Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát bằng cách nào?
Cao huyết áp thứ phát là tình trạng huyết áp tăng cao do ảnh hưởng từ một vấn đề y tế khác. Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát chuyên sâu sẽ giúp phát hiện nguyên nhân gây bệnh. Từ đó người bệnh cũng có cơ hội điều trị khỏi bệnh tăng huyết áp.
Để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát, bước đầu tiên chính là đo trị số huyết áp. Dựa vào kết quả thăm khám đo huyết áp tại các cơ sở y tế, các bác sĩ có thể kết luận bạn có bị tăng huyết áp hay không.
Sau khi đã xác nhận bệnh nhân bị cao huyết áp. Trong quá trình khai thác tiền sử bệnh lý, đánh giá triệu chứng, khám thực thể và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Nếu bệnh nhân có mắc kèm các căn bệnh khác, bác sĩ có cơ sở để nghi ngờ bệnh nhân bị tăng huyết áp thứ phát. Cùng tham khảo quy trình chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát có liên quan đến các căn bệnh phổ biến sau:
1. Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát do chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn tắc nghẽn cơ học lặp đi lặp lại của đường hô hấp trên trong khi ngủ. Nó là 1 yếu tố nguy cơ độc lập của tăng huyết áp. Ít nhất một nửa số bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ bị tăng huyết áp.
Nếu bệnh nhân tăng huyết áp có các triệu chứng đi kèm như:
- Béo phì.
- Ngủ ngáy.
- Phù nề chi dưới.
- Thường tiểu đêm.
Thì bác sĩ cần nghiên cứu sâu hơn về giấc ngủ để đồng thời chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát và chứng ngưng thở khi ngủ. Từ đó xác định các biện phát can thiệp điều chỉnh chính xác.
Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát do chứng ngưng thở khi ngủ. (Ảnh Internet)
Video đang HOT
2. Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát do cường aldosteron
Tăng aldosteron nguyên phát được định nghĩa là vỏ thượng thận sản xuất quá mức aldosterone so với cơ chế điều hòa thông thường của nó. Kết quả là việc giữ lại muối và nước dư thừa gây tăng huyết áp và hạ kali máu.
Khi bệnh nhân cao huyết áp ít đáp ứng với điều trị, kali máu hạ thấp (cho dù chỉ thấp một cách rất vừa phải) thì bác sĩ sẽ nghi ngờ nguyên nhân là cường aldosteron. Do đó, chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát cần được thực hiện để có kết luận chính xác nhất. Để khẳng định bệnh nhân có bị tăng aldosteron không, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định lượng hóc môn renine hoạt huyết tương, aldosteron máu và xét nghiệm nước tiểu.
3. Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát do thận hư
Bệnh nhu mô thận có thể là nguyên nhân hoặc hậu quả của tăng huyết áp. Tổn thương ở thận làm giảm khả năng bài tiết muối và chất lỏng dư thừa khiến huyết áp tăng cao. Huyết áp cao có thể làm xơ vữa động mạch thận, co hẹp mạch máu thận, thậm chí gây ra suy thận. Do đó, một vòng luẩn quẩn làm suy giảm chức năng thận và tăng huyết áp bắt đầu.
Khi bệnh nhân tăng huyết áp có tiền sử bệnh án suy thận, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch. Hoặc có kèm theo các dấu hiệu như:
- Phù nề.
- Tăng nồng độ nitơ urê và creatinin trong máu.
- Protein niệu
Thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm độ thanh thải creatinin và siêu âm thận để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát.
Sàng lọc chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát do thận hư sẽ dựa trên tình trạng mất chức năng vỏ thận (thể hiện bằng nồng độ creatinin huyết thanh tăng và độ thanh thải creatinin giảm). Mặc dù không thể biết được rối loạn chức năng thận là nguyên phát hay thứ phát sau tăng huyết áp. Nhưng nó vẫn có ý nghĩa lớn trong điều trị.
Tích cực điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh nhu mô thận có thể làm hạ huyết áp và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Điều trị sớm cao huyết áp có thể làm giảm tỷ lệ biến chứng thận lâu dài.
Có thể tìm hiểu thêm về Hội chứng thận hư là gì? Điều trị thận hư có khó không?
Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát do các bệnh về thận. (Ảnh Internet)
4. Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát do hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing là tình trạng rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mạn tính hormon glucocorticoid không kiểm soát được. Sự dư thừa hormon chuyển hóa muối nước mineralocorticoid của glucocorticoid có thể gây tăng huyết áp.
Khi bệnh nhân tăng huyết áp có kèm theo các triệu chứng như:
- Tăng cân, béo phì.
- Mệt mỏi.
- Suy nhược.
- Rậm lông.
- Vô kinh.
- Bướu ở lưng.
- Vân mạch tím.
- Hạ kali máu
Thì bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát có phải do hội chứng Cushing gây ra hay không. Chẩn đoán được kiểm tra tốt nhất bằng xét nghiệm ức chế dexamethasone.
5. Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát do tác dụng phụ của thuốc
Nhiều loại thuốc kê đơn và không kê đơn có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh tăng huyết áp. Ví dụ như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm cân, thuốc tránh thai, thuốc có chứa các chất kích thích,…..
Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tăng huyết áp do ảnh hưởng của thuốc. Bác sĩ sẽ yêu cầu chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát bằng cách đo lại huyết áp sau khi ngưng thuốc một khoảng thời gian vừa đủ. Hoặc dùng thử thuốc nếu có thể.
Dấu hiệu bệnh khôn lường thể hiện trên khuôn mặt bạn
Việc gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn sức khỏe thường hiệu quả hơn nhiều so với tư vấn từ xa, bởi có những dấu hiệu mà bác sĩ có thể đọc được qua khuôn mặt của bạn.
Da hoặc môi khô và bong tróc: Đây là dấu hiệu thường thấy ở người bị mất nước, thiếu nước; nhưng cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới tuyến mồ hôi, như chứng suy giáp hoặc bệnh tiểu đường.
Lông mặt mọc nhiều: Lông mặt không mong muốn ở khu vực quai hàm, cằm và môi trên có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), một dạng mất cân bằng nội tiết, khiến các hàm lượng hormone nam tăng vọt.
Các chấm vàng, mềm trên mí mắt: Các ban vàng mí mắt chứa đầy cholesterol này cho thấy bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.
Bọng mắt và quầng thâm: Những đôi mắt lờ đờ, mệt mỏi có thể là dấu hiệu của các chứng dị ứng mãn tính. Các bệnh lý này khiến các mạch máu nở rộng và vỡ ra, gây sưng phù và thâm quầng vùng da nhạy cảm dưới mắt. Bệnh suy giáp và chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng này.
Hai bên mặt không đối xứng: Mặt không cân xứng có thể là dấu hiệu ban đầu của một cơn đột quỵ. Người bệnh sẽ cảm thấy tê dại một bên mặt, khó cười nói, kèm theo các triệu chứng như thị lực mờ nhòe và vô lực chân tay.
Da đổi màu: Những thay đổi nhỏ nhất của màu da cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khó lường. Da nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của thiếu máu, da vàng - bệnh về gan, môi và móng tay xanh - bệnh về tim hoặc phổi.
Nổi mẩn và sưng đỏ: Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể biểu hiện trên làn da. Các cụm nổi mẩn trên da có thể là dấu hiệu của bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten). Mẩn đỏ nổi thành hình cánh bướm trên má và sống mũi có thể là dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ.
Rụng tóc: Rụng lông mi hoặc lông mày đi kèm với rụng tóc có thể là dấu hiệu của chứng rụng tóc từng vùng, một bệnh tự miễn tấn công các nang tóc.
Mụn ruồi mới: Mụn ruồi mới mọc thường không phải là điều đáng lo. Nhưng để yên tâm hơn, bạn có thể đi kiểm tra da liễu mỗi lần có mụn ruồi mới mọc để xem đó có phải là dấu hiệu của ung thư da hay các bệnh về cơ quan nội tạng hay không./.
Người có gan không khỏe thường gặp những vấn đề này lúc ngủ Nếu coi cơ thể con người là một ngôi nhà tổng thể thì gan chính là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các chất độc hại xâm nhập qua đường tiêu hóa. Chuột rút bắp chân Theo Đông y, gan điều hòa gân cốt. Do đó, nếu chất độc trong gan tăng lên sẽ dễ gây đau nhức vùng lưng dưới,...