Chăm trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng thường hay khó chịu nên dễ quấy khóc. Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này.
Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ, mẹ nên thử các loại thức ăn mới giúp trẻ thay đổi khẩu vị.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Con đang mọc răng, hay quấy khóc, chị Trần Thu Hằng (Hải Dương) dỗ con bằng đủ thứ đồ chơi nhưng cháu không chơi ngoan như mọi khi. Khó nhất là cho cháu ăn. Mọi khi cháu thích uống sữa nhưng giờ đưa cốc sữa lên cháu gạt đi, cho ăn hết sức vất vả. Cả nhà đều mệt mỏi, căng thẳng.
Lời bàn: BS. Lê Thị Hải, nguyên Trưởng phòng Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng QG cho biết, trẻ mọc răng thường hay khó chịu nên dễ quấy khóc. Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này.
Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ, mẹ nên thử các loại thức ăn mới giúp trẻ thay đổi khẩu vị. Nếu bé biếng ăn chỉ cần cho bú mẹ là đủ, có thể cho ăn cháo xay nhuyễn trộn lẫn sữa nếu mẹ thiếu sữa.
Nếu trẻ mọc răng hàm, mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn mà nên băm, thái nhỏ để bé tập nhai, nên thường xuyên thay đổi món ăn để răng của trẻ quen với các thức ăn mới.
Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ, chẳng hạn như bánh mì mềm, cơm, rau, thịt… Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ có các sở thích khác nhau, ăn nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn, nước bọt chính là men tiêu hóa chất bột đường, giúp trẻ ăn ngon miệng.
QA ghi
Trẻ mọc răng rồi mà vẫn lười nhai
Bạn đọc Trần Hải Vân (26 tuổi, Hà Nam) hỏi: Con trai tôi 15 tháng tuổi, đang trong giai đoạn mọc răng nhưng cháu rất lười nhai. Tôi để ý thấy con hay nhai chỉ một bên, vậy tôi cần bổ sung dinh dưỡng thế nào trong giai đoạn con mọc răng?
Ảnh minh họa
Bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh dưỡng quốc gia, trả lời: Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên khi được 6-7 tháng tuổi. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi bé được 2-3 tuổi. Trong giai đoạn này, vấn đề dinh dưỡng cho trẻ rất cần được chú trọng. Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ.
Khi trẻ ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng là lúc trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên, nếu bé biếng ăn chỉ cần cho bú mẹ là đủ, có thể cho ăn cháo xay nhuyễn trộn lẫn sữa nếu mẹ thiếu sữa. Khi trẻ đã mọc răng hàm, mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn mà nên băm, thái nhỏ để bé tập nhai, nên thường xuyên thay đổi món ăn để răng của trẻ quen với thức ăn mới. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn hơn cho trẻ, như bánh mì mềm, cơm, rau, thịt...
Tập cho bé biết nhai là vô cùng quan trọng, khi biết nhai trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, ít mắc chứng biếng ăn do chỉ cho ăn một thức ăn xay nhuyễn. Hơn nữa, động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn, nước bọt chính là men tiêu hóa chất bột đường, giúp trẻ ăn ngon miệng. Động tác nhai sẽ giúp phát triển xương hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp, khi thay răng trẻ không bị răng mọc lệch.
Cha mẹ lưu ý khi trẻ trên 1 tuổi nên cho trẻ uống nước, uống sữa, ăn bột bằng ly (cốc), hạn chế bú bình sẽ tốt hơn cho sự phát triển của răng. Không để trẻ nhai một bên, bởi răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu bé nhai một bên và duy trì thói quen này, có thể sẽ khiến bé bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.
D.Thu ghi (nld.com.vn)
Cho con đeo vòng hổ phách để đỡ đau khi mọc răng, mẹ không ngờ đó lại là nguyên nhân cướp đi con trai mãi mãi Theo mô tả của trang web, đây là chiếc vòng hổ phách Baltic dành cho trẻ nhỏ, nhằm giúp các bé giảm đau trong quá trình mọc răng. Ảnh minh họa Vào tháng 10 năm 2016, cậu bé Deacon Morin (1 tuổi), đến từ California (Hoa Kỳ), đã tử vong sau khi bị chiếc vòng cổ xiết chặt quanh cổ dẫn đến nghẹt...