Chậm trễ xét nghiệm khiến Đài Loan gặp khó trong cuộc chiến COVID-19
Tại Đài Loan/Trung Quốc, những người nghi mắc COVID-19 phải chờ tới 9 ngày mới nhận được thông báo kết quả, trong bối cảnh các điểm xét nghiệm rơi vào tình trạng quá tải.
Một điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Đài Bắc, Đài Loan. Ảnh: Bloomberg
Số người muốn đi làm xét nghiệm COVID-19 tại Đài Loan đã tăng đột biến trong hai tuần trở lại đây, gây ra tình trạng quá tải ở các trung tâm, cơ sở xét nghiệm. Điều này dẫn đến thực trạng có độ trễ nhất định trong xác định một ca dương tính với SARS-CoV-2 từ thời điểm xét nghiệm.
Chính quyền Đài Loan vì vậy đã quyết định sẽ công bố trường hợp mắc COVID-19 dựa trên thời điểm tiến hành xét nghiệm, chứ không phải là thời điểm công bố kết quả. Điều này khiến số liệu về ca nhiễm mới ở Đài Loan trong vài ngày trở lại đây có sự thay đổi. Mục đích được cho là để giúp cơ cơ quan chức năng có được dữ liệu chính xác nhất. Tuy nhiên, việc làm này cũng đặt ra những thách thức nhất định trong việc đánh giá tổng quan về đường cong lây nhiễm, đo lường hiệu quả các biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách và tìm ra biện pháp kiểm soát bệnh dịch hiệu quả.
Video đang HOT
Bộ Y tế Đài Loan ghi nhận 281 ca nhiễm mới và 6 ca tử vong trong ngày 25/5, đưa tổng số ca bị nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại vùng lãnh thổ này lên con số 4.285 và 35 ca. Giới chức y tế cũng cộng dồn 261 ca mới – đây là số ca chưa kịp cập nhật dữ liệu kể từ ngày 16/5. Những chậm trễ này là do khâu vận chuyển mẫu, năng lực của phòng xét nghiệm và quy trình công bố kết quả.
Trước tình trạng dịch bệnh lây lan, Đài Loan đã tăng cường các biện pháp hạn chế, giãn cách. Chính quyền cho áp dụng hình thái “đóng cửa mềm”: Đóng cửa trường học, phòng tập gym, quán bar cho đến giữa tháng 6, nhà hàng ở Đài Bắc chỉ được phép bán hàng mang về. Tuy nhiên, văn phòng làm việc, giao thông công cộng, siêu thị vẫn mở cửa.
Đài Loan chỉ trích WHO 'đầu hàng lợi ích chính trị'
Chính quyền Đài Loan chỉ trích WHO "thờ ơ" với sức khỏe người dân hòn đảo và "đầu hàng" Trung Quốc sau khi không được mời dự họp.
"Là cơ quan y tế quốc tế chuyên nghiệp, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên phục vụ sức khỏe và phúc lợi của toàn nhân loại, không đầu hàng lợi ích chính trị của thành viên nào đó", tuyên bố chung của người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu và lãnh đạo cơ quan y tế Chen Shih-chung hôm nay cho hay.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu tại cuộc họp báo ở Đài Bắc tháng trước. Ảnh: Reuters .
Tuyên bố được đưa ra sau khi Đại hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết sách của WHO, khai mạc cuộc họp thường niên mà không có sự tham dự của Đài Loan. Trước đó, được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của phương Tây, hòn đảo đã vận động hành lang để được tham dự cuộc họp với tư cách quan sát viên.
Wu bày tỏ tiếc nuối khi "Ban thư ký WHO tiếp tục thờ ơ với quyền y tế của 23,5 triệu người Đài Loan", đồng thời khẳng định chính quyền hòn đảo sẽ tiếp tục tìm cách tham gia tổ chức.
Đài Loan kêu gọi WHO "duy trì lập trường chuyên nghiệp và trung lập, bác bỏ sự can thiệp chính trị của Trung Quốc, đồng thời cho phép Đài Loan tham gia các cuộc họp, cơ chế và hoạt động của WHO nhằm bảo vệ phúc lợi của nhân loại và cùng nhau chống dịch bệnh", tuyên bố nêu thêm.
Đài Loan bị loại khỏi hầu hết các tổ chức toàn cầu như WHO vì sự phản đối của Trung Quốc, quốc gia vốn coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ. Trung Quốc nói rằng Đài Loan chỉ có thể tham gia nếu chấp nhận là một phần của "một Trung Quốc" và chỉ Bắc Kinh mới có quyền lên tiếng đại diện Đài Loan trên trường quốc tế.
Tuyên bố của Đài Loan cho biết Trung Quốc đã nói sai sự thật rằng có những thỏa thuận phù hợp để Đài Loan tham gia WHO, đồng thời nhấn mạnh chỉ chính quyền được bầu cử dân chủ của hòn đảo mới có thể đại diện cho người dân.
WHO hợp tác với các chuyên gia kỹ thuật của Đài Loan về Covid-19, nhưng việc mời Đài Loan tham gia cuộc họp của WHO tùy thuộc vào các quốc gia thành viên, quan chức pháp lý của tổ chức Steve Solomon tuần trước cho biết.
Trump sắp cử quan chức cấp cao thăm Đài Loan Chính quyền Đài Loan cho biết lãnh đạo cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ sắp thăm hòn đảo, động thái sẽ khiến Bắc Kinh thêm giận dữ. Người đứng đầu cơ quan hành chính Đài Loan Su Tseng-changhôm nay cho biết lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) Andrew Wheeler sắp tới thăm hòn đảo, đánh dấu chuyến thăm...