Chấn chỉnh việc xét tuyển nhân sự cử du học
Nhằm đào tạo nguồn nhân lực, thời gian qua, các tỉnh thành trong nước quan tâm chi ngân sách cử cán bộ, công chức đưa đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.
Ảnh minh họa
Đã có nhiều người du học thành tài, trở về phục vụ địa phương, phát huy tốt năng lực; song cũng có một số trường hợp bỏ cơ quan được phân công trước thời hạn quy định, hoặc đi làm nơi khác, không về phục vụ địa phương, thậm chí ở lại nước ngoài.
Từ những sự việc như vậy, cho thấy cần phải chấn chỉnh việc xét tuyển nhân sự cử du học, không thể để ngân sách chắt chiu phải bị hoang phí. Việc cần làm trước hết là kiểm tra vì sao có người được chi ngân sách cử đi đào tạo ở nước ngoài lại không trở về phục vụ địa phương.
Video đang HOT
Có nhiều nguyên do, như: có chủ ý lợi dụng việc được cử đi học để tìm cơ hội định cư nước ngoài; có nguyện vọng được đi đào tạo nhưng được cử đi học không đúng ngành nghề yêu thích hoặc không đúng năng lực, nên chán nản bỏ học, tìm việc khác; công việc và vị trí được phân công sau khi học thành tài không phù hợp, không phát huy được kiến thức đã trang bị, nên chuyển đi làm nơi khác thu nhập cao hơn, vị trí cao hơn…
Một số khác thì lấy lý do lập gia đình hoặc xin ở lại học tiếp để không trở về phục vụ địa phương như cam kết. Thực chất đó chỉ là những lý do ngụy biện, thiếu trách nhiệm với địa phương chi kinh phí cho mình du học, không giữ lời cam kết, che đậy cho việc chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Không thể nói rằng địa phương và đất nước không trọng dụng mình, vì chính việc mình được chi ngân sách cử đi học đã thể hiện sự rất tin cậy, kỳ vọng và trọng dụng.
Để không tiếp diễn những trường hợp được cử đi học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước lại không về, cần xét tuyển sàng lọc cẩn trọng, không tuyển những trường hợp không đúng chuyên môn và không đảm bảo là những cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Không xét theo diện con cán bộ, mà nên xét về năng lực, phẩm chất, quá trình rèn luyện phấn đấu của bản thân.
Cần có quy định pháp luật để mọi trường hợp không thực hiện cam kết phải bị chế tài bồi thường. Đối với các trường hợp con cán bộ được cử đi học rồi không trở về phục vụ, cũng cần kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm cán bộ đó. Một biện pháp quan trọng là khi cử đi đào tạo ở nước ngoài cần có tổ chức quản lý chu đáo, bồi dưỡng ý thức chính trị, nhận thức trách nhiệm.
MINH THANH quận 8, TPHCM
Theo sggp
Con của lãnh đạo ở Quảng Ngãi không về địa phương sau khi du học
Con của Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tài chính, du học nhưng không về tỉnh làm việc và bị buộc hoàn trả gấp đôi chi phí ngân sách
Ảnh minh họa
Ngày 9/12, lãnh đạo Sở Nội vụ Quảng Ngãi xác nhận 4 trường hợp du học nước ngoài nhưng không về làm việc tại tỉnh và bị buộc phải hoàn trả gấp đôi chi phí ngân sách đã chi với tổng số tiền khoảng 9 tỷ đồng.
Bốn người này là con của nguyên Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy (vừa nghỉ hưu), Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh và Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi.
Lãnh đạo Sở Nội vụ Quảng Ngãi cho hay theo quy định, du học sinh sau khi tốt nghiệp 12 tháng nếu không về trình diện và làm việc tại tỉnh mới bị xử lý.
Qua kiểm tra, đối chiếu thì bốn trường hợp này đã vượt quá thời hạn không về tỉnh công tác nên bị buộc phải hoàn trả gấp đôi tiền ngân sách đã chi trả. Trong số này có con của Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi đang làm việc ở TP.HCM, ba trường hợp khác vẫn ở nước ngoài.
Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi nói con trai có học bổng nên Nhà nước chỉ chi trả khoảng 700 triệu đồng. "Sau khi tốt nghiệp về nước, cháu vào TP.HCM tìm việc. Do vậy, tôi chấp nhận bồi hoàn lại tiền ngân sách cho tỉnh", Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi nói.
Theo Zing
Con trai GS Hoàng Tụy: Nhớ Ba - người cha, người thầy, đồng nghiệp GS Hoàng Dương Tuấn (ĐH Công nghệ Sydney, Úc) đã gửi đến Tuổi Trẻ đôi dòng cảm xúc về cha - GS Hoàng Tụy - nhân dịp 92 năm sinh nhật GS Hoàng Tụy (7-12). Ảnh chụp GS Hoàng Tụy và gia đình GS Hoàng Dương Tuấn tại Nagoya (Nhật Bản) năm 2002, khi GS Hoàng Tụy sang thăm cháu gái - Ảnh:...