Chậm trễ tách bạch “ghế nóng”, Gelex, Bibica, PCC1… bị HoSE nhắc nhở
Gần 2 tuần kể từ khi quy định tách bạch chức danh chủ tịch HĐQT và CEO có hiệu lực, không ít doanh nghiệp niêm yết lâu năm trên sàn vẫn chưa sắp xếp được nhân sự.
Sở GDCK TP HCM (HoSE) những ngày qua đã ban hành một loạt văn bản nhắc nhở các doanh nghiệp niêm yết tại sàn này về việc tuân thủ Nghị định 71/ 2017/NĐ-CP. Quy định này yêu cầu các công ty đại chúng cần đảm bảo Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm Tổng Giám đốc kể từ ngày 1/8/2020.
Một làn sóng thay đổi nhân sự đã xảy ra trước giờ G và cả ngay sau khi quy định bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, số lượng các tổ chức bị nhắc nhở lần này vẫn lên tới gần 10 doanh nghiệp chỉ tính riêng trên HoSE, bao gồm cả các doanh nghiệp niêm yết lâu năm trên sàn.
HoSE đã nhắc nhở và đề nghị công ty nhanh chóng khắc phục và gửi báo cáo giải trình trước ngày 18/08.
Nghị định 71 được ban hành cách đây 3 năm. Các quy định phần lớn đều đã áp dụng ngay khi ban hành, riêng việc tách bạch nhân sự này được lui thời gian hiệu lực. Phạm vi áp dụng không chỉ là các doanh nghiệp niêm yết mà là toàn bộ công ty đại chúng, nhưng dù đã có thời gian chuẩn bị, điều này cũng không dễ dàng ngay với các doanh nghiệp niêm yết.
Nguyên nhân cũng khá dễ hiểu bởi Chủ tịch HĐQT và CEO là những vị trí quan trọng nhất về mặt nhân sự của mỗi doanh nghiệp. Bối cảnh hiện tại cũng khá đặc biệt khi dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng nhiều mặt đến hầu khắp các ngành nghề trong nền kinh tế.
Video đang HOT
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, Tổng Công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam ( Gelex, mã GEX) không ban hành tờ trình cổ đông cho phép Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm vị trí tổng giám đốc như hàng năm. Tuy nhiên, nội dung này lại được đưa vào báo cáo của HĐQT. Khi được cổ đông hỏi về kế hoạch nhân sự, phó chủ tịch HĐQT Gelex cũng cho biết trong trường hợp quy định có sự thay đổi (không yêu cầu tách bạch hai vị trí này), công ty vẫn mong muốn cơ cấu nhân sự như hiện tại. Vị trí chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc của Gelex đã được giao cho ông Nguyễn Văn Tuấn từ tháng 1/2018.
Khác với Gelex, Bibica đã trù tính câu chuyện nhân sự từ cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Tờ trình thông qua việc giao vị trí chủ tịch HĐQT cho ông Trương Phú Chiến và vị trí tổng giám đốc cho ông Nguyễn Quốc Hoàng, đồng thời, chuyển vai trò đại diện pháp luật sang cho Chủ tịch HĐQT đều đã được cổ đông thông qua. Tuy nhiên, hai vị trí này hiện vẫn do ông Trương Phú Chiến đảm nhiệm. Là một trong những doanh nghiệp sớm niêm yết trên sàn, HoSE cũng đã phải gửi công văn nhắc nhở việc áp dụng quy định quản trị công ty đối với Bibica.
Ô tô TMT cùng ngày nhận công văn nhắc nhở của HoSE cũng đã thông qua quyết định về nhân sự. Vị trí tổng giám đốc đã được giao lại cho ông Bùi Quốc Hưng, con trai ông Bùi Văn Hữu – người kiêm nhiệm hai vị trí này trước đó.
Làn sóng thay đổi nhân sự điều hành ở thượng tầng lần này không chỉ là câu chuyện tách bạch hai vai trò. Ở nhiều doanh nghiệp lớn, đây còn là sự chuyển giao thế hệ sau một thời gian dài chuẩn bị. Masan, REECorp, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình hay mới đây là Ô tô TMT… đều bổ nhiệm lớp thế hệ kế cận đảm đương vị trí CEO.
Danh sách các doanh nghiệp bị Sở GDCK nhắc nhở về việc tách bạch nhân sự vị trí chủ tịch HĐQT và CEO
Masan muốn phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu để trả nợ cho VinCommerce, tăng vốn hoạt động và tăng vốn cho công ty con
Masan sẽ dùng 4.000 tỷ đồng để tăng quy mô vốn và thực hiện các dự án đầu tư, 3.000 tỷ đồng để thanh toán nợ vay nội bộ cho Vincommerce và 1.000 tỷ đồng để tăng vốn cho The Sherpa.
