Chấn động Bắc Âu: Mỹ sẽ đặt Patriot tại Thụy Điển
Dù thông tin vụ tàu ngầm lạ xâm nhập Thụy Điển năm 2014 không thực sự rõ ràng nhưng sau sự kiện này, đã có sự chuyển quân sự lớn tại đây.
Động thái của Mỹ
Tướng Fredric Ben Hodges của quân đội Mỹ vừa có cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Thụy Điển TV4 rằng, lực lượng phòng thủ Mỹ đang cân nhắc kế hoạch triển khai một số khẩu đội tên lửa Patriot PAC 3 tại Thụy Điển.
Việc triển khai các tổ hợp phòng không của Mỹ trên lãnh thổ Thụy Điển sẽ được thực hiện khi Mỹ cùng Thụy Điển phối hợp tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn trên lãnh thổ Thụy Điển.
Trong quá trình tập trận, hai bên sẽ xây dựng kế hoạch “chuyển tạm thời các hệ thống phòng không của Mỹ từ các căn cứ quân sự của Mỹ tại châu Âu đến Thụy Điển và ngược lại”, Tướng Fredric Ben Hodges tuyên bố.
Việc triển khai này sẽ cho phép Thụy Điển được các loại vũ khí cần thiết để bảo vệ không phận của mình. Ngoài ra, thông qua việc triển khai này, đây sẽ là lời cảnh báo cho Nga thấy “về những kế hoạch của Mỹ và NATO trong việc bảo vệ không phận các nước trong khu vực biển Baltic”.
Hệ thống Patriot PAC 3 của Mỹ tại Nhật Bản.
Trước khi công khai kế hoạch đưa tên lửa phòng thủ đến sát nách Nga, Mỹ cũng đã không ngần ngại công khai siết chặt Nga bằng vũ khí chiến lược của mình. Hồi giữa năm 2015, Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, nước này đang đàm phán với Mỹ về khả năng cho phép Mỹ đặt nhiều nhà kho quân sự tại nước này.
Theo nguồn tin này, Bộ trưởng Quốc phòng Tomasz Siemoniak Ba Lan đã nhận được cam kết trong chuyến thăm Washington hồi tháng 5/2015 rằng, quyết định về việc triển khai các kho quân nhu và thiết bị quân sự tại Ba Lan sẽ sớm được phía Mỹ thực hiện.
Ông Siemoniak phát biểu trước truyền thông: “Chúng tôi đang thảo luận về triển vọng này với phía Mỹ. Chủ đề này đã được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp gần đây của tôi với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Washington”.
Người đứng đầu Quân đội Ba Lan khẳng định rằng động thái trên sẽ tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Ba Lan và khu vực: “Từ lâu, chúng tôi đã muốn có sự hiện diện quân sự tối đa của quân đội Mỹ tại Ba Lan nói riêng và toàn bộ sườn phía đông của NATO nói chung”.
Theo vị bộ trưởng này, Mỹ đang tính toán một gói biện pháp tổng thể, trong đó có việc triển khai vũ khí hạng nặng tại Ba Lan và các quốc gia khác, như đã làm tại châu Âu, để hỗ trợ việc triển khai binh lính tới khu vực này và sẽ sớm có quyết định về việc đặt các nhà kho quân sự tại Ba Lan.
Theo nhận định của Sputnik, nguyên nhân khiến Mỹ và Ba Lan thảo luận về kế hoạch đồng ý cho Washington triển khai các kho vũ khí tại Ba Lan bởi vì trong hầu hết các đồng minh tại châu Âu, hiện chỉ còn Ba Lan là chưa có sự hiện diện của kho vũ khí chiến lược của Mỹ.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), hiện nay vũ khí hạt nhân chiến thuật được Mỹ triển khai tại Bỉ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Hà Lan.
Video đang HOT
SIPRI dẫn nguồn từ các Trung tâm Kiểm soát vũ khí và nhóm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân ước tính, hiện có khoảng 500 đầu đạn hạt nhân đang được triển khai tại các nước đó. Tuy nhiên, toàn bộ thông tin về số vũ khí này luôn được Mỹ giữ kín.
Chuyển động của Thụy Điển
Sau thông tin tàu ngầm lạ xâm nhập ngoài khơi Thụy Điển hồi tháng 10/2014, Thiếu tướng Tổng Tư lệnh quân đội Thụy Điển Anders Brannstrom, quân đội nước này phải chuẩn bị kỹ càng trước “đối thủ nhiều kinh nghiệm”.
Tài liệu nhắc lại nhu cầu quân đội về “khả năng chiến đấu vũ trang chống lại một đối thủ dày dặn kinh nghiệm”.
Các nước Bắc Âu đã liên tục cắt giảm biên chế quân sự của mình kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Thế nhưng, từ sau khi nhìn thấy tình hình khu vực nóng lên, ngân sách quốc phòng đã yêu cầu tăng thêm 696 triệu USD.
Hồi đầu tháng 1/2016, Thụy Điển đã ký một thỏa thuận song phương với Đan Mạch nhằm tăng cường hợp tác quân sự. “Với việc mở rộng hợp tác quốc phòng, các lực lượng vũ trang Thụy Điển và Đan Mạch sẽ được xem xét điều kiện cho các hợp tác hoạt động cụ thể hơn” – theo tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Thụy Điển.
Trước đó Thụy Điển cũng đã có một thỏa thuận hợp tác quân sự với Phần Lan. Tuy nhiên, Tư lệnh tối cao Michael Byde dường như không đồng ý rằng Thụy Điển đang đối mặt mối đe dọa quân sự.
