Chân dung cướp biển và chợ đen tiêu thụ chiến lợi phẩm
Một băng cướp biển chuyên thực hiện các vụ cướp ở eo biển Malacca vừa bị bắt thực tế là một băng đảng tội phạm được cầm đầu bởi ông trùm đang ngồi tù.
Ông trùm đang ngồi tù cầm đầu
Một trong những lần gần đây nhất lực lượng an ninh Đông Nam Á bắt giữ được cướp biển khu vực là hồi tháng 9-2011. Khi đó cảnh sát ở Aceh (Indonesia) cho biết đã tóm được bốn tên cướp biển tấn công tàu Singapore KM Galant hồi đầu tháng 9 khi tàu di chuyển ngoài khơi Aceh.
Sau khi tấn công tàu, bọn cướp biển bắt cóc máy trưởng Yayan Jauhari rồi trốn về nơi trú ẩn ở quận Bener Meriah, sau đó liên hệ nhà chức trách đòi tiền chuộc 77.000 USD.
Một nhóm cướp biển Indonesia bị bắt năm 2011 – Ảnh: AP
Chúng là thành viên một băng đảng tội phạm có tổ chức, chuyên thực hiện các vụ cướp ở eo biển Malacca. Kẻ cầm đầu là một ông trùm đang ngồi tù tại nhà ngục Tanjung Gusta ở bắc Sumantra.
Đến ngày 22-9, cảnh sát Indonesia đã bắt sống toàn bộ nhóm này. Khi đó nhà chức trách Indonesia cho biết cả bốn tên đều là người bản xứ ở Đông Aceh.
Chúng là thành viên một băng đảng tội phạm có tổ chức, chuyên thực hiện các vụ cướp ở eo biển Malacca. Kẻ cầm đầu là một ông trùm đang ngồi tù tại nhà ngục Tanjung Gusta ở bắc Sumantra.
Theo Cục Hàng hải quốc tế (IMB) và Tổ chức chống cướp biển châu Á (ReCAAP), sau khi áp sát tàu nhiều giờ, chúng dùng vũ khí khống chế lái tàu và các thủy thủ. Đồng thời nhanh chóng phá hủy các thiết bị trên tàu, trong đó có hệ thống định vị và phương tiện thông tin liên lạc của tàu.
Với mỗi vụ tấn công, ông trùm này nhận 30% giá trị hàng hóa bán được. Các tên cướp biển chia 60% và 10% còn lại được hiến tặng cho các trại trẻ mồ côi trong vùng. Nhưng đó chỉ là một trong số rất nhiều băng đảng đang kiếm chác lớn trên eo biển Malacca và eo biển Singapore.
Trong năm 2013 và 2014, lực lượng an ninh các nước Đông Nam Á hầu như không bắt được tên cướp biển nào. Tuy nhiên các chuyên gia quốc tế đã xác định được mô hình tổ chức tội phạm của bọn chúng.
Cướp biển ở Đông Nam Á tấn công tàu, cướp bóc rồi tẩu thoát – Ảnh: wordpress.com
Video đang HOT
Thông tin tình báo
Theo các chuyên gia IMB và ReCAAP, cướp biển ở Malacca và eo biển Singapore là loại tội phạm có tổ chức cao.
Chúng tấn công tại các khu vực tàu bè đi qua đông đúc nhất, chỉ nhắm lấy những loại hàng hóa đặc thù như nhiên liệu lỏng thay vì đánh cướp lung tung.
Điều đó có nghĩa chúng phải có thông tin tình báo về các con tàu và phải tìm khách mua hàng từ trước, thường là khách hàng quốc tế có sẵn nhiều tiền mặt.
Chúng cũng phải đầu tư lớn như mua tàu chở dầu riêng để chở hàng hóa đánh cướp được. “Rõ ràng đây là bọn tội phạm có tổ chức và có mối quan hệ làm ăn quốc tế – CBC dẫn lời Michael McNicholas thuộc Hãng an ninh hàng hải Phoenix Group – Chúng chuyển dầu lên bờ và tìm các nhà máy lọc dầu sẵn sàng làm ăn phi pháp”.
Chuyên gia Gerry Northwood thuộc Hãng an ninh GoAGT cho biết cướp biển Đông Nam Á đã học hỏi kinh nghiệm hoạt động của hải tặc Nigeria.
Trong những năm gần đây, cướp biển Nigeria liên tục tấn công các tàu chở nhiên liệu tại Tây Phi và ăn cướp dầu. Ông mô tả các vụ tấn công này có tính tổ chức rất cao. Và giờ cướp biển Đông Nam Á cũng đang hành động tương tự.
