Chậm trễ 10 năm, Bộ GTVT muốn hoàn thành dứt điểm các tuyến vành đai 3,4 các tỉnh phía Nam
Bộ GTVT vừa có văn bản số 5520/BGTVT – ĐTCT liên quan tới việc triển khai đầu tư xây dựng các tuyến vành đai 3 và 4 cho các địa phương.
Dự án tuyến đường Vành đai 3 và 4 Tp.HCM từng được xác định là “xương sống, huyết mạch” nhưng tiến độ triển khai đang rất chậm.
Đã được phê duyệt 10 năm trước, nhưng tới năm 2021 tuyến vành đai 3 mới chỉ hoàn thành 16,3 km/89 km(18% kế hoạch) đi qua các tỉnh địa phận Tp.HCM, và các tỉnh tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An.
Trong khi đó tuyến vành đai 4 đi qua Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM thậm chí còn dang dở với tốc độ “rùa bò” hơn khi mới chỉ xong 11 km/197,6 km (5,5% kế hoạch).
Bộ Giao thông vận tải đã phải ra công văn mới gửi các địa phương có hai tuyến đường vắt ngang qua gồm UBND Tp.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An. Nội dung về việc thúc giục triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 3, vành đai 4.
Video đang HOT
Một đoạn tuyến đường vành đai 3 đã hoàn thành ở Bình Dương
Cụ thể, nội dung công văn đề nghị tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế và chính sách hỗ trợ cho các địa phương triển khai đầu tư các dự án thành phần của tuyến đường vành đai 3, vành đai 4 Tp.HCM đi qua địa bàn các tỉnh, thành phố để kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội.
Đề nghị Tp.HCM đóng vai trò đầu mối, tổng hợp tổng thể dự án. Bên cạnh đó tiến hành nghiên cứu lựa chọn một đơn vị tư vấn có kinh nghiệm trong việc tư vấn tổng thể. Qua đó, giúp các công trình thống nhất đồng bộ về quy mô, giải pháp kỹ thuật thực hiện của toàn tuyến. Tìm kiếm các đơn vị tư vấn khác cùng tham gia và thực hiện các dự án thành phần.
Bên cạnh đó, các địa phương cần nghiên cứu Luật Đầu tư PPP, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 thực hiện các thủ tục nhanh chóng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố làm cơ quan có thẩm quyền.
Đề nghị đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) rà soát và khẩn trương và thống nhất điểm đầu, điểm cuối và phạm vi các dự án thành phần. Từ đó làm cơ sở để chuyển cho các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền.
Về quy mô giai đoạn 1, Bộ GTVT muốn giữ nguyên và thực hiện theo quy mô quy hoạch đã được phê duyệt (đường cao tốc và đường song hành đi cùng mặt bằng) và đảm bảo tối thiểu 4 làn xe. Trường hợp đoạn tuyến không thực hiện được theo quy mô quy hoạch, có thể cân nhắc thay thế bằng kế hoạch đưa phần cao tốc chạy trên cao, không đi cùng mức với đường hiện hành để thuận lợi trong tổ chức giao thông.
Bộ GTVT cũng đốc thúc các địa phương khẩn trương khẩn trương rà soát, nếu cần thiết có thể điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hai bên tuyến vành đai để lên các cơ chế, phương án xử lý với quỹ đất phù hợp.
Cần triển khai ngay dự án việc nghiên cứu dự án thông qua việc phân công cơ quan chủ trì phối hợp với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, TEDI tiến hành các thủ tục bàn giao, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu liên quan.
Tiến độ thực hiện: Sẽ hoàn thành toàn bộ tuyến đường vành đai 3 trong giai đoạn 2021 – 2025; phấn đấu tuyến vành đai 4 cũng hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025. Trước mắt, Bộ GTVT yêu cầu hoàn thành công tác bàn giao hồ sơ, có văn bản thống nhất phạm vi, hướng tuyến, quy mô và các nội dung liên quan khác của các dự án thành phần trước thời điểm 17/6/2021.
Các thủ tục liên quan cần phải sớm hoàn thiện, từ đó có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao cơ quan có thẩm quyền trước ngày 24/6/2021.
Trước đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu tìm biện pháp đẩy nhanh tiến độ tuyến vành đai 3, 4 tại Tp.HCM. Ông yêu cầu Bộ GTVT đóng vai trò điều phối tổ chức triển khai thi công các dự án trên toàn tuyến vành đai 3, vành đai 4 Tp.HCM; mục tiêu sẽ sớm hoàn thiện 2 tuyến trên trong giai đoạn 2021-2025.
Biến động giá cả trong tầm kiểm soát
Nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2021 ở mức 4% vẫn đạt được.
Trước lo ngại về lạm phát tăng cao năm 2021, ngày 2-6, Bộ Tài chính cho biết, những diễn biến tăng giá một số hàng hóa thiết yếu trong năm 2021 đã được Bộ Tài chính và các bộ ngành dự báo trong kịch bản điều hành giá và báo cáo Thủ tướng ngay từ cuối năm 2020.
Một số mặt hàng có giá tăng do nguyên liệu đầu vào cũng như nhu cầu tăng như: thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng (đặc biệt là thép), xăng dầu. Đối với mặt hàng do Nhà nước định giá, thời gian vừa qua dịch vụ vận chuyển hàng không có sự điều chỉnh kết cấu chi phí trong giá, tuy nhiên, việc điều chỉnh này vẫn bảo đảm mức giá vé máy bay trong khung giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Dù việc này đang tạo áp lực lên mặt bằng giá trong nước nhưng đã được tính toán trong các kịch bản điều hành giá để kiểm soát lạm phát cả năm 2021 bình quân ở mức dưới 4%. Nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2021 ở mức 4% vẫn đạt được.
Bộ Tài chính cũng thừa nhận, vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát do giá nhiên liệu, phôi thép, thép phế thế giới có thể diễn biến tăng cao đột biến; giá xăng dầu tiếp tục tăng tác động làm giá trong nước tăng theo; căng thẳng thương mại tại các quốc gia, nhất là Mỹ - Trung Quốc, căng thẳng địa - chính trị tại nhiều vùng lãnh thổ...
Chính thức hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày cho trẻ mắc Covid-19 và trẻ phải cách ly Bộ LĐTB&XH đã có quyết định, trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn trong 21 ngày. Ngày 31/5, thông tin từ Bộ LĐTB&XH cho biết: Bộ LĐTB&XH đã có Quyết định số 623/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải...