Chân dung người con trai cả quyền lực có thể kế nhiệm Thủ tướng Hun Sen
Tướng 4 sao Hun Manet, người từng tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point (Mỹ) và lấy bằng tiến sĩ tại Anh, hiện được xem là ứng viên tiềm năng có thể kế nhiệm cha mình – Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Ông Hun Manet – con trai lớn nhất của Thủ tướng Hun Sen – trong một bức ảnh chụp cùng cha mình (Ảnh: AFP).
Thủ tướng Campuchia Hun Sen mới đây công khai tuyên bố ủng hộ con trai Hun Manet trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của đất nước thông qua bầu cử, củng cố những gì được thảo luận lâu nay về khả năng kế nhiệm cha của vị Đại tướng 44 tuổi.
Ông Hun Manet, tướng 4 sao, đang là Phó Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF) kiêm Tư lệnh Lục quân. Ông gia nhập quân đội vào năm 1995, từng theo học các trường ở Anh và Mỹ. Trong những năm qua, ông đã nhiều lần được cất nhắc và thăng tiến vượt bậc.
Sự chuyển giao quyền lực tại Campuchia có thể sẽ không diễn ra sớm, nhất là sau khi ông Hun Sen hồi tháng 8 nói rằng nhiệm kỳ của ông không có thời hạn và ông được người dân ủng hộ. Song ông Hun Manet đã trở thành chủ đề của những đồn đoán trong nhiều năm qua.
Vị tướng “Tây học”, thăng tiến nhanh chóng
Sinh năm 1977, ông Hun Manet là con trai cả trong số sáu người con của Thủ tướng Hun Sen và phu nhân Bun Rany, trong đó có 3 người con trai. Con trai thứ Hun Manith cũng nắm giữ chức vụ quan trọng trong quân đội, trong khi con trai út Hun Many là nghị sĩ quốc hội.
Ông Hun Manet lấy bằng cử nhân tại Học viện Quân sự West Point (Mỹ) năm 1999. Đây là ngôi trường danh giá từng đào tạo nhiều quan chức, tướng lĩnh cấp cao trong chính quyền và quân đội Mỹ. Ông tiếp tục lấy bằng thạc sỹ tại Đại học New York (Mỹ) năm 2002 và bằng tiến sỹ tại Đại học Bristol (Anh) năm 2008. Tất cả bằng cấp đều về kinh tế học.
Video đang HOT
Sau khi du học trở về, những đồn đoán về việc ông Hun Manet được dọn đường để trở thành thủ tướng tương lai của Campuchia đã râm ran. Khi đó, ông là người nắm giữ vai trò chủ chốt trong cuộc đàm phán giữa Campuchia và Thái Lan về vụ xung đột đền Preah Vihear.
Năm 2008, đảng Nhân dân Campuchia (CPP), chính đảng cầm quyền, giành được 90 trong tổng số 123 ghế của quốc hội nhờ chiến dịch vận động nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng quân đội mạnh. Nhiều nhà quan sát cho rằng căng thẳng ở ngôi đền biên giới Thái – Cam đã giúp gia tăng sự ủng hộ dành cho CPP, và qua đó là cho ông Hun Manet.
Ông Hun Manet đã nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp chỉ trong vài năm sau đó. Ông trở thành tướng 2 sao vào năm 2011, tướng 3 sao vào năm 2013 và 4 sao vào năm 2018.
Trước cuộc bầu cử toàn quốc năm 2018, ông Hun Manet trở thành người đứng thứ hai trong quân đội Campuchia với vai trò phó tổng tư lệnh. Sau đó, ông được bầu vào ủy ban thường vụ CPP, nơi tập hợp những người ra quyết định của đất nước. Ông đồng thời là phó chỉ huy lực lượng bảo vệ Thủ tướng Hun Sen, cũng như lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của Campuchia.
