Chấn động: Cha mất, bé gái 8 tuổi sang ở với cậu ruột rồi bị xâm hại suốt 13 năm, hơn chục người liên quan với tình tiết gây sốc
Sự việc đang gây ch ấn động dư luận khi nạn nhân đã trở thành nô lệ tình dục của cậu ruột trong suốt 13 năm.
Mới đây, truyền thông Ấn Độ đưa tin, một thiếu nữ 21 tuổi đã gửi đơn khiếu nại vào hôm 1/4 với cáo buộc cậu ruột cùng các thành viên trong gia đình đã biến cô thành nô lệ tình dục.
Nạn nhân cho biết, vào năm 2009, khi cô gái mới 8 tuổi thì người cha đột ngột qua đời. Người mẹ gửi cô đến nhà vợ chồng em trai mình để nhờ họ chăm sóc. Thay vì được nuôi dưỡng và lớn lên trong một môi trường bình thường thì bé gái phải hứng chịu cuộc sống địa ngục.
Theo nạn nhân, cô đã bị cậu ruột tên Desappan xâm hại trong suốt 13 năm. Revathy, người vợ của ông này biết rõ vụ việc nhưng không hề ra tay ngăn cản. Trái lại, Revathy nhiều lần dùng ớt bột xoa vào vùng kín của nạn nhân để trừng phạt cô gái mỗi khi cô kêu khóc.
” Khi nạn nhân cầu cứu mẹ mình thì người mẹ dửng dưng và nói rằng chuyện đó là bình thường. Nạn nhân không còn sống với mẹ nên cô ấy phải tự giải quyết chuyện của mình“, Lalitha, người hỗ trợ nạn nhân nộp đơn khiếu nại lên cảnh sát cho hay.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Khi đang học lớp 8, cô gái đã tìm cách bỏ trốn khỏi nhà nhưng lại bị người mẹ tìm thấy được. Sau đó, cô gái đã bị chính bạn bè của cậu ruột tên là Siva, Srinivasan và Ramesh thay nhau xâm hại. Hậu quả của việc bị lạm dụng tình dục thường xuyên là nạn nhân đã mang thai, chính người mẹ đã đưa con gái đi phá thai.
Cách đây mấy năm, nạn nhân đã tìm kiếm sự giúp đỡ của cảnh sát để có một công việc, thoát khỏi gia đình địa ngục. Tuy nhiên, tại nơi làm việc, cô gái lại bị hai đồng nghiệp nam là Prasanna và Alex xâm hại với sự giúp đỡ của 2 nữ nhân viên làm việc tại đó.
Tới ngày đầu tháng 4 vừa qua, sau 13 năm chịu đựng đủ mọi tủi nhục với bi kịch chất chồng, cô gái mới có đủ can đảm để đứng ra vạch trần mọi việc. Sự việc này đã gây chấn động dư luận Ấn Độ, khiến bao người căm phẫn và xót xa cho số phận đáng thương của cô gái trẻ.
Sau khi cảnh sát can thiệp điều tra vụ việc, họ đã bắt giữ 3 trong số 12 người có liên quan. Những nghi phạm còn lại cảnh sát sẽ tiến hành thẩm vấn, điều tra làm rõ các tình tiết và đòi lại công lý cho cô gái trẻ. Nhiều người dùng mạng đã bày tỏ sự phẫn nộ trước hành vi vô cảm của người mẹ ruột khi bà không thể nào bảo vệ được con gái mình. Họ mong rằng cảnh sát sẽ không để lọt tội phạm và đưa ra hình phạt nghiêm khắc nhất bù đắp những gì nạn nhân đã phải trải qua.
Iran 'hướng Đông' với bước đi gia nhập tổ chức SCO
Iran đã chính thức trở thành thành viên mới của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào ngày 17/9 tại hội nghị tổ chức ở Dushanbe, Tajikistan.
