“Chẩn bệnh” cho XY khi tinh hoàn bị đau
Dấu hiệu đau ở tinh hoàn dù không bị chấn thương có thể là cảnh báo của một số bệnh khác.
Tinh hoàn vốn là bộ phận nhạy cảm nhưng cũng không kém phần phức tạp. Nhiều khi, bạn cảm thấy tinh hoàn của mình rất đau dù không hề có va chạm hay cọ xát gì mạnh. Tuy nhiên, không thể coi thường những cơn đau vô cớ như vậy ở cơ quan sản sinh dân số này. Vì có thể không có gì quan trọng, chỉ là đau cơ mà thôi, nhưng cũng có khi đó lại là dấu hiệu liên quan bệnh tật không thể bỏ qua.
Vậy nên, nếu thấy bất kì cơn đau hoặc khó chịu, bứt dứt ở vùng này, nam giới phải nhanh chóng đi khám để biết rõ về tình trạng của mình. Tốt nhất là đến khám ở các bá gì tiết niệu. Dấu hiệu đau ở tinh hoàn dù không bị chấn thương có thể là cảnh báo của một số bệnh sau đây:
Viêm mào tinh hoàn: Viêm mào tinh hoàn là bệnh do nhiễm trùng mào tinh hoàn gây nên. Mào tinh hoàn là một bộ phận nhỏ trùm lên tinh hoàn. Tinh trùng di chuyển theo quy trình từ tinh hoàn sang mào tinh ở một thời gian để phát triển hoàn thiện. Mào tinh vừa là phân xưởng cuối trong dây chuyền sản xuất, vừa là kho chứa tinh trùng. Sau đó tinh trùng sẽ đi đến ống dẫn tinh.
Trong bệnh viêm mào tinh hoàn, nước ứ lại ở mào tinh khiến tinh trùng không trưởng thành được. Bệnh do vi khuẩn từ ống tiểu đi ngược vào trong gây ra (chủ yếu là vi khuẩn lậu, chlamidia và lao). Biểu hiện dễ thấy khi bị viêm mào tinh hoàn là: Đau một bên bìu lan theo dọc thừng tinh lên vùng hạ vị, bìu sưng to, lớp da bìu đỏ rực chỉ trong vòng 3-4 giờ, sờ vào thấy rất đau.
Video đang HOT
Ung thư tinh hoàn: Biểu hiện dễ thấy và điển hình nhất của bệnh ung thư tinh hoàn là nổi một khối u nhỏ cỡ bằng hạt đậu trên tinh hoàn, có thể gây đau đớn hoặc không. Các triệu chứng khác có thể là cảm giác bìu hơi nặng, hơi đau ở háng, và tích dịch ở bìu. Ung thư tinh hoàn là bệnh hiếm gặp, tỉ lệ mắc bệnh thấp và thường gặp ở nam giới độ tuổi 15 đến 45. Mặc dù là bệnh có thể điều trị nhưng đây cũng là bệnh nghiêm trọng vì nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ lan tỏa khắp cơ thể và có nguy cơ gây tử vong.
Xoắn thừng tinh hoàn: Bên trong bìu có các thừng tinh gồm các tĩnh mạch dẫn máu ra khỏi các tinh hoàn. Xoắn thừng tinh hoàn là hiện tượng xảy ra khi các thừng tinh bị xoắn lại. Khi thừng tinh bị xoắn, việc cung cấp máu đến tinh hoàn sẽ bị cản trở và khó khăn. Ở nam giới, xoắn tinh hoàn là nguyên nhân gây mất tinh hoàn thường gặp nhất. Khi bị xoắn thừng tinh, bạn sẽ có cảm giác đau cực kì ở vùng bìu.
Ngoài ra, bạn còn có thể gặp các triệu chứng như sưng bìu, bìu bên này cao hơn bên kia, buồn nôn, đau bụng, không bớt đau khi nâng bìu lên… Xoắn tinh hoàn tuy đơn giản nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể sẽ để lại một số biến chứng khá nguy hiểm như: Hoại tử tinh hoàn, mất tinh hoàn, nhiễm trùng, vô sinh thứ phát do mất tinh hoàn, biến dạng tinh hoàn….
Theo PLXH
5 lầm tưởng của XY về viêm mào tinh hoàn
Chỉ có đàn ông lớn tuổi mới dễ bị viêm mào tinh hoàn. Teenboy như mình là miễn nhiễm?
Đừng quá chủ quan rằng mình miễn nhiễm với căn bệnh này. Bởi ai cũng có thể dính tới nó, chỉ khác nhau ở chỗ XY trong độ tuổi 19-35 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn mà thôi.
Mào tinh hoàn là bộ phận nhỏ trùm lên tinh hoàn. Sau khi sinh ra ở tinh hoàn, tinh trùng chuyển sang mào tinh hoàn để hoàn thiện và sẽ đi đến ống dẫn tinh. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mào tinh hoàn là do nhiễm khuẩn từ bàng quang hay từ ống dẫn tiểu, vi khuẩn từ ống tiểu đi ngược vào trong gây ra (chủ yếu là vi khuẩn lậu, chlamidia và lao). Riêng với teenboy, nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn thường là do mắc phải những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chỉ những XY nào kém vệ sinh hoặc dính STDs thì mới bị viêm mào tinh hoàn, còn các XY khác thì khỏi lo?
Nếu chỉ nói XY nào không giữ vệ sinh hoặc đang bị STDs mới có "nguy cơ" bị viêm mào tinh hoàn thì hoàn toàn sai lầm. Viêm mào tinh hoàn có thể do vi khuẩn gây bệnh lậu, bệnh chlamydia... gây nên, hoặc cũng có thể sự bất thường trong kết cấu của ống dẫn tiểu hoặc ống tiết niệu.
Những đối tượng sau đây là những người dễ bị viêm mào tinh hoàn, và chắc chắn không ít teenboy sẽ giật mình nhận ra mình cũng thuộc trong một vài tuýp đối tượng này.
- XY có quan hệ tình dục với nhiều người.
- XY có quan hệ với những người bị mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục (STDs)
- XY quan hệ không sử dụng condom.
- XY từng mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục.
- XY có tuyến tiền liệt lớn gây trở ngại đến hoạt động của bàng quang, khiên bàng quang lúc nào cũng con nước tiểu và dễ bị nhiễm trùng.
- XY đã từng phẫu thuật ống dẫn nước tiểu
Teenboy chớ coi thường căn bệnh này nhé! (Ảnh minh họa)
Viêm mào tinh hoàn là bệnh đơn giản, không có biến chứng đáng lo?
Mào tinh hoàn thuộc cơ quan sinh sản, vậy nên XY cần hết sức chú ý mỗi khi cơ quan này có hiện tượng bất thường. Mặc dù viêm mào tinh hoàn là bệnh khá phổ biến ở nước ta và trên thế giới, nhưng không có nghĩa nó là bệnh đơn giản.
Nếu thường xuyên quan tâm đến "cậu bé" thì XY có thể sớm phát hiện và điều trị nếu không may bị viêm mào tinh hoàn và kết quả sẽ không có gì lo ngại. Còn nếu điều trị không kịp thời, viêm MTH cấp tính sẽ biến thành viêm MTH mạn tính và có thể dẫn đến các biến chứng như: Tinh hoàn bị teo nhỏ, Áp xe bìu (tế bào mào tinh hoàn bị mủ), Giảm khả năng có con, thậm chí bị vô sinh.
Vì tính chất nguy hiểm của bệnh, XY không nên chủ quan đoán mò như vậy nhé.
Không cần đến bác sĩ, tự mình cũng tự kiểm tra để biết mình có bị viêm mào tinh hoàn hay không?
Không ít XY cho rằng, cứ thấy bìu đau, nhất là đau buốt khi đi tiểu hoặc khi XXX thì là dấu hiệu của viêm mào tinh hoàn. Vậy là không cần bác sĩ cũng đoán được bệnh của mình rồi. Nhưng trên thực tế, các dấu hiệu đau bìu như vậy cũng có thể là do ung thư tinh hoàn hoặc do xoắn thừng tinh hoàn. Do vậy, các XY rất dễ nhầm lẫn.
Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của XY. Bác sĩ sẽ thực hiện những kiểm tra cần thiết để xác định xem hạch ở bẹn và tinh hoàn co gì bất thường không vì cả 2 trường hợp này đều có thể gây đau. Bên cạnh đó, bac si cung tiến hành kiêm tra trực tràng đê phat hiên sư trương to cua tuyên tiên liêt, đông thơi tiên hanh kiêm tra nươc tiêu va mau đê phat hiên nhưng triêu chưng bât thương khac. Ngoài ra, XY sẽ được kiểm tra các bệnh lây lan qua đường tình dục, siêu âm và chụp cắt lớp tinh hoàn để phát hiện các khối u và phân biệt viêm mào tinh hoàn với khả năng xoắn thừng tinh hoàn.
Nếu bị viêm mào tinh hoàn thì cũng chỉ cần nghỉ ngơi ở nhà là tự khỏi, không nhất thiết phải uống thuốc điều trị?
Một bệnh có nguy cơ chuyển sang mãn tính với rất nhiều biến chứng như bệnh này mà lại không cần thuốc điều trị thì đúng là XY quá "ngớ ngẩn" rồi. Các hình thức như nghỉ ngơi tại nhà, chườm lạnh vùng bìu, mặc đồ lót rộng, hoặc dùng khăn đặt phía dưới nâng đỡ vùng bị đau chỉ có tác dụng giúp XY giảm đau mà thôi, chứ không chữa khỏi bệnh được.
Theo Kênh 14
Rụng lông vùng mu, có phải do bị ung thư? Rụng lông mu cũng có thể do nhiễm nấm vùng lông mu hoặc do biểu hiện của bệnh ung thư tinh hoàn. Tôi năm nay 26 tuổi, vài tháng qua tôi nhận thấy có cảm giác đau đau ở vùng tinh hoàn bên trái. Tinh hoàn bên phải của tôi thì hoàn toàn bình thường. Thời gian này, tôi cũng nhận thấy rằng...