Năm ngoái, ông từ phó bí thư trở thành bí thư Đoàn Thanh niên CPP. Trước đại dịch Covid-19, ông Hun Manet thường xuyên ra nước ngoài để thu hút sự ủng hộ của sinh viên cũng như công dân Campuchia đang sinh sống và học tập ở hải ngoại.
Với nền tảng học vấn như vậy, cũng như tính cách được cho là dễ gần, vị tướng có vẻ rất được giới trẻ Campuchia hâm mộ. Một trang mang tên ông và có dấu chứng nhận trên Facebook có hơn 964.000 người theo dõi. Phần giới thiệu của trang này đề dòng chữ có vẻ như là khẩu hiệu “Stop Wishing. Start Doing” (Dừng mơ ước đi và bắt đầu hành động). Bài đăng mới nhất hôm 4/12, với hơn 3.200 lượt chia sẻ và 5.800 bình luận, là hình ảnh ông Hun Manet cùng con trai, đi kèm lời chúc “cuối tuần vui vẻ” bằng cả tiếng Khmer và tiếng Anh.
Cái bóng của người cha
Ông Hun Manet hiện là nhân vật số thứ hai trong quân đội Campuchia (Ảnh: AFP).
Là con của người đã lãnh đạo Campuchia trong hơn ba thập niên qua, việc tạo dựng thương hiệu cá nhân về chính trị không phải dễ dàng cho ông Hun Manet, theo giới quan sát. Dù có học vấn và trình độ có cao, cả về quân sự lẫn chính trị, và những bước thăng tiến gần đây mặc dù hoàn toàn dựa vào năng lực của bản thân, ông Hun Manet vẫn bị lu mờ trước tên tuổi và quyền lực của cha mình.
Trong phát biểu hôm 2/12, ông Hun Sen nói ông ủng hộ con trai làm thủ tướng tiếp theo của Campuchia, nếu ông Hun Manet được người dân ủng hộ và bỏ phiếu thông qua bầu cử. Ông cũng đưa ra những so sánh với gia đình cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
“Thậm chí Nhật Bản cũng có triều đại chính trị ở nước họ, ví dụ như ông Abe. Ông nội ông ấy từng là thủ tướng và đã thăm Campuchia. Cha ông Abe từng là ngoại trưởng và ông Abe từng là thủ tướng”, ông Hun Sen nói, theo South China Morning Post.
Bầu cử có lẽ sẽ không phải là trở ngại với ông Hun Manet khi đảng CPP của cha ông đã cầm quyền tại Campuchia liên tục từ năm 1979. CPP cũng đang nắm giữ toàn bộ 125 ghế trong quốc hội, sau khi đảng đối lập chủ chốt bị giải thể trước bầu cử năm 2018 với cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ. Hồi tháng 6 năm ngoái, ông Hun Sen nói đảng cầm quyền sẽ là lực lượng thống trị nền chính trị Campuchia trong cả “thế kỷ”, nói với phe đối lập rằng họ nên đợi đến “kiếp sau” nếu muốn nắm quyền.
Thách thức lớn đối với ông Hun Manet, theo các nhà phân tích, là làm sao tập hợp được sự ủng hộ của giới tinh hoa trong đảng cầm quyền. Ở tuổi 44, con trai của ông Hun Sen vẫn tương đối trẻ so với các chính trị gia lão làng trong CPP. Để được ủng hộ, ông phải vun đắp cho danh tiếng của mình, cả trong lẫn ngoài đảng.
“Ông ấy phải chứng tỏ với những cây cao bóng cả trong ủy ban thường vụ CPP rằng mình có khả năng lãnh đạo, có tiềm năng vượt trội cha mình, cũng như sẽ phải thu hút được giới trẻ Campuchia, vốn chiếm tới 2/3 trong tổng số 16,7 triệu dân”, tác giả Kimkong Heng viết đăng trên chuyên trang The Interpreter của Viện Lowy, Australia.
Sau phát biểu mới nhất của ông Hun Sen, đảng CPP cũng như nhiều quan chức cấp cao và lãnh đạo lực lượng an ninh đã đưa ra tuyên bố thể hiện sự ủng hộ đối với ông Hun Manet.
