Chân dung một danh tướng
Nói đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang của dân tộc không thể không nhắc tới tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Kỳ công Điện Biên Phủ của các nhà quay phim tài liệu Liên Xô Lào đưa tin đậm nét Chiến thắng Điện Biên Phủ “Điện Biên Phủ là trận Stalingrad của Việt Nam” Nói đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang của dân tộc không thể không nhắc tới tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhận nhiệm vụ của Bác Hồ và Trung ương Đảng giao phó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những chỉ đạo, chỉ huy tài tình, đưa quân đội ta đến một chiến dịch tấn công mang tính quyết định, đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ, tạo bước ngoặt lịch sử cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam và toàn bộ Đông Dương.
Kỉ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cũng là năm kỷ niệm đầu tiên vắng bóng Đại tướng, tòa soạn Tin Tức trích đăng bài viết “Chân dung một danh tướng” của đại tá Trần Trọng Trung, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự là tác giả của nhiều cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với những tìm tòi, nghiên cứu mới về cuộc đời hoạt động cách mạng của vị danh tướng thời đại Hồ Chí Minh.
Bài 1: Nhà chính trị đi trước nhà quân sự
Người trước – súng sau là quan điểm Cụ Hồ đã nhấn mạnh ngay từ những ngày đầu Võ Nguyên Giáp gặp Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Hầu hết cán bộ quân sự Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp đều bắt đầu cuộc đời cách mạng bằng những hoạt động chính trị và khi chuyển sang lĩnh vực quân sự thì một số khá đông đã là đảng viên cộng sản, những cán bộ chính trị mặc áo lính, hoạt động quân sự nhằm mục tiêu chính trị của Đảng, mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ông Giáp là một trường hợp điển hình. Ông đã từng là đảng viên cộng sản, một nhà chính trị nhiều năm trước khi lãnh sứ mệnh cầm quân.
Video đang HOT
Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến từng trận đánh. (Ảnh: Tư liệu – TTXVN)
Trong quá trình vận động chính trị quần chúng mà Cụ Hồ gọi là “nhóm lửa”, suốt mấy năm trèo đèo lội suối đem ánh sáng cách mạng đến với đồng bào vùng cao trong liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng, là quãng thời gian ông Giáp nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò cách mạng của quần chúng. Yếu tố nhân dân càng “bám rễ” sâu vào tư duy quân sự cách mạng của Võ Nguyên Giáp.
Trải qua nhiều năm kiên trì đến với dân, đến khi cách mạng đã có chỗ đứng chân trong nhân dân rồi, Hồ Chí Minh mới giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ tổ chức Đội quân giải phóng. Buổi đó Cụ dặn: Dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được. Cho nên thật dễ hiểu vì sao bản lĩnh của nhà quân sự Võ Nguyên Giáp trước hết là bản lĩnh của nhà chính trị Võ Nguyên Giáp, người nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, nhận thức về mối quan hệ giữa hoạt động quân sự với mục đích chính trị của Đảng, nhận thức về quan hệ cá-nước giữa lực lượng vũ trang với quần chúng nhân dân.
Ngay từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ tổ chức quân đội, ông đã dạy cho đội vũ trang tuyên truyền nhỏ bé mới lọt lòng biết rằng mọi hoạt động quân sự đều phải nhằm mục đích phát triển phong trào chính trị quần chúng và không được làm tổn hại đến phong trào chính trị quần chúng. Ngay từ buổi đầu, trong Mười lời thề, ông đã dạy cho các chiến sĩ du kích những điều cần làm và những điều cần tránh để duy trì mối quan hệ quân dân cá nước.
Trong quá trình chuẩn bị tiến lên khởi nghĩa vũ trang, mọi hoạt động của Đội vũ trang tuyên truyền đều hướng vào mục tiêu chính trị là động viên toàn dân đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật, giải phóng dân tộc. Qua các trang viết của Võ Nguyên Giáp về những năm 1940 – 1945, cụ thể là các tác phẩm Khu Giải phóng, Kinh nghiệm Việt Minh ở Việt Bắc, người ta thấy nổi lên một điều, đó là yếu tố chính trị quần chúng luôn được ông hết sức coi trọng trong suốt quá trình vận động chính trị quần chúng tiến lên vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền.
