Chấn chỉnh việc đào tạo bác sĩ theo địa chỉ
Nhiều bác sĩ ở bệnh viện công xin nghỉ việc sau khi kết thúc chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn để nhận lời làm việc từ các cơ sở y tế tư nhân với mức lương cao
Từ vụ Chánh Văn phòng Sở Y tế tỉnh Tiền Giang bị khởi tố, bắt giam vì có hành vi nhận hối lộ từ người nhà một bác sĩ (BS) được đào tạo theo địa chỉ nhưng khi học xong thì muốn bồi thường kinh phí đào tạo, cho thấy việc đào tạo theo hình thức này đến lúc cần chấn chỉnh.
Theo chồng, bỏ cam kết
Theo Sở Y tế tỉnh Cà Mau, từ năm 2015 đến nay, ngành y tế tỉnh này có khoảng 150 BS nghỉ việc ở bệnh viện công.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau, cho biết trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều trường hợp BS thuộc diện đào tạo theo địa chỉ làm việc tại các bệnh viện công xin nghỉ việc. Những trường hợp này sẵn sàng bồi thường chi phí đào tạo để được tự chọn chỗ làm mới. “Do thu nhập của BS ở các bệnh viện công và các cơ sở y tế tư nhân chênh lệch rất lớn. Mỗi tháng một BS dạng hợp đồng chưa vào công chức chỉ nhận khoảng 3 triệu đồng, còn ở cơ sở y tế tư nhân thì được khoảng 20 triệu đồng. Đây là vấn đề nan giải để giữ chân BS của các bệnh viện công” – ông Dũng nêu thực trạng.
Video đang HOT
Mới đây, tại Bệnh viện Đa khoa TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) có 2 BS xin nghỉ việc dù được cơ quan chủ quản thông báo là “không giải quyết cho nghỉ vì được UBND tỉnh cử đi học theo diện đào tạo theo địa chỉ sử dụng, có cam kết phục vụ lâu dài sau khi tốt nghiệp ra trường”. Tuy nhiên, 2 BS này tự ý bỏ việc, sẵn sàng bồi thường chi phí đào tạo.
Tại Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời cũng có 2 BS tự ý bỏ việc. Ngoài ra, một số BS ở bệnh viện công trong quá trình đi học nâng cao chuyên môn ở TP HCM đã được các bệnh viện, phòng khám nơi đây mời làm việc với mức lương cao và trang thiết bị hiện đại, cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều BS nghỉ việc trong thời gian qua.
Trong năm 2020, Sở Y tế tỉnh Trà Vinh đã có thông báo xét tuyển viên chức đối với đối tượng đào tạo theo chế độ cử tuyển, địa chỉ sử dụng và BS chính quy với số lượng 98 chỉ tiêu nhưng đến nay một số vị trí vẫn chưa tuyển được. Theo BS Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh, sở tổ chức thi vòng sơ tuyển cho những trường hợp đã kết thúc chương trình đào tạo nhưng có một vài vị trí vẫn chưa tuyển được nên sở đang xin ý kiến Sở Nội vụ tổ chức thi tuyển một lần nữa. “Cũng có trường hợp không về địa phương công tác theo sự phân công. Đối với BS nữ, khi học xong thì gửi đơn đến Sở Y tế xin nghỉ vì… theo chồng. Những trường hợp này, chúng tôi tiếp nhận đơn và gửi Sở Nội vụ để trình UBND tỉnh xem xét.
Bị can Nguyễn Văn Nguyện nghe cơ quan điều tra đọc lệnh khởi tố, bắt giam. Ảnh: MINH SƠN
Giữ bằng tốt nghiệp để giữ chân
Để khắc phục tình trạng phá vỡ cam kết trong hợp đồng đào tạo, theo ông Nguyễn Văn Dũng, sở sẽ tạo môi trường làm việc cho cán bộ y tế phù hợp hơn, phát huy được năng lực, triển khai tự chủ tại các bệnh viện có điều kiện chủ động trong quản lý tài chính, nhân lực.
Một lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang cho biết trung bình mỗi năm, UBND tỉnh cấp kinh phí đào tạo ngành y tế cho khoảng 130 người, gồm hệ chính quy và liên thông. Trong đó, hệ chính quy khoảng 70 người, gồm BS đa khoa, BS chuyên khoa… và khoảng 60 người thuộc hệ liên thông lên BS đa khoa, y học cổ truyền… Khi kết thúc chương trình học, các BS phải về tỉnh công tác 6 năm theo sự phân bổ, giám sát của Sở Y tế. Tuy nhiên, việc cử đi học phải lựa chọn đúng đối tượng. Từ nhiều năm qua, chưa có trường hợp nào khi đào tạo về không công tác cho tỉnh. Chỉ duy nhất trường hợp liên quan đến ông Nguyễn Văn Nguyện (Chánh Văn phòng Sở Y tế tỉnh Tiền Giang) vừa bị bắt là do ông Nguyện làm sai. Theo vị lãnh đạo này, thời gian tới, tỉnh sẽ rà soát tất cả trường hợp cử tuyển đi học phải đúng người.
