Chân dung loài vượn cáo đa thê đa thiếp khiến con người ghen tị
Sự thật thú vị là mặc dù con cái lãnh đạo và thống trị bầy nhưng vượn cáo đuôi vòng lại theo chế độ đa thê chứ không phải đa phu. Luôn có một con đực alpha, giao phối với hầu hết con cái trong đàn, gồm cả con cái thống trị.
Vượn cáo đuôi vòng, tên khoa học là Lemur catta, là một loài linh trưởng mũi ướt (Strepsirrhini) lớn và là loài vượn cáo dễ nhận biết nhất với chiếc đuôi vòng trắng và dài. Nó thuộc họ Lemuridae, là loài duy nhất của chi Lemur.
Giống như tất cả các loài vượn cáo khác, nó là loài đặc hữu của đảo Madagascar và được các nhà khoa học đánh giá là một trong những loài linh trưởng thông minh nhất trên đảo.
Qua quan sát, vượn cáo đuôi vòng có thể sử dụng các đồ vật khác làm công cụ khiến cuộc sống của chúng dễ dàng hơn.
Vượn cáo đuôi vòng cũng được biết đến là loài có kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng biến vô cùng tuyệt vời.
Đây cũng là loài có tính xã hội cao, sống trong các nhóm lên đến 30 cá thể. Con thống trị bầy là con cái, một đặc điểm chung của các loài vượn cáo.
Tuy nhiên, sự thật thú vị là mặc dù con cái lãnh đạo và thống trị bầy nhưng vượn cáo đuôi vòng lại theo chế độ đa thê chứ không phải đa phu.
Một đàn vượn cáo bao gồm nhiều cá thể của cả hai giới, nhưng luôn có một con đực alpha, giao phối với hầu hết con cái trong đàn, bao gồm cả con cái thống trị.
Trong mùa giao phối, vượn cáo đuôi vòng đối đầu và chiến đấu mạnh mẽ để giành quyền giao phối. Đặc biệt, những trận chiến này bao gồm cả những thành viên đực và cái.
Sau khi mang thai và sinh con, con cái tỏ rõ mình là một người mẹ chu đáo, nó che chở, chải chuốt, cho con ăn và háo hức đưa vượn cáo con đi khắp nơi.
Khoảng 5 tháng tuổi, vượn cáo mới cai sữa cho con nhưng vẫn chăm sóc vô cùng tận tụy. Đến tận khi vượn cáo con có thể tự lập mới thôi.
Mời quý vị xem video: Những động vật nhỏ đáng yêu nhất thế giới
Theo vietnamnet.vn
1001 thắc mắc: Loài chuột nào làm "chuyện ấy" lâu đến chết vì kiệt sức?
Trên thế giới không thiếu những điều kỳ diệu, những loài động vật kỳ lạ và loài chuột túi ở Australia là một trong số đó. Và cũng vì mức độ nồng nhiệt này, mà loài động vật này thường tử vong ngay sau khi "hành sự".
Giao phối đến chết thường chỉ xuất hiện ở động vật không xương sống. Kaluta là trường hợp cá biệt ở những loài thú có vú - Ảnh: Createrangerparks
Loài chuột 'lạ' biết ân ái là chết vẫn không ngại 'yêu' 14 tiếng
Loài chuột kaluta đực sẽ giao phối với nhiều con cái khác nhau. Chúng giao phối liên tục trong nhiều ngày và mỗi lần đều có thời gian rất dài. Có nhiều con Kaluta đực một lần giao phối lâu tới 14 giờ.
Trên thế giới không thiếu những điều kỳ diệu, những loài động vật kỳ lạ và loài chuột túi Kaluta ở Australia là một trong số đó.
Tờ New York Times đưa tin, tiến sĩ Genevieve Hayes gần đây đã tiến hành nghiên cứu về hành vi sinh sản của chuột túi Kaluta và vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện, tình dục là hành vi tương đương với tự sát ở chuột Kaluta đực.
Theo tìm hiểu, chuột túi Kaluta (Dasykaluta rosamondae) là một loài thú có túi nhỏ, bề ngoài giống chuột, nặng từ 20 - 40 gram, có bộ lâu màu nâu đỏ, chỉ xuất hiện ở vùng Pilbara khô cằn thuộc tây bắc Australia.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, những con Kaluta đực thường xuyên được nhìn thấy trước mùa sinh sản, thế nhưng ngay sau mùa sinh sản không lâu, chúng biến mất với số lượng lớn.
Tìm hiểu sâu hơn, các nhà khoa học phát hiện, những con chuột túi Kaluta đực chết hàng loạt là do thói quen giao phối cực đoan và khác thường của chúng.
Trong giai đoạn tìm kiếm bạn tình, những con Kaluta cái có khả năng đặc biệt là lưu trữ tinh trùng từ nhiều con đực khác nhau, thậm chí là bạn tình thường xuyên của những con đực khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi con kaluta đực sẽ giao phối với nhiều con cái khác nhau.
Chúng giao phối liên tục trong nhiều ngày và mỗi lần đều có thời gian rất dài. Có nhiều con Kaluta đực một lần giao phối lâu tới 14 giờ.
Cũng vì vậy, trước mùa giao phối, những con Kaluta thường rất khỏe mạnh, sung mãn. Sau vài tuần, chúng yếu hơn rất nhiều và hàng loạt con đực chết.
