Chậm triển khai xây dựng trường chất lượng cao
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc vừa đề nghị Ban Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội nghiêm túc kiểm điểm việc chậm triển khai thực hiện xây dựng trường chất lượng cao theo yêu cầu của HĐND – UBND TP.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP, việc xây dựng trường chất lượng cao đã được Luật Thủ đô quy định, có chỉ đạo thực hiện từ Trung ương đến thành phố, song công tác tuyên truyền, nhận thức việc xây dựng trường chất lượng cao ngành GD-ĐT Hà Nội làm chưa tốt nên một số cán bộ quản lý, giáo viên trong ngành chưa nhận thức đầy đủ, thậm chí còn gây khó khăn trong việc đăng ký, tổ chức thực hiện.
Hiện nay, thành phố đã thí điểm 18 trường chất lượng cao. Từ nay đến năm 2015, sẽ xây dựng 35 trường chất lượng cao các cấp học cả công lập lẫn ngoài công lập.
Theo ANTD
Video đang HOT
Nhiều trường đại học tuyển sinh trái phép
Đoàn kiểm tra liên ngành TP (CATP Hà Nội, Sở Nội vụ, Thanh tra TP và Sở GD-ĐT) vừa kết thúc đợt rà soát, kiểm tra hoạt động các cơ sở đào tạo; liên kết đào tạo đại học, cao đẳng tại Hà Nội. Theo đó, đoàn phát hiện một số cơ sở đã tìm kẽ hở tuyển sinh, đào tạo trái quy định.
Cần tính tới quyền lợi của sinh viên khi rút giấy phép trường ĐH sai phạm
(Ảnh minh họa)
Phát hiện nhiều sai phạm
Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, 3 đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố (Sở Nội vụ, CATP, Thanh tra TP và Sở GD-ĐT) đã tiến hành kiểm tra tại 20 đơn vị. Kết quả, cơ bản các trường đều thực hiện đúng các quy chế tuyển sinh, đào tạo song cũng còn có đơn vị chưa đảm bảo một số nội dung. Nhiều trường thực hiện chưa nghiêm túc các quy định hành chính của thành phố. Không ít đơn vị vi phạm các quy định về việc đào tạo không đúng địa điểm, trái phép, liên kết không được sự cho phép của các cơ quan chức năng. Nhiều cơ sở tổ chức tuyển sinh núp dưới danh nghĩa tư vấn tuyển sinh.
Đơn cử, trường ĐH Công nghệ và quản lý Hữu Nghị thành lập từ năm 2007 đến nay chưa có cơ sở vật chất ổn định, di chuyển nhiều địa điểm trong 6 năm qua. Bộ máy quản lý chỉ có duy nhất 1 Phó Hiệu trưởng. Đội ngũ giáo viên, nhân viên rất ít, không tương xứng với yêu cầu của một trường đại học. Công tác tuyển sinh còn hạn chế, tổng số sinh viên đào tạo trong 6 năm chỉ có gần 700 người. Ngoài ra, trường ĐH quốc tế Bắc Hà được thành lập và đăng ký trụ sở chính tại Bắc Ninh, hiện đang tuyển sinh và đào tạo tại một địa chỉ ở quận Thanh Xuân nhưng chưa được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội và Bộ GD-ĐT trong nhiều năm. Tương tự, Văn phòng đại diện của trường ĐH Trưng Vương (cơ sở chính tại tỉnh Vĩnh Phúc) đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo tại Hà Nội khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
Trước những sai phạm này, đoàn kiểm tra đã kiến nghị áp dụng chế tài mạnh để xử lý. Theo đó, với từng cấp quản lý, đoàn liên ngành đã có kiến nghị cụ thể. Đối với trường ĐH Công nghệ và quản lý Hữu Nghị, đoàn kiến nghị Bộ GD-ĐT cho dừng họạt động. Đối với ĐH quốc tế Bắc Hà, cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT cho dừng hoạt động. Đoàn cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội ra văn bản chấm dứt hoạt động đối với các cơ sở hoạt động sai quy định hoặc trái phép như: ĐH quốc tế Bắc Hà, Văn phòng đại diện ĐH Trưng Vương.
Thừa nhận có sự lúng túng của cơ quan quản lý do đến nay TP chưa có quy định cụ thể về quản lý Nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng song đoàn kiểm tra liên ngành cũng chỉ rõ, các cơ sở đào tạo luôn tìm cách mở rộng hoạt động và tìm kẽ hở, lẩn tránh sự quản lý, theo dõi của các cơ quan chuyên môn. Nhiều cơ sở không có trụ sở chính ở Hà Nội song vẫn tổ chức tuyển sinh, đào tạo trái quy định.
Sẽ bảo vệ quyền lợi sinh viên
Ngày 4-12, trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô về thẩm quyền ra quyết định rút giấy phép sẽ do Bộ GD-ĐT hay UBND TP, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Độ cho biết, hai cơ quan sẽ ngồi lại với nhau để bàn bạc, đưa ra giải pháp.
Trước dư luận lo ngại các sinh viên đang học hai trường ĐH nói trên (nếu có) sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý khi cơ quan chức năng kiến nghị rút giấy phép, ông Nguyễn Hữu Độ trấn an: "Giả sử có đình chỉ, chắc chắc, cơ quan chức năng sẽ có giải pháp chứ không thể nói thôi là thôi ngay được. Nhưng cũng không thể nói vì học sinh mà chấp nhận sai phạm mãi". Giám đốc Sở GD-ĐT cũng khẳng định sẽ quan tâm đến quyền lợi của sinh viên: "Để có thể xem đủ điều kiện tạm dừng hay không phải rà soát thật kỹ lại, nhất là biên bản làm việc xem nhà trường và đoàn kiểm tra đã thống nhất nội dung đó như thế nào. Tất nhiên, phải đề xuất được giải pháp đảm bảo quyền lợi học tập cho sinh viên".
Trả lời câu hỏi "Hà Nội có tiếp tục kiểm tra, thanh tra để chấn chỉnh các sai phạm" trong đào tạo - tuyển sinh đại học - cao đẳng, ông Nguyễn Hữu Độ cho biết, việc này phải chờ ý kiến của UBND TP vì Sở GD-ĐT không trực tiếp quản lý các trường đại học - cao đẳng. Ông Nguyễn Hữu Độ nói: "Nếu thấy cần thiết, UBND TP sẽ ra văn bản ủy quyền cho các Sở GD-ĐT cùng liên ngành nhiều cơ quan cùng vào cuộc kiểm tra chứ một cơ quan không làm được. Sở GD-ĐT chỉ thay mặt đoàn kiểm tra liên ngành đưa ra kiến nghị rút giấy phép chứ không phải của riêng Sở GD-ĐT".
Theo ANTD
Nâng cao nhận thức của người dân Đó là mục tiêu và kết quả bước đầu đạt được, thông qua cuộc thi "Tìm hiểu Luật Xử lý vi phạm hành chính" trên địa bàn thành phố năm 2013. Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi đã được UBND TP Hà Nội tổ chức hôm qua, 7-11; cùng với việc hưởng ứng Tuần lễ triển khai thực hiện Ngày Pháp luật...