Chân dung đại gia Việt có hành trình khởi nghiệp gian truân, tuổi 74 cưới người vợ thứ 6 kém 54 tuổi gây xôn xao
Sau những biến cố ra tù vào tội lẫn 5 lần đổ vỡ hôn nhân, vị đại gia này vẫn cưới cô vợ thứ 6 kém 55 tuổi khiến nhiều người xôn xao.
Trong số các vị đại gia nức tiếng của Việt Nam thì Đại gia Lê Ân (SN 1938, quê gốc ở Quảng Nam) có lẽ là người có đời tư chìm nổi nhất. Không chỉ nổi danh với khối tài sản khổng lồ, mà ông còn gây chú ý vì số lượng các kiều nữ đi qua đời ông.
Theo đó, ông Lê Ân vốn có tuổi thơ nghèo khổ cơ cực khi sinh ra trong một gia đình đông anh em. Năm 1958, ông bỏ nhà vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước) bắt đầu hành trình mưu sinh đủ nghề để kiếm sống.
Chân dung đại gia Lê Ân
Từ một gã thợ may vỉa hè với gia tài giắt túi là một máy may hiệu Singer đã cũ, ông mở tiệm chuyên về đồ vest với tên gọi Chiến’s Tailor. Vào những năm 50, cửa tiệm của ông trở thành thương hiệu may vest nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn.
Công việc làm ăn phát đạt, tiền đổ về ngày càng nhiều, ông Lê Ân mở rộng làm ăn ở nhiều lĩnh vực khác như: kinh doanh địa ốc, mua trái phiếu, công khố phiếu quốc gia, buôn bán hàng thời trang, dược phẩm,…
Sau những năm tháng lập nghiệp, ông tích góp được khối tài sản khủng
Sự nghiệp thăng hoa giúp ông tích góp được khối tài sản “khủng” nhưng cũng không ít thăng trầm. Theo đó, sự kiện lịch sử Sài Gòn giải phóng đã khiến những thứ ông nắm trong tay trở thành thứ vô giá trị, chẳng khác gì đống rác đổ đi.
Những năm 1980, ông thành lập tiệm vàng Chiến Thành với giấy phép kinh doanh là gia công vàng nữ trang nhưng mỗi đêm, tiệm vàng Chiến Thành lại âm thầm phân kim hàng chục lượng vàng. Chính vì hành vi này mà ông bị bắt và phải đi cải tạo một thời gian.
Vị đại gia từng nhiều lần vào tù ra tội
Video đang HOT
Đến tháng 1/2000, ông lại bị kết án 12 năm tù về tội cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Vũng Tàu, khi đó ông là Chủ tịch HĐQT… Thụ án hơn 5 năm tù, ông được thả tự do trước thời hạn. Sau đó, ông Lê Ân vẫn gây dựng được một sự nghiệp tiếng tăm với việc làm chủ khu du lịch Chí Linh rộng lớn ở Vũng Tàu.
Không chỉ có hành trình khởi nghiệp gian truân, tình duyên của vị đại gia này cũng gặp trắc trở với nhiều đời vợ. Dù có 6 người phụ nữ bên đời, song đến năm 74 tuổi ông mới tìm được bến đỗ viên mãn. Trước đó, 5 bà vợ cũ thì 3 người phụ bạc, lừa hết tài sản ngoảnh mặt khi thấy ông gặp sóng gió.
Ông Lê Ân từng trải qua 6 đời vợ
Theo đó, người vợ đầu tiên của Lê Ân có tên là L, hiện đã gần 80, cả hai có với nhau 5 mặt con. Vào năm 1980, ông đưa vợ con vượt biên trái phép rồi bị bắt ở Bến Tre. Các con được tại ngoại sớm, còn ông Lê Ân phải ở tù cho đến năm 1984.