“Ủy ban Thường vụ Trung ương CPP hết sức tin tưởng và hy vọng rằng ông Manet là người phù hợp trở thành thủ tướng tương lai của Campuchia để tiếp tục bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, hòa bình và ổn định xã hội, nâng cao uy tín quốc gia và phát triển đất nước về mọi mặt, vì sự thịnh vượng, hạnh phúc và sung túc của người dân Campuchia”, Khmer Times trích dẫn tuyên bố hôm 5/12.
Ông Hun Manet đến nay chưa có bình luận chính thức về tuyên bố của cha mình, song hai em trai của ông đã lên tiếng ủng hộ anh trai. Ông Hun Manith nói anh trai là “người chín chắn, có trách nhiệm” trong khi ông Hun Many nói “có lẽ chúng tôi đều mang dòng máu luôn quan tâm đến các vấn đề xã hội”.
Ông Hun Sen tuần trước cũng nói rõ rằng ba phó thủ tướng sẽ không trở thành thủ tướng tương lai do tuổi cao. Họ là Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng, 70 tuổi; Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh, 76 tuổi và Chủ tịch Hội đồng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Yim Chhay Ly, 71 tuổi.
Ông Hun Sen đưa con trai cả vào danh sách người kế nhiệm tiềm năng
Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng, có 4 người tiềm năng kế nhiệm ông, trong đó có con trai cả Hun Manet.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và con trai cả (Ảnh: Reuters).
Theo hãng tin Khmer Times, phát biểu tại lễ thông xe một tuyến đường ở tỉnh Prey Veng ngày 6/12, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng, có 4 ứng viên tiềm năng kế nhiệm ông, một trong số đó là Hun Manet - con trai cả nhà lãnh đạo Campuchia.
Ông Hun Sen một lần nữa nhấn mạnh, cho dù ai kế nhiệm ông thì cũng phải thông qua bầu cử và tất cả các ứng viên thủ tướng phải là đại biểu quốc hội.
Vài ngày trước, ông Hun Sen cũng bày tỏ ủng hộ con trai Hun Manet trở thành nhà lãnh đạo tương lai của Campuchia thông qua bầu cử. Ông nói: "Tôi ủng hộ con trai trở thành thủ tướng kế nhiệm, nhưng phải thông qua bầu cử chứ không bằng bất kỳ cách nào khác".
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Nhưng bây giờ không phải thời điểm dành cho Hun Manet. Hun Manet phải đợi". Ông Hun Sen cho biết thêm rằng ông sẽ tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ 2023-2028.
Ông Hun Manet, 44 tuổi, hiện là Phó tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia và tư lệnh lực lượng Lục quân, tư lệnh lực lượng chống khủng bố và phó tư lệnh lực lượng vệ binh của Thủ tướng Hun Sen.
Ông từng theo học Học viện Quân sự Mỹ ở West Point, tốt nghiệp năm 1999 và trở thành người Campuchia đầu tiên tốt nghiệp học viện quân sự danh giá này. Đầu những năm 2000, ông Manet tiếp tục hoàn thành các chương trình đào tạo chuyên ngành kinh tế.
Ông Hun Manet được cho là có đóng góp đáng kể trong việc điều đình với Thái Lan khi binh sĩ hai nước đụng độ xung quanh khu đền cổ Preah Vihear năm 2008. Năm 2011, ông được phong hàm thiếu tướng ở tuổi 34 và lên trung tướng 2 năm sau đó.
Thủ tướng Campuchia đề xuất cấm quan chức cấp cao mang 2 quốc tịch Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã yêu cầu Bộ Tư pháp nước này xem xét sửa đổi hiến pháp để cấm các quan chức cấp cao nước này mang 2 quốc tịch. Thủ tướng Campuchia Hun Sen dự một sự kiện tại Phnom Penh. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 6/10 đưa tin Thủ tướng Hun Sen đăng trên mạng xã...