Chẩn đoán bệnh qua âm thanh trong cơ thể
Âm thanh phát ra từ bên trong cơ thể hầu hết là những cảnh báo của cơ quan nội tạng về tình trạng sức khỏe của bạn, theo Prevention.
Bị ù tai thường xuyên có thể bạn đang bị nhiễm trùng tai – Ảnh: Shutterstock
Những âm thanh này thường là kết quả của một trong ba nguyên nhân: trật khớp, bong bóng khí trong chất lỏng hoạt dịch, hoặc khớp di chuyển hơi chệch hướng, theo ông David Geier, giám đốc y học thể thao tại Đại học Y Nam Carolina (Mỹ).
Tiếng động phát ra từ dạ dày
Giữa các bữa ăn, đường tiêu hóa của bạn làm việc cực lực, co thắt thường tạo ra tiếng ồn mỗi vài giờ để quét các thức ăn còn sót lại, theo ông William Chey, tổng biên tập của tạp chí Gastroenterology (Dạ dày ruột) của Mỹ.
Video đang HOT
Hãy đến bệnh viện nếu ruột làm việc ồn ào kèm với sưng và đau, đặc biệt là nếu bạn nghe tiếng bì bõm khi ấn vào bụng. Trong trường hợp rất hiếm xảy ra, ruột của bạn có thể bị tắt nghẽn và cần được phẫu thuật.
Ngủ ngáy vào ban đêm
Để giảm chứng ngáy ngủ vào ban đêm, bạn nên dùng thuốc xịt thông mũi hoặc giảm cân, bà Stacey Ishman, giáo sư tai mũi họng tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ).
Đi bác sĩ nếu thấy mình thở hổn hển vào ban đêm, thức dậy vã mồ hôi, hoặc cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Bạn có thể có chứng ngưng thở khi ngủ, gây cản trở luồng không khí và làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường và đột quỵ.
Nếu tiếng ồn to và rõ, có thể do sụn hàm trên và dưới không thẳng hàng, theo ông James Van Ess, trợ lý giáo sư về phẫu thuật miệng và hàm mặt tại Viện lâm sàng Mayo Clinic (Mỹ). Bác sĩ sẽ cho bạn mang nẹp miệng để hạn chế sức căng lên hàm, vì nếu càng căng hàm thì có thể dẫn đến suy thoái và đau khớp thái dương. Ngoài ra, tránh nhai kẹo cao su và các loại thực phẩm dai.
Ù tai
Tiếng ù tai thường là do bộ não của bạn hiểu sai tín hiệu, theo bà Samuel Selesnick, phó chủ tịch của khoa tai mũi họng tại Trường đại học Y Weill Cornell (Mỹ). Ù tai liên tục và chỉ ở một bên tai có thể báo hiệu rối loạn nhiễm trùng hoặc bên trong tai. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp này đều không có nguyên nhân, do đó, thường không có thuốc chữa, bà Selesnick nói. Bác sĩ có thể tư vấn hoặc đưa ra các biện pháp để giúp bạn sống với tiếng ồn.
Nghe tiếng tim đập ở tai
Theo ông David J. Eisenman, giáo sư khoa tai mũi họng-phẫu thuật đầu và cổ tại trường Y thuộc Đại học Maryland (Mỹ), lưu lượng máu có thể là nguyên nhân làm cho bạn nghe tiếng tim đập ở tai. Các nguyên nhân phổ biến nhất của âm thanh bất thường này phát sinh từ sự bất thường ở các tĩnh mạch rất lớn đưa máu từ não xuống đến tim và rồi đi qua tai. Eisenman nói, nếu bạn đang có triệu chứng này kèm phình ở tĩnh mạch, hoặc mạch máu làm cho lưu lượng máu của bạn lớn hơn hoặc bất thường. Những trường hợp này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh có ảnh hưởng đến kiểm soát cơ bắp, chẳng hạn như bệnh Parkinson. Trong trường hợp khác, tiếng lách cách này có thể được gây ra bởi sụn tuyến giáp dư thừa và có thể được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Ngáy nguy hiểm hơn bạn tưởng
Cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi ngay cả sau khi ngủ 7 - 8 tiếng đồng hồ, rất có thể bạn là nạn nhân của chứng ngủ ngáy.
Ảnh: Shutterstock
Ngáy chính là dấu hiệu điển hình nhất của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Theo các chuyên gia y tế, hội chứng này là rối loạn đặc trưng bởi sự ngưng thở hoàn toàn khoảng 10 - 30 giây trong khi ngủ và nhiều hơn 30 lần/đêm, dẫn tới tình trạng thiếu ô xy máu. Ở vùng hầu họng có các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở (lưỡi, amidan, khẩu cái mềm, lưỡi gà) được các cơ vận động vùng hầu họng nâng đỡ. Khi ngủ các cơ này giãn ra làm hẹp đường thở - sự tắc nghẽn này sẽ khiến sự di chuyển của không khí ngừng lại và làm cho lượng
ô xy trong máu bị thiếu hụt, khiến não phát ra tín hiệu đánh thức bạn dậy. Lúc đó, các cơ ở họng co lại làm đường thở nới rộng ra giúp đường thở được lưu thông. Sau một khoảng thời gian, giấc ngủ sâu hơn, các cơ lại giãn và gây hẹp đường thở. Cứ như vậy lặp lại nhiều lần trong suốt thời gian ngủ. Thông thường chúng ta không nhớ lúc thức dậy, nhưng nhiều lần như vậy sẽ khiến giấc ngủ bị xáo trộn.
Nghiên cứu cho thấy 37 - 48% người mắc bệnh béo phì và tiểu đường bị tắc nghẽn đường thở khi ngủ. Nếu không được điều trị, ngưng thở khi ngủ có thể gây đột quỵ, đau tim, liệt, ung thư và thậm chí tử vong đột ngột. Theo thông tin trên trang Healthmeup, ngưng thở khi ngủ làm giảm ô xy máu và tăng khí CO2, tình trạng này sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở khi ngủ có 30% nguy cơ bị đau tim và khả năng bị đột quỵ cao gấp 3 lần so với người bình thường. Thậm chí, do hơi thở đột ngột dừng lại có thể dẫn tới tử vong.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
Cảnh báo sức khỏe qua tiếng ồn trong cơ thể Những tiếng động bên trong cơ thể phát ra hầu hết là bình thường, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể là tiếng chuông báo động cho sức khỏe, theo tiến sĩ Kurt Hafer, làm việc tại Trường Y khoa Stanford (Mỹ). Tiếng ù tai kèm đau hoặc chóng mặt có thể do nhiễm trùng tai hoặc thần kinh - Ảnh:...