"Cơ chế sinh học tự nhiên của loài Kaluta cho thấy chúng có sự "đầu tư mạnh mẽ vào mùa sinh sản. Bằng chứng là tinh hoàn của chúng trở nên lớn hơn ở thời điểm này. Đấy cũng là một yếu tố khiến chúng dễ tử vong hàng loạt", tiến sĩ Hayes cho biết.
Sau khi nhận được lượng tinh trùng cần thiết, những con Kaluta cái sẽ mang thai. Mỗi lần mang thai, chúng sinh được từ 6 - 8 con non, những con non này có thể là con của 3 con Kaluta đực khác nhau.
Cũng theo tiến sĩ Hayes, những động vật có vú nhỏ có tuổi thọ rất ngắn, thường không quá một năm. Vì vậy để có thể duy trì nòi giống, chúng sẽ tận lực sinh sản. Mặc dù hành vi giao phối của chúng là cực đoan thế nhưng cũng rất thông minh.
Video về những loài vật giao phối xong chết vì kiệt sức:
Động lực gì đã khiến chúng có sức mạnh đáng kinh ngạc đến thế?
Đây thực chất là một giống chuột nhắt của Úc với tên gọi Antechinus. Trước khi đến tuổi trưởng thành, các chú chuột này cũng có quá trình phát triển bình thường như bao giống chuột khác. Nhưng khi chạm mốc, chỉ trong vòng hai đến ba tuần, những chú chuột đực sẽ có đời sống tình dục cuồng nhiệt không thể tưởng tượng nổi. Chúng sẽ kết đôi với càng nhiều con cái càng tốt, làm "chuyện ấy" cho đến khi kiệt sức mới thôi.
Người ta không thể rõ được động cơ gì đã thúc đẩy các chú chuột Antechinus làm tình quá mức đến vậy. Giống như chúng chuẩn bị cả cuộc đời chỉ để chờ đợi đến giây phút ấy. Không ăn, không nghỉ, chỉ miệt mài trong giao phối. Chẳng ngạc nhiên khi sau đó, các chú chuột chỉ còn sống được 5 - 10 ngày. Thậm chí khi lông đã rụng, chảy máu trong, mắc các bệnh nhiễm trùng nặng nề, chúng cũng không thôi tìm kiếm bạn tình.
Các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu loài chuột này đã đưa ra một vài giả thuyết. Một phần là do lượng thức ăn cung cấp. Trong quá trình di chuyển từ các lục địa sang Úc, tổ tiên của loài Antechinus đã trải qua sự biến động lớn về thức ăn. Điều này khiến chúng phải tự động cân bằng số lượng để không dẫn đến chết hàng loạt vì thiếu thực phẩm. Cho nên, hành động của những con đực được coi như là sự hy sinh để thế hệ sau được đầy đủ hơn.
Tuy nhiên, một số nhà sinh vật học khác lại cho rằng nguyên do là từ tập tính sinh sản của con cái. Loài Antechinus không giống với những giống chuột khác, vốn sinh sản vào giữa mùa thu hoạch nên có lượng thực phẩm dồi dào, dẫn đến việc các con con không quá phụ thuộc vào sữa mẹ. Ngược lại, các bà mẹ chuột Antechinus lại sinh con trước mùa thu hoạch khá sớm. Không những thế, chúng còn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 4 tháng trời. Gánh nặng lên những bà mẹ chuột là rất lớn, nên khả năng sống sót của các con non khó khăn hơn nhiều.
Với tình hình như vậy, hiển nhiên các con đực không thể yên tâm chỉ với "mối quan hệ một vợ một chồng". Thay vì dùng răng, móng vuốt để đánh nhau sứt đầu mẻ trán, chúng cạnh tranh với nhau trong một cuộc đua thầm lặng. Đó là cuộc đua "làm chuyện ấy", càng nhiều càng tốt, càng lâu càng đảm bảo. Chỉ có như vậy, các chú chuột Antechinus mới "yên lòng nhắm mắt" với niềm tin rằng nòi giống của mình đã được truyền lại cho đời sau.
Loài Antechinus có cuộc sống vốn rất ngắn ngủi nên chúng đã lựa chọn chiến lược lao đầu vào một mùa giao phối điên cuồng, đốt cháy năng lượng để đảm bảo chất lượng giống loài.
Chi chuột Antechinus thuộc họ Dasyuridae
Chuột nào giao phối 1 lần rồi... qua đời do "quá sức"?
Chi chuột Antechinus thuộc họ Dasyuridae là chi cũng có thời gian giao phối "sung sức".
Theo The Guardian, trong mùa giao phối, lượng testosterone liên tục ở mức cao ở những con đực khiến cho loại hormone tên cortisol không ngừng tiết ra khiến chuột đực trở nên "điên dại" và sẵn sàng làm mọi cách để được giao phối.
Các loài trong chi Antechinus thường làm "chuyện ấy" rất mãnh liệt khi có thể kéo dài đến 12 giờ. Để tránh trường hợp giao phối cận huyết, chuột mẹ trong ổ thường chủ động phân tán các chuột đực ra xung quanh.
Tuy nhiên, đa số chuột trong chi Antechinus giao phối 1 lần rồi... qua đời do "quá sức".
ĐỖ HỢP (T/H)
Theo tienphong.vn
Nguyên nhân nào khiến đế chế La Mã suy yếu? Các sử gia cho rằng, nguồn nước nhiễm độc chì khiến đế chế La Mã hùng mạnh dần suy yếu và sụp đổ. Một số sử gia cho rằng nguồn nước nhiễm độc chì ở xã hội La Mã cổ đại đã gây ra một số bệnh như bệnh gút (gout). Nó đã khiến đế chế hùng mạnh một thời này dần dần...