Trong khi ông Ân đang thụ án thì bà L. bất ngờ đòi ly hôn, gửi đơn vào trại giam cho ông ký với lý do mâu thuẫn gia đình không thể hàn gắn. Tài sản của ông lúc đó bị người vợ này lấy hết sạch.
Người vợ thứ 2 của Lê Ân là một người phụ nữ lai Mỹ. Hai người chung sống được 1 năm, có thêm người con trai thì bà mất tích trong lúc đi làm ăn xa. Sau đó, ông lấy tiếp bà ba, bà tư, bà năm nhưng đều không có con chung với họ.
Trái ngang nhất là cô vợ thứ 3 tên Th. đầy toan tính và thủ đoạn đã lừa hết toàn bộ tiền vàng của ông rồi bỏ trốn. Ông từng tiết lộ, cô vợ này xinh đẹp, học thức, người gốc Bắc. Cả hai sống với nhau được nửa năm, nhưng cô nàng uống thuốc ngừa thai để không có con với ông.
Sau những biến cố tình cảm, ông Lê Ân vẫn quyết định cưới thêm cô vợ thứ sáu ở tuổi 74 vào năm 2012. Đám cưới của cặp đôi đã gây xôn xao dư luận thời bấy giờ. Lê Ân ấn tượng sâu sắc với cô bé thực tập sinh tên Mai Thị Mai vừa xinh đẹp lại thông minh nhanh nhẹn. Vì không thể kìm lòng nên ông đã hỏi cưới, thấy vị đại gia chân thành, nàng đã đồng ý.
Đám cưới của ông chủ Lê Ân và cô nữ sinh kém 55 tuổi rất xa hoa. Sự xuất hiện của loạt siêu xe trị giá hàng chục tỷ đồng nối đuôi nhau khiến người ta phải lác mắt. Chưa hết, lão đại gia còn chơi ngông khi sắm siêu giường cưới 6 tỷ đồng khiến thiên hạ không ngớt “lời ra tiếng vào”.
Đại gia Lê Ân cùng người vợ trẻ
Trải qua những phản bội, đổ vỡ lão đại gia Lê Ân cuối cùng cũng tìm được bến đỗ viên mãn, người vợ toàn tâm toàn ý yêu thương mình.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex nộp khắc phục hơn 580 tỷ đồng
Trước khi bị đưa ra xét xử vì liên quan đến vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội), cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan nộp khắc phục hơn 580 tỷ đồng.
Hôm nay (9/4), TAND TP Hà Nội đưa vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh ra xét xử theo trình sự sơ thẩm.
Thẩm phán Nguyễn Đăng Phong ngồi ghế chủ tọa phiên tòa. Đại diện VKS tham gia phiên tòa có các kiểm sát viên Nguyễn Thanh Lâm, Vũ Thị Anh Đào. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 11/4.
Các bị cáo tại phiên toà sáng nay. Ảnh: TN
Theo cáo trạng, sau khi UBND TP Hà Nội phê duyệt giá khởi điểm để tổ chức đấu giá khu đất dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất phía Đông Nam, thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh), UBND huyện Đông Anh có quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
UBND huyện cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh có trách nhiệm tham mưu UBND huyện lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá khu đất.
Thời điểm đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh đã lựa chọn Công ty hợp danh đấu giá số 5 - Quốc gia là đơn vị tổ chức thực hiện cuộc đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
Để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thuộc dự án trên, bà Nguyễn Thị Loan (cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) đã sử dụng 3 công ty đều do mình điều hành hoạt động để tham gia đấu giá, thống nhất với các bị cáo khác bỏ giá các vòng với số tiền như nhau để được bốc thăm, công ty nào trúng đấu giá thì dự án vẫn của bà Loan.
Kết quả, Công ty CP phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm là nhà đầu tư trúng đấu giá hơn 326 tỷ đồng (tương ứng hơn 20 triệu đồng/m2).
