Chân dung 2 tân Ủy viên Bộ Chính trị
Với việc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Chính trị khóa XI hiện có 16 ủy viên; Ban Bí thư có 11 ủy viên sau khi bầu bổ sung ông Trần Quốc Vượng.
Sáng 11/5, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, sau 10 ngày làm việc khẩn trương, dân chủ, nghiêm túc.
Hội nghị đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc, thống nhất ban hành nhiều nghị quyết, kết luận và quyết định quan trọng, có liên quan chặt chẽ và có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI.
Tại Hội nghị đã bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa XI bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; bầu bổ sung ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI.
Như vậy, sau khi Ban chấp hành Trung ương bầu bổ sung ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ Chính trị khóa XI có 16 ủy viên; Ban Bí thư có 11 Ủy viên sau khi bầu bổ sung ông Trần Quốc Vượng.
2 tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân – Ảnh: VNE
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (59 tuổi, quê Bến Tre) là Thạc sỹ kinh tế; Cử nhân chính trị; Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X và XI, Bí thư Trung ương Đảng khóa XI; đại biểu Quốc hội khóa XII và XIII.
Bà từng là Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại và Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Năm 2007, bà được phê chuẩn làm Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII bà được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội.
Ông Nguyễn Thiện Nhân (60 tuổi, quê Trà Vinh) là Giáo sư kinh tế, Tiến sỹ điều khiển học, Thạc sĩ quản lý cộng đồng; cao cấp lý luận chính trị; Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X và XI, đại biểu Quốc hội khóa X, XII và XIII.
Video đang HOT
Ông là Phó chủ tịch UBND TPHCM trước khi trở thành Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo. Tháng 8/2007, ông được phê chuẩn làm Phó thủ tướng (kiêm Bộ trưởng Giáo dục tới năm 2010) và tiếp tục được phê chuẩn giữ chức vụ này tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 vào tháng 8/2011.
Ông Trần Quốc Vượng (60 tuổi, quê Thái Bình), là Thạc sỹ Luật; Cao cấp lý luận chính trị; Ủy viên Trung ương các khóa X và XI; đại biểu Quốc hội các khóa XII và XIII.
Như vậy, danh sách thành viên Bộ Chính trị khóa XI đã tăng từ 14 lên 16 thành viên:
1. Ông Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944, quê Hà Nội), Tổng bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị khoá X.
2. Ông Trương Tấn Sang (sinh năm 1949, quê Long An), Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, ủy viên Bộ Chính trị khoá X.
3. Ông Nguyễn Tấn Dũng (sinh năm 1949, quê Cà Mau), Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam; ủy viên Bộ Chính trị khoá X.
4. Ông Nguyễn Sinh Hùng (sinh năm 1946, quê Nghệ An), Chủ tịch Quốc hội, ủy viên Bộ Chính trị khoá X.
5. Ông Lê Hồng Anh (sinh năm 1949, quê Kiên Giang), Thường Trực Ban Bí thư; ủy viên Bộ Chính trị khoá X.
6. Ông Phùng Quang Thanh (sinh năm 1949, quê Hà Nội), Bộ trưởng Quốc phòng, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị khoá X.
7. Ông Lê Thanh Hải (sinh năm 1950, quê Tiền Giang), Bí thư Thành ủy TP.HCM, ủy viên Bộ Chính trị khoá X.
8. Ông Tô Huy Rứa (sinh năm 1947, quê Thanh Hóa), Bí thư Trung ương Đảng; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ủy viên Bộ Chính trị khoá X.
9. Ông Phạm Quang Nghị (sinh năm 1949, quê Thanh Hóa), Bí thư Thành ủy Hà Nội, ủy viên Bộ Chính trị khoá X.
10. Ông Trần Đại Quang (sinh năm 1956, quê Ninh Bình), Bộ trưởng Công an.
11. Bà Tòng Thị Phóng (sinh năm 1954, quê Sơn La), Phó Chủ tịch Quốc hội.
12. Ông Ngô Văn Dụ (sinh năm 1947, quê Vĩnh Phúc), Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
13. Ông Đinh Thế Huynh (sinh năm 1953, quê Nam Định), Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
14. Ông Nguyễn Xuân Phúc (sinh năm 1954, quê Quảng Nam), Phó Thủ tướng Chính phủ.
15. Ông Nguyễn Thiện Nhân (sinh năm 1953, quê Trà Vinh), Phó Thủ tướng Chính phủ.
16. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh năm 1954, quê Bến Tre), Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Theo 24h
'Lãnh đạo Ban Nội chính phải dũng cảm'
Theo Trưởng ban Tổ chức trung ương Tô Huy Rứa, việc tái lập Ban Nội chính là yêu cầu khách quan, khẳng định quyết tâm chính trị và được Bộ Chính trị, Ban Bí thư cân nhắc thấu đáo, kỹ lưỡng.
Sáng 5/3, lễ công bố, trao quyết định các phó trưởng ban Ban Nội chính trung ương đã được tổ chức tại Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Quynh, Ủy viên trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức trung ương công bố các quyết định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về việc điều động, phân công công tác đối với những người giữ chức phó trưởng ban Nội chính.
Theo đó, ông Phan Đình Trạc, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa 13 tỉnh Nghệ An thôi tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An để giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính trung ương. Ông Nguyễn Doãn Khánh, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ thôi tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ để giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính.
Ông Phạm Anh Tuấn thôi giữ chức Phó chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, để giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban bí thư và lãnh đạo Ban Tổ chức trung ương, ông Tô Huy Rứa chúc mừng những người được Bộ Chính trị, Ban Bí thư tin tưởng điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Nội chính.
Ông Tô Huy Rứa nhấn mạnh việc tái lập Ban Nội chính trung ương là yêu cầu khách quan, khẳng định quyết tâm chính trị, được Bộ Chính trị, Ban Bí thư cân nhắc thấu đáo, kỹ lưỡng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra và sự mong mỏi của người dân. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính rất lớn, đặt ra yêu cầu rất cao, đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo Ban Nội chính cần phát huy năng lực, kinh nghiệm công tác, nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự dũng cảm, ý chí quyết tâm cao.
Ông Tô Huy Rứa tin tưởng với trách nhiệm mới, các phó trưởng ban cùng Trưởng ban cố gắng hết sức, xây dựng tập thể Ban Nội chính trung ương đoàn kết, vững mạnh, làm tốt công tác tham mưu cho Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư về các chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng.
Cuối năm 2012, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về việc thành lập Ban Nội chính trung ương và Ban Kinh tế trung ương với hai trưởng ban lần lượt là ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ.
Theo VNE
Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Tập đoàn Dầu khí PVN là đơn vị trước tiên mà Ban Kinh tế Trung ương tiến hành làm việc. Nội dung chủ yếu xoay quanh báo cáo kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển tập đoàn này đến năm 2015 và 2025. Đây cũng là buổi làm việc chính thức đầu tiên của ông Vương Đình Huệ trên cương vị Trưởng ban...