Ông Từ Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang, cho biết tỉnh này đang thiếu nguồn nhân lực trong ngành, nhất là ở tuyến huyện. Do đó, sở đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện chủ trương đào tạo BS theo địa chỉ sử dụng. Theo đó, người được đào tạo phải tự bỏ chi phí học tập và có cam kết về địa phương phục vụ ít nhất 5 năm. Trong khoảng thời gian này, sở sẽ giữ bằng tốt nghiệp để tránh trường hợp cán bộ y tế tự bỏ việc do thu nhập ở nơi khác hấp dẫn hơn. Cũng theo ông Tuấn, do trước đây còn bao cấp kinh phí đào tạo nên khoảng 15% số BS khi ra trường muốn bồi thường để không về địa phương phục vụ như đã cam kết. Trước tình hình này, UBND tỉnh đã thực hiện chủ trương đào tạo theo địa chỉ mà người học phải tự bỏ chi phí.
“Mới đây, tại thị xã Tân Châu cũng có một BS xin được bồi thường kinh phí đào tạo với số tiền khá lớn nhưng đã có ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh và cả hội đồng là không đồng ý, bắt buộc phải thực hiện theo quy định. Những trường hợp được xét cho bồi thường là trong diện kết hôn theo vợ hoặc chồng hay đi nước ngoài theo diện đoàn tụ gia đình chứ không chấp thuận cho bất cứ lý do nào khác. Tỉnh giao Sở Y tế đứng ra nhận và giữ bằng tốt nghiệp (đã có cam kết dân sự ngay từ ban đầu). Có nhiều trường hợp muốn làm việc ở các TP lớn nên họ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn bồi thường nhưng phải có quyết định của UBND tỉnh thông qua hội đồng xem xét cho từng trường hợp cụ thể” – ông Tuấn khẳng định.
249 công dân về từ Đài Loan (Trung Quốc) hoàn thành cách ly y tế
Ngày 17/1, bác sĩ Chuyên khoa II Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết: Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức trao chứng nhận hoàn thành cách ly y tế cho 249 công dân về từ Đài Loan (Trung Quốc).
Đây là những công dân được Tiểu đoàn Ấp Bắc, Trung đoàn BB924 (Trường Quân sự địa phương cũ) tiếp nhận vào ngày 30/12. Trong đợt này có 250 công dân (gồm 68 nam, 182 nữ, trong đó có 130 phụ nữ mang thai và 1 bệnh nhân ung thư).
Trong quá trình cách ly tại đơn vị, các công dân được lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 2/1, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã có kết quả xét nghiệm và thông báo có 249 mẫu xét nghiệm kết quả âm tính và 1 mẫu dương tính với SARS-CoV-2. Ngay lập tức, ca mắc COVID-19 đã được chuyển đến điều trị cách ly tại Bệnh viện dã chiến và 8 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 cũng được cách ly theo dõi sức khỏe tại bệnh viện này.
Đến nay, qua 3 lần lấy mẫu xét nghiệm, bệnh nhân T đã âm tính với virus SARS-CoV-2, đủ điều kiện xuất viện nhưng do nhà ở tỉnh Hải Dương nên phải tiếp tục ở lại cách ly thêm 14 ngày. Các trường hợp F1 và các công dân còn lại đã âm tính qua 2 lần xét nghiệm, không có dấu hiệu ho, sốt, khó thở nên đã được xóa cách ly.
Riêng bệnh nhân ung thư trong quá trình cách ly bệnh chuyển biến nặng đã được bác sĩ chuyên khoa ung bướu, Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang trực tiếp đến thăm khám và chỉ định chuyển đến điều trị tại khu vực cách ly của bệnh viện. Đến nay sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, đủ điều kiện kết thúc cách ly để trở về với gia đình.
Theo bác sĩ Trần Thanh Thảo, qua 12 đợt cách ly người từ nước ngoài trở về nước, Tiền Giang đã tiếp nhận và tổ chức cách ly y tế trên 2.850 công dân. Công tác tổ chức, phục vụ công dân cách ly được thực hiện tốt, đảm bảo đúng nguyên tắc phòng chống dịch bệnh.
Chỉ cho phép lưu thông tạm trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào ban ngày Hàng loạt khuyến nghị được Bộ GTVT đưa ra với UBND tỉnh Tiền Giang trong việc lưu thông tạm trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận trong 10 ngày Tết Nguyên đán 2021. Đến ngày 31/12/2020, Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã hoàn thành 1,4/51,5km mặt đường bê tông nhựa; mặt đường cấp phối đá dăm:...