thầy bắt đầu sưu tầm và dựng các khối đá, khắc biển đồng ghi danh theo trình tự thời gian. Thầy lựa chọn 9 "điểm nhấn" lịch sử nổi tiếng của Thanh Hóa, gồm: núi Đọ, làng cổ Đông Sơn, núi Ngàn Nưa, Xuân Lập (nơi sinh vua Lê Hoàn), khởi nghĩa Lam Sơn, thành nhà Hồ, Hà Trung (quê hương nhà Nguyễn), chiến khu Ba Đình, cầu Hàm Rồng.
Để có "đá ghi danh" mang về đặt trong vườn, tranh thủ cuối tuần, thầy giáo già Hoàng Xuân Khánh lại một mình một xe máy đi tìm đá. Khi lên tận Ngàn Nưa (Triệu Sơn), lúc qua thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc)... để lấy được những viên đá ưng ý nhất. Có viên đá phải đi nhiều lần, chụp ảnh đối chiếu với những biểu trưng, xin phép chính quyền địa phương rồi mới được lấy. Chọn được đá rồi, thầy lại thuê xe chở về. Chi phí vận chuyển, thầy tự lo liệu.
Ròng rã gần một năm trời, cuối cùng thầy Khánh cũng chọn được 9 khối đá như ý. Đá ghi danh làng cổ Đông Sơn được lấy tại núi đá đầu làng Đông Sơn (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa). Đá ghi danh cầu Hàm Rồng lấy ở ngọn núi có cây cầu bắc qua. Trong số đó, viên đá thành nhà Hồ được tạc mô hình mô phỏng thành có một cổng chính và hai cổng phụ. Đá Lam Sơn được sửa lại gần giống hình dáng cụ rùa, gợi nhớ truyền thuyết vua Lê Lợi mượn gươm rùa vàng dấy binh khởi nghĩa.
Tiêu chí chọn đá của thầy Khánh là "không cần cầu kỳ, không cần đẹp, nhưng phải ở chính địa danh lịch sử đó và không làm ảnh hưởng đến di tích".
Một giờ học của cô trò trường tiểu học Minh Khai 1 tại vườn lịch sử. Ảnh: Hoàng Phương.
Chọn được đá, thầy Khánh bắt tay vào kiến thiết khu vườn. Lúc này, có "mạnh thường quân" biết được mục đích của thầy giáo nên đã tài trợ chi phí xây dựng "vườn lịch sử Xứ Thanh". Vườn nằm ngay khoảnh đất đầu cổng trường, rộng gần 300 m2, được đổ đất tạo thành những vùng lồi lõm và trồng cây xanh. Tên khối đá được gắn biển đồng.
Các khối đá đặt trong vườn theo trình tự thời gian. Riêng đá Lam Sơn, nơi Lê Lợi dấy binh đánh giặc Minh và đá Hà Trung, biểu trưng cho quê hương nhà Nguyễn (9 chúa 13 vua) được thầy Khánh "ưu ái" đặt ở vị trí ngoài cùng khu vườn, nơi dễ nhìn thấy nhất. Thầy nói, đó là biểu thị lòng thành kính cũng như niềm tự hào của người xứ Thanh dành cho bậc tiên tổ đã có công dựng nước và giữ nước.
Hệ thống pano đặt tương ứng gần với vị trí các khối đá. Nội dung thuyết minh các sự kiện, địa danh lịch sử rất ngắn gọn để ai đọc cũng hiểu và nắm được ý cốt lõi. Như tấm pano thuyết minh cho làng cổ Đông Sơn được ghi "Làng thuộc địa phận phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Làng Đông Sơn là làng Việt cổ đại diện cho một giai đoạn lịch sử văn minh Đông Sơn - trống đồng Đông Sơn"...
Từ khi vườn lịch sử ra đời, nó trở thành công cụ giảng dạy lịch sử trực quan, sinh động cho thầy trò trường Tiểu học Minh Khai 1. Hàng ngày, học sinh đều được ngắm nhìn những dấu ấn lịch sử hiện hữu trong vườn trường.
Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy, giáo viên dạy khối lớp 4 cho biết, khi có bài học liên quan thì cô trò đều được đi "thực tế" tại vườn. Cách dạy thiên về kể chuyện và hỏi đáp ngay tại hiện trường. Như bài học về thành nhà Hồ, trong sách giáo khoa chỉ mô tả chung chung. Khi dạy trực tiếp ở vườn, cô có thể chỉ vào mô hình, giảng cho học trò biết thành được xây dựng từ những khối đá lớn, thành có bốn mặt, mỗi mặt có một cổng chính, hai cổng phụ... Học sinh lĩnh hội kiến thức sử - địa quê hương nhanh, nhớ lâu hơn.
"Giờ học lịch sử tại vườn, học trò hào hứng đặt ra câu hỏi nhiều hơn vì được tiếp xúc với thiên nhiên, học bằng hiện vật trực quan, sinh động", cô Thủy cho hay.
Quang cảnh khu vườn. Ảnh: Hoàng Phương.
Điều vui nhất với thầy Khánh là sáng kiến vườn lịch sử còn có tác dụng lan tỏa. Các trường lân cận cũng thường xuyên cho học sinh sang tham quan khu vườn khi có bài học liên quan. Năm 2011, sáng kiến "Vườn lịch sử xứ Thanh" được chọn là một trong ba giải pháp của ngành giáo dục và đào tạo tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 11 và đạt giải khuyến khích.
Thầy Khánh cho hay, đây là giải pháp hoàn toàn khả thi, có thể áp dụng được cho học sinh trung học cơ sở và phổ thông, tùy thuộc vào điều kiện mỗi trường. Ngoài ra, thầy còn đề xuất có thể thiết kế "vườn cây lịch sử" hoặc "vườn tranh lịch sử", có chú thích rõ ràng, ngắn gọn về kiến thức lịch sử cho học sinh. Có thể kết hợp sa bàn, mô hình trồng cây thêm phần sinh động.
Có một việc khiến thầy Khánh giật mình về sự hiểu biết lịch sử nước nhà của người dân. Hôm khánh thành vườn trường, rất đông người dân đứng xem khối đá và lời thuyết minh về chiến khu Ba Đình (thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa), có người hỏi "Hóa ra quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập có xuất xứ từ Thanh Hóa à ?". Khi được các thầy giáo giải thích, người dân ngạc nhiên, từ ngạc nhiên chuyển sang tự hào. Họ liên hệ tên địa danh Ba Đình được đặt ở nhiều nơi khắp đất nước.
Theo VNE
Chuyện về một "Bermuda"của Việt Nam Lâu nay, "Tam giác quỷ" có tên Bermuda, một vùng biển nằm ở phía Tây của Đại Tây Dương đã nổi tiếng về hiện tượng "hút tàu" và các phương tiện đi biển qua đây một cách bí hiểm. Nhưng cũng rất lâu nay, tại một vùng đất Tây Bắc, cụ thể hơn là xã Xím Vàng (Bắc Yên, Sơn La) cũng đã...