Được biết, vị thế trung lập về quân sự kéo dài suốt 200 năm qua của Thụy Điển có khả năng chấm dứt khi các chính khách tại quốc gia Bắc Âu này đang thảo luận về việc gia nhập NATO.
Kể từ sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3/2014, dư luận Thụy Điển đã thay đổi từ phản đối mạnh mẽ việc gia nhập NATO sang tỉ lệ cứ 3 người thì có 1 ủng hộ gia nhập.
“Tôi nghĩ do lo ngại mối đe dọa từ Nga cộng với tranh luận về việc lực lượng vũ trang (trong nước) không đủ năng lực đã khiến ngày càng nhiều người Thụy Điển muốn chính phủ gia nhập NATO”, đài phát thanh Thụy Điển dẫn nhận định của ông Ulf Bjereld, giáo sư nghiên cứu khoa học chính trị tại trường Đại học Gothenburg.
Trước đó, ngày 11/12/2014, Thụy Điển đã quyết định áp dụng trở lại phương án sử dụng lính dự bị để tăng cường sức mạnh quân đội, với tuyên bố một trong những lý do của quyết định này là việc “Nga tái vũ trang quân đội” và cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Phát biểu với kênh truyền hình SVT, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist nêu rõ với quyết định này, lực lượng vũ trang có thể tiến hành tập trận bằng những đơn vị quân đội có quân số đầy đủ, tức là năng lực tác chiến sẽ gia tăng.
Theo ông Hultqvist, lực lượng vũ trang Thụy Điển có thể huy động 7.500 công dân nước này, những người từng được huấn luyện quân sự từ năm 2004 – 2011, tham gia các cuộc diễn tập bắt đầu từ cuối năm 2015.
Quyết định của Chính phủ Thụy Điển sẽ có hiệu lực trong 10 năm, đảo ngược quyết định được đưa ra sau cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội hồi năm 2010, theo đó chấm dứt nghĩa vụ quân sự bắt buộc và ngừng việc huy động những người từng là lính nghĩa vụ cũng như những người tình nguyện tham gia chương trình tái huấn luyện bắt buộc.
Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
Chấn động bê bối tình ái của 12 đời Tổng thống Mỹ
Theo The Richest, cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, Abraham Lincoln hay George W.Bush,... đều dính bê bối tình ái chấn động thế giới.
Vụ bê bối tình ái của cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy từng gây chấn động thế giới. Ông John F. Kennedy được cho là có rất nhiều bạn tình, trong đó người tình nổi tiếng nhất của ông là " nữ minh tinh màn bạc" nổi tiếng Marilyn Monroe.
Vụ scandal của cựu Tổng thống Bill Clinton được cho là vụ bê bối tình dục tai tiếng nhất trong lịch sử Nhà Trắng. Mối "quan hệ ngoài luồng" của ông xảy ra vào năm 1995 khi Monica Lewinsky được tuyển vào làm thực tập sinh trong Nhà Trắng.
Vị Tổng thống thứ 15 của nước Mỹ, James Buchanan, dính scandal đồng tính tai tiếng khi bị cho là có quan hệ với người cùng giới William Rufus King. Cựu Tổng thống James Buchana không kết hôn, ông đã sống với "bạn đời" William Rufus King trong suốt một thập kỷ.
Người phụ nữ trong bê bối tình ái của cựu Tổng thống Grover Cleveland là Maria Halpin, một nhân viên bán hàng và trẻ hơn ông rất nhiều.
Cựu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt cũng được xem là một tổng thống đào hoa với nhiều nhân tình vây quanh bao gồm Lucy Mercer, thư ký của vợ, công chúa Marta của Na Uy và Miss LeHand, thư ký riêng của ông.
Vụ bê bối tình ái của cựu Tổng thống Mỹ Warren Harding liên quan đến Carrie Fulton Phillips, một người bạn của vợ ông, và Nan Britton - một người phụ nữ trẻ hơn ông 30 tuổi. Nan Britton và Harding thậm chí còn có với nhau một người con.
Cựu Tổng thống Thomas Jefferson cũng từng khuấy động chính trường Mỹ. Một trong những nhân tình của ông là Sally Hemings, người được cho là có nhiều con với vị cựu Tổng thống này.
Tiếp đến là bê bối của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Theo nhà tiểu sử Kitty Kelley, cựu Tổng thống Ronald Reagan bị cáo buộc cưỡng hiếp một người phụ nữ vào năm 1952. Nạn nhân được cho là Selene Walters, người mà ông Reagan đã gặp trong một hộp đêm ở Hollywood.
Đời sống tình cảm của cựu Tổng thống Mỹ George H.W.Bush (Bush cha) cũng tốn không ít giấy mực của báo giới.
Cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush (Bush con) được cho là liên quan đến vụ bê bối mại dâm đồng tính nam.
Cựu Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower được cho là có mối quan hệ ngoài luồng với tài xế riêng của ông là Kay Summersby.
Cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị dính tin đồn là người đồng tính. Mặc dù vậy, ông vẫn là một trong những Tổng thống Mỹ thành công và nổi tiếng nhất.
Cựu Tổng thống Richard Nixon được cho là có mối quan hệ đồng tính với Charles "Bebe" Rebozo.
Theo_Kiến Thức
Hàng xóm liên thủ trong hội chứng sợ Nga Lấy lý do Nga đang là mối đe dọa trực tiếp, các nước châu Âu chủ động tạo thành liên minh quân sự mới nhằm đối phó với Moscow. Liên minh Theo thông báo ngày 25/1 do liên minh 3 nước là Litva, Ba Lan và Ukraine một lữ đoàn chung của quân đội ba nước này mang tên Litpolukrbrig với số lượng...