Chân dung đại gia Việt thâu tóm khách sạn “khủng” tại Paris
Tuần trước, báo giới Pháp không khỏi choáng váng, khi một triệu phú gốc Việt Hoàng Chúc đã tung ra tới 200 triệu euro, để sở hữu khách sạn 4 sao hơn 700 phòng, lớn thứ ba Paris. Nhưng ít ai biết rằng ông Chúc đã mất 10 năm để theo đuổi thương vụ.
Sức nóng của thương vụ này có thể được thấy trên các mặt báo Pháp, khi Le Monde, một trong những tờ báo lớn nhất Pháp và châu Âu có bài viết chi tiết về thương vụ, với dòng tít “Triệu phú từng muốn mua tháp Eiffel” trở thành chủ nhân khách sạn Nikko.
Khách sạn Nikko (màu đỏ) tọa lạc ngay bên bờ sông Sein, trung tâm Paris (Ảnh: Wiki)
Tờ Les Echos thì nhấn mạnh “Một triệu phú gốc Việt thành chủ nhân khách sạn Nikko bên bờ sông Sein”. Đài phát thanh quốc tế Pháp(RFI) cũng loan báo: “ Khách sạn Nikko giữa Paris về tay doanh nhân Pháp gốc Việt”.
Sở dĩ thương vụ này có sức hút lớn một phần là do đây là khách sạn lớn thứ ba Paris, lại nằm ngay gần tháp Eiffel. Theo Le Monde, với quy mô 764 phòng tiêu chuẩn 4 sao, cao 100m, khách sạn Nikko, mà nay có thương hiệu mới là Novotel Paris Eiffel Tower, chỉ kém hai đàn anh là Le Meridien (1.025 phòng) và Hyatt (950 phòng) về quy mô.
Ngoài ra, báo giới Pháp còn đặc biệt quan tâm tới thương vụ này bởi người đứng đằng sau nó là ông Hoàng Chúc, 71 tuổi, một triệu phú gốc Việt từng suýt chút nữa mua được công ty quản lý tháp Eiffel, biểu tượng của nước Pháp hồi năm ngoái.
Ông Hoàng Chúc là ai?
Là một người giàu có, thành đạt và từng được chính phủ Pháp tặng Bắc đẩu bội tinh, nhưng ông Hoàng Chúc là một người rất kín tiếng và ít xuất hiện trên mặt báo.
Video đang HOT
Ông Hoàng Chúc nằm trong số 200 doanh nhân giàu nhất nước Pháp (Ảnh: Le Monde)
Sinh ra trong một gia đình khá giả có tiếng ở miền Bắc, với tổng cộng 9 anh em, ông Chúc sang Pháp từ năm 1961, khi mới 17 tuổi để theo học tại trường St.Louis, Paris. Sau đó ông đã thi đậu và tốt nghiệp đại học Bách khoa danh giá, nhưng lại quyết định đi theo ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Đến năm 1975 ông nhập quốc tịch Pháp.
Ngày nay, ông Chúc đang nắm trong tay khoảng 40 công ty. Trong đó đáng chú ý nhất là Big Ben Interactive, một nhà phân phối phụ kiện trò chơi điện tử nổi tiếng tại châu Âu, nơi ông sở hữu 19% cổ phần.
Theo đánh giá của tạp chí Challenges, vị doanh nhân 71 tuổi này đang xếp hạng 176 trong số những doanh nhân giàu nhất nước Pháp, với khối tài sản ước tính 290 triệu euro.
Tự nhận xét về mình, ông Chúc cho rằng mình là người thích và thạo việc “xoay chuyển hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp”. Hoạt động đầu tư của ông chủ yếu diễn ra bên ngoài nước Pháp, một phần là vì chính sách thuế kém hấp dẫn tại đây. “Người Mỹ đánh thuế con gà sau khi nó đẻ trứng, còn ở Pháp con gà phải nộp thuế để được đẻ trứng”, ông Chúc ẩn dụ.
Thương vụ lớn đầu tiên ở tuổi 70
Nhận xét về thương vụ 200 triệu euro vừa thực hiện, ông Chúc tin rằng đây là “một thương vụ hời”, nhưng mọi việc vẫn còn ở phía trước.
“Vụ mua lại này mới chỉ là bước khởi đầu. Tôi đã theo đuổi nó suốt 10 năm”, ông Chúc chia sẻ trong lúc ngồi tại nhà hàng có tên Table of Vietnam, tại Paris mà ông sở hữu.
Trước khi tung 200 triệu euro mua lại, ông Chúc đã sở hữu gián tiếp khách sạn trên khi nắm 15% cổ phần tại quỹ đầu tư Effi 1 Invest, đơn vị có nắm cổ phần tại khách sạn Nikko. Năm 2014, khi quỹ này quyết định bán tài sản và giải thể, vị doanh nhân gốc Việt đã nhanh tay nắm lấy thời cơ sở hữu khách sạn lớn thứ ba Paris.
“Có nhiều bên chào giá khác nhưng chúng tôi đã đưa ra mức giá sát nhất”, ông Chúc tiết lộ. Cũng vì mong muốn thâu tóm khách sạn này mà ông đã quyết định rút lui khỏi thương vụ thâu tóm công ty quản lý tháp Eiffel để dồn vốn mua lại Nikko.