Một người đàn ông Iran đọc tờ nhật báo Etalaat với dòng tít "Iran là thành viên mới của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải" tại Tehran ngày 18/9. Ảnh: AFP
Ngày hôm sau, khi trở về Iran, Tổng thống nước này Ebrahim Raisi tuyên bố: "Đây là một thành công mang tính ngoại giao và chiến lược". Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết quyết định của SCO kết nạp Iran diễn ra ở thời điểm đặc biệt, khi các cuộc đàm phán để Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 vẫn đóng băng.
Vào năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó Donald Trump đã rút nước này khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) - thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các nước trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đồng thời tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên Tehran. Tiếp đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden khẳng định rằng cần có điều kiện tiên quyết là Iran đảm bảo tuân thủ các cam kết thì Mỹ mới cân nhắc về việc tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân.
Năm 2001, SCO được thành lập với 6 thành viên sáng lập gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Nga, Uzbekistan và Tajikistan. Hiện nay, SCO có 8 quốc gia thành viên khi vào năm 2017, Ấn Độ và Pakistan đã góp mặt. Như vậy, Iran là thành viên thứ 9 của SCO.
Iran là một trong 4 thành viên quan sát của SCO và đã đăng ký trở thành thành viên chính thức trong năm 2008. Tuy nhiên, một số thành viên SCO không muốn quốc gia đang chịu lệnh trừng phạt của quốc tế được gia nhập. Năm 2020, một lần nữa Iran thất bại trong việc cố gắng trở thành thành viên của SCO bởi Tajikistan từ chối. Nhưng đến năm 2021, câu chuyện đã khác.
Sau thông tin Iran trở thành thành viên mới của SCO, tờ Javan (Iran) đăng tải bài viết có dòng tít "Iran hội nhập vào thị trường lớn nhất của phương Đông". Một tờ báo khác của Iran là Kayhan lại đăng bài viết có dòng tít: "Chệch hướng các lệnh trừng phạt của phương Tây". Theo quan điểm của tờ Kayhan, "từ bây giờ Iran có thể thực hiện chính sách đa phương hóa của mình, dần dần từ bỏ tầm nhìn chỉ xoay quanh phương Tây và giảm nhẹ các lệnh trừng phạt của phương Tây".
Tờ Etemad đánh giá việc trở thành thành viên của SCO tạo điều kiện để Iran "kết nối với các thị trường" đại diện cho phần lớn dân số thế giới.
Chuyên gia quan hệ quốc tế người Iran Fayaz Zahed nhận xét rằng việc Nga và Trung Quốc bảo trợ Iran trở thành thành viên SCO là bởi họ kỳ vọng vấn đề hạt nhân sẽ được giải quyết. Ông Zahed nhận định với AFP: "Các nước SCO đang nghĩ rằng Iran sẽ tuân thủ các hiệp định quốc tế bởi trước đây các lệnh trừng phạt là trở ngại chính đối với tư cách thành viên của nước này".
Theo ông Zahed, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đều chờ đợi việc nới lỏng các lệnh trừng phạt để họ có thể đầu tư vào Iran. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tư cách thành viên của Iran đã được nhất trí chấp nhận.
Theo Tehran, trong năm tính đến cuối tháng 3/2021, thương mại hai chiều giữa Iran và các thành viên SCO đạt giá trị 28 tỷ USD. Trong đó, riêng Trung Quốc nắm 18,9 tỷ USD.
Ngoài lợi ích kinh tế, Iran cũng nhận thấy cả lợi ích chính trị khi là thành viên của SCO. Tổng thống Raisi nhấn mạnh: "Thế giới đã bước sang một kỷ nguyên mới. Chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa đơn phương đã thất bại. Cán cân quốc tế từ nay nghiêng về chủ nghĩa đa phương và sự phân chia lại quyền lực hướng đến các quốc gia độc lập".
Nhật Bản hối thúc châu Âu phản đối Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật kêu gọi châu Âu lên án hành động hung hăng của Trung Quốc và lo ngại tốc độ phát triển quân sự của Bắc Kinh. "Trung Quốc ngày càng mạnh về chính trị, kinh tế và quân sự. Họ đang tìm cách dùng sức mạnh để đơn phương thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển...