Chạm vào 3 bộ phận này khi mang thai dễ sảy thai, sinh non mẹ bầu nên cẩn trọng
Những bộ phận dưới đây mẹ bầu không nên chạm vào kẻo ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Bụng là vùng thay đổi rõ rệt nhất ở mẹ bầu khi mang thai. Thai nhi càng phát triển thì vùng bụng càng lớn. Do là vùng ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi nên bất cứ va chạm nào ở vùng này cũng sẽ ảnh hưởng đến bé. Do đó, các thai phụ nên tránh việc xoa vùng bụng thường xuyên vì dễ gây kích thích cơn co tử cung dẫn đến sinh non.
Rốn là mối liên kết trực tiếp với em bé trong bụng. Ở những tháng cuối thai kỳ, vùng rốn của các mẹ sẽ nhô dần ra nhưng mẹ không cần quá lo lắng. Để vệ sinh, các chị có thể dùng tăm bông nhúng vào nước sạch và lau rửa nhẹ nhàng. Không nên chà xát mạnh dẫn đến tổn thương và nhiễm trùng.
Ngực
Khi mang thai, ngực của chị em cũng có phần thay đổi, lớn và căng tròn hơn. Lý do là tuyến sữa được kích thích để chuẩn bị thức ăn cho em bé khi chào đời. Vùng ngực có sự liên kết với tử cung của người mẹ nên chạm vào sẽ gây kích thích cơn co tử cung, dễ dẫn tới sảy thai, sinh non. Do đó mẹ bầu nên cẩn trọng.
Video đang HOT
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 khi nằm có nguy hiểm không?
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 xuất hiện không chỉ khi mẹ bầu nằm mà còn có thể xuất hiện ngay cả khi mẹ đang ngồi thoải mái, thư giãn.
Khó thở khi có bầu tháng thứ 8 phổ biến nhưng mẹ cần biết nguyên nhân, khi nào thì là dấu hiệu nguy hiểm để có cách xử lý.
Khó thở khi mang thai không chỉ xuất hiện ở tháng thứ 7, 8 hay 9 mà ngay từ lúc có thai cơ thể người mẹ đã có nhiều thay đổi và gây nên các hiện tượng khó thở, đau lưng, mệt mỏi. Đối với phụ nữ mang thai tháng thứ 8, hiện tượng khó thở càng nhiều hơn ở các giai đoạn trước đó của thai kỳ.
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 do đâu?
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là do tử cung của mẹ đã giãn nở hết cỡ để thai phát triển lớn lên, chiếm hết chỗ của các cơ quan nội tạng khác. Một trong những cơ quan bị dồn ép nhiều nhất đó là 2 lá phổi. Tử cung giãn nở lấn lên trên là diện tích của khoang phổi bị hẹp hơn, hạn chế khả năng giãn nở của lá phổi.
Khi mang thai, lưu lượng oxy tăng 20% so với bình thường, khoang phổi bị hẹp hơn do tử cung chèn ép khiến trung tâm não kích thích bởi hormone progesterone khiến mẹ hít thở chậm hơn. Progesterone xuất hiện trong thai kỳ, mặc dù mỗi hơi thở có thể mang lại ít không khí hơn nhưng không khí lại ở trong phổi lâu hơn để cung cấp đủ oxy cho mẹ và bé. Vì vậy mẹ không nên quá lo lắng thai bị thiếu oxy để hít thở.
Khó thở khi có thai ở tháng thứ 8 phổ biến ở mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Khó thở khi có thai ở tháng thứ 8 có nguy hiểm không?
Như đã nói, hiện tượng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 hay ở tam cá nguyệt thứ 3 là hiện tượng bình thường do sự chèn ép quá mức của tử cung lên các cơ quan nội tạng khác.
Càng về những tuần cuối của thai kỳ, khi em bé quay đầu và di chuyển xuống dưới xương chậu, tử cung để chuẩn bị ra đời thì diện tích của khoang phổi bị chèn ép ít hơn, lúc này mẹ sẽ thấy dễ thở hơn. Vì vậy mà khó thở ở giai đoạn này không đáng ngại, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, thai vẫn có đủ oxy để hô hấp và phát triển.
Tuy nhiên, khó thở khi có thai ở tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là tháng thứ 8, thứ 9 của thai kỳ do các nguyên nhân bệnh lý như mẹ bị hen suyễn, viêm phổi hay mắc bệnh cơ tim khiến ho nhiều, hắt hơi, tim đập nhanh, mệt mỏi, khó thở thì lại là vấn đề nghiêm trọng. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện khó thở bất thường, thở gấp, tím tái môi và đầu ngón tay, đau ngực hoặc tức ngực, ngất... ho cùng với sốt hoặc ớn lạnh thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu mẹ khó thở ở tháng thứ 8 cùng với ho sốt ớn lạnh, thở gấp thì đó là dấu hiệu nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Làm gì để giúp mẹ dễ thở khi mang thai tháng thứ 8?
Từ tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là từ tuần thai thứ 32 - 35 của thai kỳ thì cơ thể người mẹ sẽ nặng nề hơn, thai phát triển to hơn và cũng là giai đoạn bắt đầu quay đầu, di chuyển xuống tử cung, mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Vì vậy, tháng thứ 8 mẹ thấy khó thở hãy áp dụng những mẹo sau đây:
- Khi ngồi mẹ hãy ngồi thẳng lưng, 2 bả vai ngã ra sau một cách thoải mái. Tư thế ngồi đó sẽ giúp khoang phổi có nhiều không gian hơn để giãn nở nạp oxy vào.
- Khi ngủ mẹ nên kê cao lưng bằng những gối nệm sẽ khiến mẹ thấy dễ chịu hơn, tránh nằm ngửa đầu thấp sẽ khiến khó thở hơn và thai cũng ngột ngạt hơn.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là sắt, canxi và các khoáng chất thiết yếu cho bà bầu.
- Tập yoga với các bài tập phù hợp cho mẹ ở tháng thứ 8 sẽ giúp mẹ điều hòa khí thở, thân thể mềm mại, dẻo dai vừa giúp dễ thở vừa giúp mẹ dễ sinh sau này.
Mẹ có thể tập các bài tập yoga giúp ích cho việc hít thở (Ảnh minh họa)
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 gần như mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua. Hãy chú ý khám thai thường xuyên để sớm nhận biết được những biểu hiện bất thường và có cách xử lý phù hợp nhất đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
4 tư thế làm "chuyện ấy" khi mang bầu để con vẫn an toàn Với những mẹ bầu có sức khỏe ổn định, thai kỳ bình thường thì hoàn toàn có thể tận hưởng "chuyện ấy" mà không cần lo lắng. Khi mang thai, nhiều mẹ bầu lo lắng, sợ hãi và không dám "yêu" suốt 9 tháng vì lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, các chuyên gia đã khẳng định nếu mẹ...