Theo tờ Le Monde, đây là thương vụ lớn đầu tiên của nhà đầu tư 71 tuổi này tại Pháp. Dù vậy, vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước đang đợi ông Chúc, bởi hoạt động kinh doanh của khách sạn Nikko đang gặp nhiều khó khăn.
Được xây dựng từ năm 1976 bởi hãng hàng không Japan Airlines, tại quận 15 trung tâm Paris, Nikko chủ yếu đón tiếp phi hành đoàn và khách hàng của hãng hàng không Nhật. Cũng vì vậy, khách sạn này nổi tiếng với nhà hàng phong cách Nhật mang tên Benkay.
Tuy nhiên, hơn chục năm qua, hoạt động kinh doanh tại đây đã gặp trở ngại bởi các công trình xây dựng xung quanh, cũng như hoạt động cải tạo bên trong khách sạn. “Với tất cả những công trình xây dựng đó, cùng tiếng búa đóng cọc, chúng tôi đã phải giảm giá để thu hút khách hàng”, Hoang Nicolas, con trai của ông Chúc, người đang điều hành công ty đầu tư MI29 của gia đình, cho biết.
Các nhân viên của Japan Airlines vẫn là khách hàng thường xuyên tại đây nhưng mức giá thuê phòng họ trả rất thấp. Hệ quả là doanh thu của khách sạn đang rất thấp, chỉ 123 euro/phòng/ngày, “thấp hơn trung bình 30% các khách sạn thuộc cùng phân khúc”, vị chủ sở hữu mới cho biết.
Dù vậy, ông tin tưởng vào sự hợp tác và kinh nghiệm của đối tác quản lý Accor. Hai bên đã ký hợp đồng, theo đó Accor sẽ quản lý Novotel Paris Eiffel Tower trong ít nhất 11 năm. “MI29 sẽ đóng góp về mặt tài chính, cùng với Accor, để tiến hành cải tạo và làm đẹp khách sạn này”.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Le Monde, Les Echos
Microsoft đang tấn công iPhone từ bên trong
Smartphone của Apple ngày càng giống một sản phẩm của Microsoft khi mà người dùng có xu hướng cài ứng dụng từ Microsoft thay cho phần mềm mặc định trên iOS.
Trong một vài năm trở lại đây, chiến lược của Microsoft là mua lại các công ty phát triển ứng dụng di động đình đám. Mới nhất, "gã phần mềm khổng lồ" đã thâu tóm đơn vị phát triển Wunderlist, ứng dụng nhắc nhở công việc được đánh giá rất cao chạy trên cả smartphone và máy tính. Theo Wall Street Journal, mức giá mà Microsoft phải bỏ ra cho thương vụ này từ 100 đến 200 triệu USD.
Microsft đã mua lại công ty phát triển ứng dụng Wunderlist, phần mềm lên lịch, nhắc nhở đa nền tảng.
Hiện nay, Microsoft đang sở hữu ba phần mềm quan trọng, được đông đảo người dùng iPhone cài đặt là Sunrise (ứng dụng lịch tốt nhất), Outlook (ứng dụng email tốt nhất, trước đây là Acompli) và giờ là Wunderlist (ứng dụng lên danh sách, quản lý công việc tốt nhất). Mục tiêu "mua sắm" mà nhà phát triển Windows hướng tới là những phần mềm đình đám trên di động, tuy nhiên game và dịch vụ mạng xã hội không phải là cái đích Microsoft ngắm đến.
Các công ty mà Microsoft mua lại đều có những sản phẩm chất lượng, quan trọng là nó phải nổi trội hơn ứng dụng mặc định được cài trên iPhone. Chẳng hạn Apple có Reminders nhưng nếu so với Wunderlist thì phần mềm mặc định của iPhone thua kém rất nhiều về tính năng. Tương tự với Apple Mail và Apple Calendar, khó có thể so sánh với Sunrise hay Outlook.
Trình email Outlook được đánh giá tốt hơn Apple Mail.
Về phía người dùng, họ sẽ chọn và cài đặt các ứng dụng mà họ thấy là tốt nhất. Chưa kể các phần mềm đều được Microsoft phát hành miễn phí, hỗ trợ đa nền tảng và liên tục có những bản nâng cấp hoàn thiện. Luôn có những giải pháp tốt hơn phần mềm cài mặt định trên iPhone và Microsoft đang từng bước thâu tóm chúng.
Microsoft thay đổi sứ mệnh của mình trong những năm qua đó là mang đến những ứng dụng hiệu quả nhất cho người dùng. Một phần trong kế hoạch là sở hữu tất cả những phần mềm bạn thường xuyên sử dụng nhất trên smartphone, dù sản phẩm này do công ty khác sáng tạo nên. Đến thời điểm này, Microsoft đang là người chiến thắng.
Đình Nam
Theo VNE
Microsoft chưa từ bỏ ý định thâu tóm BlackBerry Ngoài Microsoft, danh sách các công ty tiềm năng đang có ý định mua lại BlackBerry còn có Lenovo, Huawei và Xiaomi. BlackBerry gần như tụt dốc không phanh trong những năm gần đây, mặc dù CEO John Chen đã nỗ lực và thực hiện nhiều thay đổi nhằm vực dậy công ty. BlackBerry Passport - chiếc phablet đầu tiên của hãng gây...