Trong một số vụ cướp, hải tặc Đông Nam Á lấy được số hàng trị giá lên đến hàng triệu USD. Giới phân tích khẳng định các nhóm cướp biển khu vực phải nhận được thông tin tình báo và tiền tài trợ từ các băng đảng tội phạm ở Singapore và Indonesia thì mới có thể thực hiện những vụ tấn công tầm cỡ như thế.
“Chúng thực hiện nhiều cuộc giao dịch để dễ dàng kiếm được khách hàng từ trước khi có hàng – CNBC dẫn lời chuyên gia Derek Baldwin thuộc Tổ chức IBIS Risk Management Services đánh giá – Nếu tôi biết bạn mua dầu và đã làm ăn với nhau từ trước, tôi sẽ gọi điện cho bạn và nói: Anh có cần mua dầu không, khoảng 10.000 gallon (37.850 lít). Tôi lấy không được nên sẽ bán với giá rất hời”.
Thị trường chợ đen
Vô số tàu di chuyển trên eo biển Singapore – Ảnh: Getty Images
Giá nhiên liệu lỏng đang ở mức cao nên trở thành món hàng béo bở đối với bọn tội phạm có tổ chức. Ước tính 1 tấn dầu chạy tàu thủy có giá lên đến 900 USD trên thị trường.
IMB cho biết tất nhiên bọn cướp biển sẽ không thể bán được nhiên liệu với giá thị trường, bởi cách chúng thu hút người mua là bán hàng với mức giá rẻ hơn hẳn so với thị trường.
Nhưng kể cả bán dầu với giá rẻ bọn cướp biển vẫn kiếm lợi cực lớn bởi “chi phí đầu tư” chúng bỏ ra để cướp dầu trên biển là không đáng kể so với những gì thu lại được. CNBC dẫn lời chuyên gia Pottengal Mukundan của IMB cho biết đây là loại hàng hóa rất khó lần theo dấu vết dù nhà chức trách có nỗ lực đến đâu đi chăng nữa.
Nhà phân tích James Bridger của hãng tư vấn an ninh hàng hải Delex Systems tiết lộ sau khi tấn công tàu, bọn cướp biển vận chuyển dầu vào bờ và bán ra thị trường chợ đen khu vực ở rất nhiều nước.
IMB và ReCAAP khẳng định Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đều là những thị trường tiêu thụ dầu bị đánh cướp trên eo biển Malacca và eo biển Singapore. Giá dầu rất cao ở Singapore đã tạo ra một thị trường chợ đen nhiên liệu cực lớn tại đây.
Các chuyên gia IMB và ReCAAP cho biết để che đậy dấu vết dầu bị đánh cướp trên thị trường, bọn cướp biển thường đưa dầu qua nhiều nhà phân phối trung gian.
Chúng còn dùng thủ đoạn pha trộn dầu cướp được với các sản phẩm dầu khác. IMB cho biết lượng dầu bị pha trộn ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường các nước khu vực. Loại dầu pha trộn này có thể gây ra những vấn đề kinh tế nghiêm trọng, vì có thể hủy hoại động cơ các loại máy móc, tàu thủy…
Theo Tuổi Trẻ
Vì sao eo biển Malacca thành 'thánh địa' cướp biển
Có lẽ đấng sáng tạo đã mắc một sai lầm nhỏ ở eo biển Malacca và biến đây trở thành &'thiên đường' cho những tên cướp biển hoành hành.
Hãy tưởng tượng, dòng hải lưu nằm giữa 2 vùng duyên hải lầy lội của Malaysia và Indonesia. Mỗi bên có những mê cung cây cối, rừng rậm là địa điểm lý tưởng cho cướp biển ẩn nấp, rình rập những con mồi là tàu chở dầu to lớn và chậm chạp.
Tàu tuần tra của đặc nhiệm hải quân Malaysia trong một vụ tấn công cướp biển ở eo Malacca năm 2004
Với chiều rộng gần 900km, nút cổ chai này tiếp nhận 1/3 số lượng vận tải biển trên toàn thế giới. Hàng năm, có khoảng 50.000 tàu di chuyển qua eo Malacca, chờ từ iPad cho đến quần áo, giày dép hay một nửa lượng dầu thô xuất khẩu của cả hành tinh.
Thế nhưng, trên thế giới hiện nay nhiều người chỉ biết đến cướp biển Somali, nhất là khi có rất nhiều bộ phim nổi tiếng nói về nạn cướp bóc của những kẻ máu lạnh trên vùng biển châu Phi này.
