Chân dài đua sắc tranh Miss SLNA
Sau lần đầu tiên diễn ra thành công, cuộc thi “ Miss SLNA” lại tiếp tục được các CĐV đội bóng SLNA tổ chức.
Hội CĐV SLNA là hội CĐV lớn nhất cả nước, có tổ chức khá quy củ, chặt chẽ và chuyên nghiệp. Những CĐV xứ Nghệ luôn tự hào rằng mình là lực lượng CĐV đông đảo nhất và luôn có rất nhiều những hoạt động ý nghĩa, đa đạng để cổ vũ cho đội bóng quê hương mình.
Sau lần đầu tiên diễn ra khá thành công vào năm ngoái, năm nay, cuộc thi “Miss SLNA” lại diễn ra. Toàn bộ ý tưởng, nội dung, lên kế hoạch thực hiện, các vấn đề về tổ chức, tài trợ đều do các thành viên Hội CĐV SLNA thực hiện.
Cuộc thi hội tụ những cô gái năng động có niềm đam mê với bóng đá và đặc biệt là tình yêu đối với đội bóng SLNA
Đối tượng tham dự là các bạn nữ trên 16 tuổi, không phân biệt quê quán, không phải là người Nghệ An nhưng có tình cảm với đội bóng SLNA đều có thể đăng kí tham dự. Cuộc thi sẽ có 2 vòng, vòng loại là vòng bình chọn ảnh của các thí sinh đăng kí tham dự, chọn 10 thí sinh đẹp nhất, được bình chọn nhiều nhất lọt vào vòng chung kết. Đêm chung kết sẽ diễn ra tại TP HCM.
Cơ cấu giải thưởng khá đa dạng, dù chỉ là một cuộc thi sắc đẹp của Hội CĐV nhưng ngoài giải Hoa khôi, Á khôi 1, Á khôi 2, còn có các giải Miss áo dài, Miss thân thiện, Miss tài năng, Miss trang phục thể thao. Trong thành phần Ban giám khảo, đồng hành cùng các thí sinh là hot-girl Khánh Chi, cũng là một người con của xứ Nghệ.
Video đang HOT
Cao Vân Thảo (Sinh viên năm 3 khoa Quản trị kinh doanh trường Melior Business) Miss SLNA 2012
BTC cuộc thi đã phải chia thí sinh tham dự theo khu vực, gồm 4 khu vực là FC Hà Nội, FC Đà Nẵng, FC Vinh và FC phía Nam, bởi CĐV SLNA là rất đông đảo, có mặt trên khắp tỉnh thành cả nước.
Ngay sau khi cuộc thi được phát động, đã có rất nhiều thí sinh, là các gương mặt nữ xinh đẹp và cá tính đăng kí tham dự.
Theo TTVN
Ô danh CĐV Sông Lam Nghệ An
Không chỉ làm náo động trung tâm Sài Gòn trước trận đấu, các CĐV xứ Nghệ còn khiến lực lượng an ninh sân Thống Nhất phải dùng đến vòi rồng để dập lửa trên khán đài trong trận Sài Gòn FC - Sông Lam Nghệ An (SLNA) tối 19-4.
Lực lượng an ninh xịt nước lên khán đài để dập lửa sau trận đấu - Ảnh: N.K.
Sáng 20-4, nhiều bạn đọc đã bày tỏ với Tuổi Trẻ thái độ bức xúc trước các hành vi của CĐV Sông Lam.
CĐV Sông Lam hãy xin lỗi người dân TP.HCM
Việc các CĐV SLNA quậy phá khiến các diễn đàn bóng đá, đặc biệt là trên Tuổi Trẻ Online, nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt. Có CĐV SLNA cho rằng: "Thử tưởng tượng không có CĐV của Nghệ An hay Hải Phòng thì bóng đá VN tẻ nhạt đến mấy! Bóng đá là phải cuồng nhiệt, thậm chí điên khùng, quá khích!". Nhiều bạn đọc đã phản ứng trước ý kiến này. Bạn đọc Linh Nga đánh giá: "Việc quậy từ trung tâm Sài Gòn vào sân Thống Nhất đã làm mất hình ảnh CĐV SLNA. Dù đó không phải là tất cả, nhưng bao nhiêu CĐV đó cũng đủ làm ô danh CĐV SLNA".
