Chẩn đoán và xử lý kịp thời khi bị sốt phát ban do bệnh Rubella
Trong các triệu chứng của bệnh Rubella, sốt phát ban là biểu hiện rất phổ biến và thường gặp hàng đầu. Do đó khi nghi ngờ sốt phát ban do bệnh Rubella gây nên, bệnh nhân cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Bệnh Rubella là căn bệnh truyền nhiễm tương đối phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Khi mắc bệnh bệnh nhân có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó sốt phát ban do bệnh Rubella là một trong các biểu hiện thường gặp nhất của bệnh.
Vậy sốt phát ban do bệnh Rubella có đặc điểm như thế nào và nên xử lý như thế nào khi có sốt phát ban xảy ra?
1. Đặc điểm sốt phát ban do bệnh Rubella
Như đã nói, sốt phát ban là biểu hiện thường gặp nhất khi mắc bệnh Rubella. Tình trạng sốt phát ban thường sẽ bắt đầu sau thời gian diễn ra giai đoạn của bệnh (từ 12-23 ngày kể từ khi mầm bệnh xâm nhập cơ thể).
Khi bước vào giai đoạn phát bệnh, bệnh nhân thường sẽ bắt đầu biểu hiện bằng tình trạng sốt. Sốt do bệnh Rubella gây nên thường là sốt ở mức độ nhẹ. Thời gian sốt thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 1-4 ngày. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện phát ban trên da.
Các ban trên da do bệnh Rubella thường sẽ xuất hiện đầu tiên ở khu vực trán và mặt của bệnh nhân, sau đó phát ban lan ra thân mình và các phần còn lại của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp ban mọc không theo quy luật như trên. Khi bắt đầu có phát ban thì sốt do bệnh Rubella cũng bắt đầu giảm dần.
Do có hình thái tương tự với phát ban trong bệnh sởi, nên đôi khi rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, phát ban do bệnh Rubella có đặc điểm là các ban thường ở dạng sẩn nhỏ và có màu sắc sáng hơn so với phát ban trong bệnh sởi.
Phát ban do bệnh Rubella thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 1- 5 ngày sau khi xuất hiện, nhưng phổ biến nhất là tồn tại trong khoảng thời gian 3 ngày. Sau đó ban biến mất, khi ban lặn không để lại vết thâm.
Sốt phát ban do bệnh Rubella là triệu chứng rất thường gặp khi mắc bệnh (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Cùng với sốt phát ban do bệnh Rubella, bệnh còn có thể biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác như sưng hạch, lách to hay đau khớp,…
2. Cần làm gì khi bị sốt phát ban do bệnh Rubella
Do bệnh Rubella chưa có thuốc đặc trị, do đó tất cả các điều trị áp dụng cho bệnh nhân đều là các biện pháp điều trị triệu chứng, trong đó có điều trị sốt phát ban do bệnh Rubella. Điều trị sốt phát ban do bệnh Rubella gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Hạ sốt:
Để hạ sốt cho bệnh nhân sốt phát ban do bệnh Rubella. người bệnh có thể sử dụng phương pháp hạ sốt không dùng thuốc (cởi bỏ quần áo, nằm nơi thoáng mát, lau mát,…) hoặc sử dụng thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C.
Thuốc được khuyến cáo sử dụng để hạ sốt khi bệnh nhân sốt phát ban do bệnh Rubella là paracetamol, tuy nhiên nếu bệnh nhân đáp ứng kém thì có thể sử dụng phối hợp hoặc chuyển đổi thành ibuprofen.
Lưu ý, nếu bệnh xảy ra ở phụ nữ mang thai thì chỉ nên sử dụng paracetamol để hạ sốt, không sử dụng paracetamol bởi gia tăng nguy cơ sảy thai và dị tật thai nhi.
Sử dụng thuốc còn cần biết Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt paracetamol.
- Phát ban:
Khi có biểu hiện phát ban ngoài da, bệnh nhân cần phải được giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh cào gãi và không đắp bất kỳ gì lên vị trí phát ban để tránh nguy cơ bị bội nhiễm. Đồng thời, bệnh nhân bị sốt phát ban do bệnh Rubella cũng không nên tiếp xúc gió lạnh, rất dễ làm bệnh nặng thêm,…
Sốt phát ban còn được biết đến là một trong các biểu hiện phổ biến của bệnh Rubella. Do đó, khi có biểu hiện nghi ngờ sốt phát ban do bệnh Rubella, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng các biện pháp thích hợp giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm
Thời tiết mùa xuân với mưa phùn, nồm, khiến không khí ẩm ướt, nền nhiệt độ ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh phát triển... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh cho bé trong những ngày nồm ẩm kéo dài, cần chăm sóc và phòng bệnh cho bé đúng cách.
Miền Bắc đang bước vào giai đoạn thời tiết đặc trưng của mùa xuân, đó là buổi sáng hay có mưa phùn, buổi trưa ấm áp hơn, nhưng chiều tối lại chuyển lạnh.
Vì vậy trẻ em do sức đề kháng kém rất dễ ốm, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dị ứng với thời tiết. Nền nhiệt độ ẩm thấp còn tạo điều kiện cho các virus gây bệnh đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, thủy đậu, Rubella phát triển gây bệnh.
Hay gặp là chứng cảm cúm, cảm lạnh gây chảy nước mũi, đau họng, ho, đau mỏi các cơ. Nếu không điều trị sớm, virus vào phổi có thể gây suy hô hấp rất nhanh.