Sau Tổng khởi nghĩa, việc xây dựng cơ sở chính trị quần chúng làm chỗ đứng chân cho cách mạng, nơi nương tựa để hoạt động của các tổ chức vũ trang…, lại được ông tiếp tục coi trọng trong điều kiện mới, điều kiện đất nước đã giành được chính quyền nhưng ngay sau đó chính quyền non trẻ ở nhiều địa phương không tồn tại trước sức ép từ nhiều phía của các loại kẻ thù. Khi quân ta chuyển lên đánh lớn, nhất là khi mở những chiến dịch trong hoặc gần vùng đông dân, bao giờ mục đích chiến dịch cũng có một nội dung quan trọng là tranh thủ nhân dân.
Chiến dịch mở ra trong những vùng dân cư đặc biệt, như Tây Bắc, Thượng Lào, Hà Nam Ninh, bên cạnh mệnh lệnh quân sự bao giờ cũng kèm theo những điều quy định về kỷ luật dân vận. Sau mỗi chiến dịch, trong chỉ thị của Tổng tư lệnh về củng cố vùng mới giải phóng, bao giờ cũng đề cập đến nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, đề phòng địch trở lại khủng bố càn quét, đồng thời với nhiệm vụ nhanh chóng ổn định đời sống chính trị xã hội của địa phương, cải thiện đời sống nhân dân.
Việc Tổng tư lệnh kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương Võ Nguyên Giáp quan tâm chỉ đạo các tổ chức Đảng và hệ thống công tác chính trị trong quân đội để giữ vững kỷ luật dân vận có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì và củng cố mối quan hệ quân dân đoàn kết giết giặc cứu nước. Điều đó giải thích vì sao, ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, trong tác chiến cũng như trong xây dựng, bộ đội Cụ Hồ dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp luôn được nhân dân ủng hộ. Ông đã giáo dục cho quân đội thấm nhuần một chân lý mà Cụ Hồ đã dạy: yếu tố chính trị quần chúng là chỗ dựa không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động quân sự nào của quân đội cách mạng, quân đội của nhân dân.
Từ bài học thắng lợi của hai cuộc kháng chiến, trong bài giảng về Đường lối quân sự của Đảng, khi nói về địa vị và tác dụng của lực lượng chính trị quần chúng, ông Giáp nói: “Lực lượng chính trị quần chúng là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt của cách mạng, của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng…, là cơ sở để xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang cách mạng. Nó là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng vũ trang nhân dân tác chiến”.
Theo Baotintuc.vn
Con đường đẹp nhất Lào Cai mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đây là con đường mới đang mở dài hơn 10 km, rộng 27 mét, nằm dọc bờ hữu ngạn sông Hồng nối liền khu vực phía Bắc với phía Nam thành phố Lào Cai.
Tại kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, các đại biểu đã biểu quyết đặt tên đường là Võ Nguyên Giáp.
Đường Võ Nguyên Giáp khi hoàn thiện sẽ là con đường dài và đẹp nhất của thành phố trẻ biên giới Lào Cai.
Con đường này người dân quen gọi là đường D1 (nằm ở khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường bắt đầu từ ngã tư cây xăng Bắc Cường đi dọc phía hữu ngạn bờ sông Hồng và qua các địa phận phường Bắc Cường, Nam Cường nối với ngã tư phường Bình Minh, thành phố Lào Cai).
Hiện nay đường mới hoàn chỉnh vài cây số đầu nằm trên địa bàn phường Bắc Cường. Phần còn lại đang được các nhà thầu khẩn trương thi công để giữa năm 2014 đưa vào sử dụng chính thức.
Đường Võ Nguyên Giáp sẽ là một đường phố dài và đẹp nhất trong số gần 200 đường phố của thành phố trẻ biên giới Lào Cai. Đây sẽ là con đường du lịch đẹp nhất Lào Cai nối liền phía Bắc với phía Nam thành phố.
Được biết sinh thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã 3 lần tới tỉnh Lào Cai. Lần thứ nhất năm 1940, Đại tướng cùng cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi xe lửa từ Hà Nội lên biên giới Lào Cai để sang thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tìm gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhận nhiệm vụ mới.
Hai lần tiếp theo năm 1962 và năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm và làm việc với tỉnh Lào Cai trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Phạm Ngọc Triển
Theo Dantri
Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ và ký ức người lính - Bài 2: Những cuộc trùng phùng Với những cựu binh Điện Biên năm xưa, dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lần này vừa là cuộc trùng phùng, vừa là dịp trở về nguồn cội, tri ân với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị đại tướng của nhân dân Ngày hội của cựu binh Điện Biên Với những người lính Điện Biên năm xưa, năm...