Ngay CĐV SLNA cũng bức xúc. Một CĐV viết: "Là người Nghệ An, là CĐV trung thành của SLNA nhưng buồn cho hội CĐV ở TP.HCM. Các bạn đã làm hổ danh con người xứ Nghệ. Đi theo đội hình hò reo thì chấp nhận được, còn đốt pháo sáng, vượt đèn đỏ, bất chấp luật giao thông thì thật vô văn hóa. Tôi đề nghị hội CĐV SLNA hãy thay mặt chúng tôi lên tiếng xin lỗi người dân TP.HCM".
CĐV Nguyễn Thanh Tùng, người đốt pháo sáng trong cuộc diễu hành trước trận đấu, nói: "Ở miền Trung, việc đi diễu hành trước trận đấu để khuấy động không khí là điều bình thường. Nhưng việc diễu hành dàn hàng ngang hay có người vượt đèn đỏ thì không chấp nhận được. Tuy nhiên bóng đá phải du di một chút. Còn việc đốt lửa trong trận đấu, chúng tôi không thể quản lý hết được hơn 3.000 con người trên khán đài do không phải ai cũng là hội viên chính thức của hội CĐV SLNA. Ở khu vực chính của hội, chúng tôi không hề đốt lửa. Tuy nhiên, những gì xảy ra cũng ảnh hưởng nhiều đến hội CĐV SLNA".
Chủ tịch hội CĐV SLNA phía Nam, anh Phan Đình Tuệ, cho biết sáng 20-4 anh nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của các CĐV SLNA khắp nơi. Họ phẫn nộ trước những hình ảnh xấu xí mà CĐV SLNA phía Nam gây ra. Anh nói: "Tôi không tham gia đoàn diễu hành mà chỉ đến sân xem trận đấu. Tuy nhiên, tôi cũng rời sân 10 phút trước khi trận đấu kết thúc để bay đi Buôn Ma Thuột công tác. Ở việc diễu hành vi phạm pháp luật, tôi sẽ kiểm tra lại. Nếu đúng có việc đó, tôi sẽ can thiệp không cho tổ chức diễu hành trước trận đấu nữa trong thời gian tới. Còn những gì diễn ra trên sân, chúng tôi không thể quản lý hết được do CĐV quá đông và có những người quá khích không nằm trong hội quậy phá, đốt lửa".
"Quậy" từ ngoài đường đến trong sân
Diễn biến sự việc ngày 19-4, tuy 17g trận đấu mới diễn ra nhưng từ 13g30, hơn 300 CĐV SLNA đã tụ tập trước cổng Thảo cầm viên ở đường Lê Duẩn (Q.1) để bắt đầu diễu hành.
Sẽ không có gì đáng nói nếu họ không dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ, đốt pháo sáng, bấm còi inh ỏi và hô hào cổ động đội nhà suốt cuộc diễu hành. Đáng nói hơn, khi đến khu vực nhà thờ Đức Bà, hơn 300 CĐV này cho xe dừng lại, đốt pháo sáng, đứng lên xe reo hò gây sự chú ý của người đi đường làm kẹt xe.
Diễn biến sau đó trên sân Thống Nhất - nơi có hơn 3.000 CĐV SLNA ngồi gần kín khán đài D - càng tệ hơn khi họ nhiều lần hô vang "Trọng tài bán độ" để phản ứng trọng tài chính Phùng Đình Dũng không cho SLNA hưởng quả phạt 11m ở phút 57 và đốt giấy trên khán đài. Khi lực lượng an ninh dùng bình chữa cháy dập lửa và truy bắt người đốt, các CĐV SLNA lập tức tạo vòng vây giúp đối tượng chạy thoát. Thậm chí khi cảnh sát cơ động tìm bắt được người đốt lửa, nhiều CĐV SLNA sẵn sàng gây hấn nhằm giải thoát cho người này.
Lo ngại sự cố, ngay khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu, xe chữa cháy được điều vào sát khán đài D nhằm ứng phó. Điều này không thừa bởi 10 phút sau khi trận đấu kết thúc, các CĐV SLNA vẫn nán lại trên khán đài hò reo ăn mừng và tiếp tục gom giấy báo đốt khiến lực lượng an ninh phải dùng đến vòi rồng để phun nước dập lửa làm các CĐV SLNA chạy tán loạn.
Theo Bưu Điện Việt Nam