Các nấm mốc, vi nấm rất phát triển khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu... rất dễ bị dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp gây bộc phát cơn hen suyễn nếu dị ứng với bụi nhà.
Trời nồm ẩm, nên thực phẩm, thức ăn không bảo quản đúng cách cũng dễ bị ôi thiu, khi trẻ ăn phải sẽ gặp các rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy... Trời nồm, trẻ có thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, khó ngủ hơn, nên sức đề kháng cũng kém hơn và dễ ốm.
Cách tốt nhất để trẻ không bị mắc các bệnh trong mùa nồm là cần có những giải pháp để phòng bệnh đúng cách, bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh trong kiểu thời tiết khó chịu này. Các bậc cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Thực hiện lối sống khoa học
Nên tập cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đúng giờ và đủ giấc. Khuyến khích trẻ tập thể dục hàng ngày, cho trẻ nhỏ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 15 phút mỗi buổi sáng sớm hoặc xế chiều. Vệ sinh cơ thể, tay chân cho trẻ thật sạch sẽ trước và sau mỗi bữa ăn, sau khi đi ra đường về, sau khi đi vệ sinh... Khi trẻ ra khỏi nhà, nên đeo khẩu trang (với trẻ trên 2 tuổi) để phòng bệnh.
Tạo môi trường sống sạch, vệ sinh nhà cửa, giữ sạch môi trường sống cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Các gia đình nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo, sấy thật khô quần áo để tránh tạo điều kiện nấm mốc phát triển. Trong mỗi gia đình, không nên dùng thảm trải nhà. Nếu có thảm thì phải thường xuyên hút ẩm, làm sạch, tránh nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như dị ứng, viêm da.
Để tránh cho trẻ không bị muỗi đốt, làm phiền giấc ngủ của trẻ, các mẹ phải luôn cho bé mặc quần áo dài tay, đặc biệt là vào buổi tối và dùng thuốc chống muỗi trong phòng của trẻ. Ngoài ra, cũng nên thoa kem chống muỗi cho trẻ theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ nhi khoa. Có thể lắp màn chống muỗi chỗ giường ngủ của bé khi bé ngủ hay thiết kế lưới chống muỗi vào cửa sổ và cửa ra vào để tránh muỗi xâm nhập.
Trong tiêt trơi nôm âm, be dê măc cac chưng cam lanh, cam cum.
Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ
Cần giữ ấm bụng cho trẻ. Trẻ bị lạnh bụng dễ gây đau bụng, bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác, hạn chế ra ngoài trời, tiếp xúc với nóng - lạnh đột ngột.
Trẻ vừa ngủ dậy không nên cho trẻ ra ngoài ngay, mặc đủ áo để thích ứng với thời tiết bên ngoài. Nếu xung quanh có người sổ mũi, hắt hơi hay mắc bệnh, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc.
Giữ ấm bàn chân trẻ
Gan bàn chân thường là nơi dễ bị ảnh hưởng khi ở môi trường lạnh, tác động đến hô hấp, tuần hoàn và suy giảm sức khỏe. Hãy cho trẻ đi tất, giày ấm. Trước khi ngủ cần rửa sạch và ngâm chân trong nước ấm, lau khô để ngừa cảm lạnh. Tránh để trẻ bị ướt chân vì mưa lạnh, làm khô ngay để tránh cảm lạnh. Không cho trẻ dầm mưa, không đi chân đất, tắm quá lâu hoặc mặc quần áo ẩm ướt khi trời nồm.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Cần chú ý cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết. Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn đồ tái, sống, sư dung tay đê câm thưc phâm khi ăn. Cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nên cho ăn thêm hoa quả, rau xanh, tránh ăn nhiều chất béo.
Vệ sinh cơ thể bé luôn sạch sẽ
Thường xuyên tắm rửa cho trẻ là bước quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ nhỏ mùa mưa, nồm, đê virus không có cơ hội tấn công bé. Các mẹ cũng nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô để thấm mồ hôi, nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh và luôn sạch sẽ, khô ráo.
Vào ban đêm trẻ hay ra mồ hôi, nên có sẵn vài chiếc khăn mềm thấm nước lau mồ hôi. Lau kỹ nơi ra nhiều mồ hôi nhất như: vùng đầu, lưng, gáy, lòng bàn tay, gan bàn chân. Ngoài ra, các mẹ nên tắm cho trẻ với loại xà phòng hoặc sữa tắm trẻ em có tính sát khuẩn nhẹ hàng ngày để giúp trẻ tránh nhiễm phải các vi khuẩn gây bệnh.
Lưu ý: Cần để ý những sự bất thường của trẻ như ho, sốt cao, phát ban, quấy khóc kéo dài, mọc mụn nước, sổ mũi... để đưa đến ngay các cơ sở y tế điều trị kịp thời. Đặc biệt là phải đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, dúng lịch các loại vắc-xin phòng bệnh theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Dựa vào dấu hiệu bệnh sởi để phân biệt với sốt phát ban, Rubella và thuỷ đậu Dấu hiệu bệnh sởi rất dễ bị nhầm lẫn với Rubella, sốt phát ban hay thuỷ đậu do có những triệu chứng tương tự. Việc tìm hiểu kỹ các dấu hiệu bệnh sởi giúp phát hiện bệnh, điều trị và chăm sóc dễ dàng, hiệu quả hơn. Một trong những căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và bùng phát thành...