Sau khi có quyết định phê duyệt trúng đấu giá của UBND TP và thông báo nộp tiền sử dụng đất, bà Nguyễn Thị Loan đã chỉ đạo cháu gái là Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm) ký hợp đồng tín dụng vay 350 tỷ đồng tại Ngân hàng VPBank, thế chấp dự án trên và dùng số tiền này để nộp tiền sử dụng đất.
Đến ngày 30/12/2020, Công ty CP phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm đã nộp đủ hơn 392 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Sau khi nhận bàn giao đất, từ ngày 27/1/2021 - 6/8/2021, bà Loan đã phê duyệt cho Công ty CP Bất động sản Belleville Hà Nội bán 21/96 căn biệt thự và liền kề với tổng giá trị hợp đồng là hơn 311 tỷ đồng.
Thời điểm đó, bà Loan bán căn liền kề 3-4 giá hơn 12 tỷ đồng; căn biệt thự giá hơn 22 tỷ đồng, tương ứng khoảng 86,38 triệu đồng/m2).
Kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự chỉ ra rằng, hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 135 tỷ đồng.
Bồi thường khắc phục hậu quả
Ngày 29/10/2021, tại Cơ quan điều tra, bà Nguyễn Thị Loan có đơn đề nghị trả lại dự án trên cho UBND TP Hà Nội. Ngày 18/11/2022, Công ty CP phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm và UBND huyện Đông Anh đã ký Biên bản bàn giao lại toàn bộ hiện trạng diện tích đất, mốc giới khu đất đã được UBND huyện Đông Anh bàn giao ngày 29/1/2021.
Đến nay, bà Loan đã thanh toán các khoản tiền liên quan đến dự án trên với tổng số tiền hơn 580 tỷ đồng. Trong đó, thanh toán, thanh lý hợp đồng, trả lại tiền cho khách hàng đã ký hợp đồng mua bán, hợp đồng đặt cọc và tiền phạt cho khách hàng với tổng số tiền hơn 91 tỷ đồng; thanh toán tiền cho các nhà thầu thi công hạ tầng, ép cọc, tư vấn... tại dự án hơn 79 tỷ đồng; trả nợ tiền gốc và lãi cho VPBank hơn 410 tỷ đồng.
Theo cơ quan chức năng, cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex đã khắc phục toàn bộ hậu quả do hành vi sai phạm gây ra, gia đình bị cáo có công với cách mạng, chồng bị cáo là sỹ quan quân đội đã hy sinh khi đang công tác.
Trước khi phạm tội, bị cáo có thành tích trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của các công ty thuộc Tập đoàn dược phẩm Vimedimex, được các cơ quan, ban ngành tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Đây là tình tiết giảm nhẹ của bị cáo Loan.
Bị đưa ra xét xử cùng cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan còn có các bị cáo:
Nguyễn Quang Hưng (Phó TGĐ Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Thanh Trì, Phó TGĐ Công ty CP Tập đoàn dược phẩm Vimedimex);
Tạ Thị Vân (TGĐ Công ty CP đầu tư bất động sản Bắc Từ Liêm); Nguyễn Xuân Đức (Phó TGĐ Công ty CP đầu tư bất động sản Mỹ Đình, TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex 2);
Nguyễn Thị Diệu Linh (TGĐ Công ty CP tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội - viết tắt là Công ty Vvai); Nguyễn Ngọc Thắng (Phó TGĐ Công ty Vvai); Nguyễn Đức Phương (thẩm định viên Công ty Vvai);
Trần Công Tuyên (Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh); Vương Thị Thu Thủy (chuyên viên Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh);
Bùi Thanh Huyền (nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN&MT TP Hà Nội) và Nguyễn Thị Cẩm Lê (cán bộ Sở TN&MT TP Hà Nội).
Truy tố Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex gây thiệt hại ngân sách hơn 135 tỷ đồng Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Loan (SN 1970, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) cùng đồng phạm trong vụ sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Hồ sơ vụ án hiện đã được chuyển tới TAND TP Hà Nội....