Sự thật là, trong 3 năm trở lại đây, số lượng các vụ cướp biển ở Somali đã giảm đến 95%, trong đó năm 2013 chỉ có 7 vụ cướp và tất cả đều thất bại, tờ Global Post của Mỹ cho biết.
Trong khi đó, các vụ cướp ở khu vực Đông Nam Á đang ngày càng gia tăng. Trong năm 2013, đã có 107 vụ tấn công của cướp biển nhằm vào các tàu hàng trong vùng biển Indonesia - quốc gia kiểm soát phần lớn eo Malacca.
Theo Global Post, con số này cho thấy các vụ cướp ở Malacca đã tăng đến 700% chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây.
Đa số các cuộc tấn công ở khu vực này được thực hiện bởi các nhóm cướp biển nhỏ, tuy nhiên công ty bảo hiểm Allianz của Đức đã đưa ra lời cảnh báo có khả năng leo thang thành một loại cướp biển có tổ chức với quy mô lớn hơn.
Ở đâu nguy hiểm hơn?
Trong cuốn sách &'Eo biển Malacca: Cánh cửa hay nắm đấm' xuất bản năm 2003 của mình, sử gia Donald B. Freeman cho biết &'nạn cướp bóc trên biển xuất phát từ những người dân bản địa vốn sinh ra trong nghèo khó và cuộc sống ngư dân ảm đạm'.
Với những người dân ở đây, cướp biển như là chìa khóa để họ đến với những cuộc phiêu lưu, giàu có và danh vọng chứ không phải là tội phạm hình sự.
Bên cạnh đó, nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên với các bờ biển lầy lội, mê cung Malacca dần trở thành nỗi ám ảnh với những người đi biển, họ run sợ mỗi khi đưa tàu di chuyển qua nút thắt này, Freeman viết trong cuốn sách của mình.
Trong thời đại hiện nay, để tránh cướp biển, thuyền trước các tàu hàng phải liên hệ với hải quân bản địa để nhận được hướng dẫn, chỉ đường tránh khỏi các toán cướp biển, hoặc không tránh được thì tìm cách chống đỡ và thoát khỏi chúng.
Lời khuyên tốt nhất dành cho các thuyền trưởng đó là hãy đi thật nhanh, nhanh nhất có thể. Đơn giản là vì cướp biển không có trong tay các tàu công suất lớn, số liệu của Global Post cho thấy chưa có vụ cướp nào mà chúng di chuyển nhanh hơn 18 hải lý/giờ.
Tuy nhiên, điều đó là không thể ở eo biển Malacca.
Ở đây, có quá nhiều tàu và mực nước biển không sâu, vì thế các tàu hàng cỡ lớn di chuyển chậm, biến mình thành miếng mồi ngon cho những tên cướp biển cưỡi xuồng cao tốc. Hiện nay, để tiết kiệm nhiên liệu các tàu chỉ đi với tốc độ 22km/giờ - chậm hơn so với thuyền buồm của thế kỷ 19.
Bên cạnh đó, cướp biển Malacca cũng hoạt động theo cách khác so với Somali. Ở Somali, những tên cướp biển thường tiếp cận tàu sau đó gửi thông điệp đòi tiền chuộc hàng triệu USD.
Trong khi đó, cướp biển Indonesia chỉ đơn giản là &'vào rồi ra', chúng chỉ cướp hàng hóa và các tài sản có giá trị của thủy thủ đoàn.
Năm 2005, tỉ lệ các vụ cướp biển ở Malacca tăng đột biến, đến nỗi công ty bảo hiểm có tiếng Lloyd của Anh phải gọi đây là &'vùng chiến sự'. Quân đội các nước Singapore, Indonesia và Malaysia liên tục tăng cường lượng tàu chiến tuần tra.
Tuy nhiên, theo Global Post nạn cướp biển ở Malacca có thể dễ đối phó hơn so với Somali bằng cách các quốc gia trong khu vực tăng cường hợp tác tuần tra, sẵn sàng trợ giúp cho các tàu hàng nước ngoài.
Theo VTC
Loạt đạn man rợ của những kẻ máu lạnh trên biển Chúng xả loạt đạn vào các nạn nhân tay không tấc sắt, đang trôi dạt dưới biển rồi hả hê cười đùa, giơ điện thoại &'tự sướng' như chuyện thường. Đoạn video xuất hiện trên Youtube lần đầu tiên vào ngày 18/8, trong đó có cảnh 4 người đàn ông đang cố bám vào các mảnh vụn trên mặt biển thì thì bắn...