Ngày 12/8, Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Masan ra 2 nghị quyết về việc phát hành tổng cộng 8.000 tỷ đồng trái phiếu.
Theo nghị quyết thứ nhất, Masan phát hành 43 trái phiếu doanh nghiệp với tổng mệnh giá tối đa 4.000 tỷ đồng. Trái phiếu này sẽ dùng để tăng quy mô vốn của Masan, hoặc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của Masan.
Trái phiếu chào bán là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được bảo đảm tài sản, có kỳ hạn 3 năm, trả lãi 6 tháng/lần. 2 kỳ đầu tiên có lãi suất 10%/năm, các kỳ tiếp theo được xác định bằng tổng của lãi suất tham chiếu và biên độ 4%/năm. Lãi suất tham chiếu là trung bình cộng của các lãi suất tiền gửi áp dụng đối với các khoản tiền tiết kiệm cá nhân kì hạn 12 tháng do Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV công bố.
Đối tượng cho lô 4.000 tỷ này là các cá nhân, tổ chức trong ngoài nước phù hợp quy định pháp luật. Tất cả trái phiếu trên theo kế hoạch Masan sẽ mua lại ngay trong năm 2021. Chi tiết, vào tháng 9/2021 Tập đoàn dự mua lại 1.235 tỷ, đến tháng 10 tiếp tục mua 380 tỷ, tháng 11 mua 1.140 tỷ và 285 tỷ còn lại sẽ hoàn tất mua ngay trong tháng 12/2021.
Theo nghị quyết thứ hai, Masan chào bán ra công chúng tối đa 4.000 tỷ đồng trái phiếu. Masan cho biết, công ty sẽ dùng 3.000 tỷ đồng để thanh toán nợ vay nội bộ cho công ty con là CTCP dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce và dùng 1.000 tỷ đồng để góp thêm vào vốn điều lệ của công ty con là Công ty TNHH The Sherpa. The Sherpa là công ty mới đi vào hoạt động từ ngày 12/6/2020, với ngành nghề kinh doanh là hoạt động tư vấn quản lý, nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận. Sau khi tăng vốn, The Sherpa sẽ có vốn điều lệ 1.517 tỷ đồng.
Hồi tháng 6/2020 HĐQT Masan đã ra nghị quyết thành lập The Sherpa và CrownX nhằm hoàn tất giao dịch hợp nhất giữa Vincomerce (VCM) và Masan Cosumer Holdings (MCH). Trong đó, CrownX sẽ là công ty con nắm giữ phần vốn góp tại MCH và VCM. Masan sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại VCM và MCH trong một hoặc nhiều giao dịch và ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang hoặc Tổng Giám đốc Danny Le quyết định tỷ lệ sở hữu cụ thể của Masan tại The Sherpa và CrownX.
Theo Masan, việc thanh toán nợ vay cho Vincommerce và tăng vốn cho The Sherpa sẽ được thực hiện vào quý 4/2020 hoặc năm 2021.
Theo báo cáo tài chính của Masan, VinCommerce lỗ 897 tỷ đồng quý 1/2020 và lỗ tiếp 1.171 tỷ đồng trong quý 2/2020.
Đối với Masan, sau khi hợp nhất kết quả kinh doanh từ VinCommerce, doanh thu thuần công ty tăng vọt lên mức gần 18.000 tỷ đồng mỗi quý. Masan lỗ trước thuế 60 tỷ đồng quý 1 nhưng đã có lãi trở lại 311 tỷ đồng trong quý 2.
Tại thời điểm 30/6/2020, Masan vay nợ ngắn hạn 22.145 tỷ đồng và vay nợ dài hạn 17.131 tỷ đồng. Tổng vay nợ của Masan tăng gần 9.300 tỷ đồng so với đầu năm.
Masan HPC sắp nhận về 25 tỷ đồng cổ tức từ tay Bột giặt NET Masan HPC sẽ nhận về hơn 25 tỷ đồng, Vinachem sẽ được nhận về 17 tỷ đồng khi Bột giặt NET chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 22%. CTCP Bột giặt NET (HNX: NET) thông báo chuẩn bị chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 22% vào ngày 26/8 tới theo tỷ lệ 22% bằng tiền mặt, ngày...