Chăm sóc “vùng kín” sao cho đúng cách
Việc giữ vệ sinh bộ phận sinh dục nữ là rất quan trọng, cần làm thường xuyên và ngay từ khi còn bé không phải chờ đến trưởng thành mới quan tâm thực hiện.Bộ phận sinh dục nam và nữ đều có hai chức năng là đào thải nước tiểu và hoạt động tình dục. Riêng bộ phận sinh dục nữ còn có chức năng mang thai và sinh đẻ.
Dù là giới nào, đối với loài người, bộ phận sinh dục luôn được giữ gìn kín đáo, được che đậy bằng các loại quần, váy phù hợp với đặc điểm dân tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh sinh sống của gia đình.
Dù là nam hay nữ, bộ phận sinh dục của cả hai giới này đều nằm ở phía trước chậu hông, giữa hai đùi và cận kề với hậu môn là nơi đào thải phân của bộ máy tiêu hóa ở phía sau. Với những đặc điểm chung như vậy, việc chăm sóc, gìn giữ vệ sinh cho bộ phận sinh dục ngay từ khi còn nhỏ đã là việc rất cần thiết, đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ của các bậc phụ huynh và bản thân các em để luôn giữ được sạch sẽ và tránh được các thương tổn do không giữ được vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày.
Vệ sinh bộ phận sinh dục nam
Bộ phận sinh dục nam bề ngoài có dương vật, phía dưới dương vật là bìu bên trong chứa hai tinh hoàn và từ mỗi tinh hoàn có ống dẫn tinh đi lên ổ bụng qua ống bẹn nối với hai túi tinh và thông ra niệu đạo nằm ở trong và phía dưới của dương vật. Niệu đạo lại thông với bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài khi tiểu tiện (đi đái). Như vậy niệu đạo vừa là đường thải nước tiểu vừa là đường dẫn tinh dịch được túi tinh bơm ra khi giao hợp.
Do cấu tạo của bộ phận sinh dục nam như vậy nên ổ bụng của nam giới không thông với bên ngoài và do cấu tạo về hình thể như thế bộ phận sinh dục nam ít khả năng bị nhiễm khuẩn hơn ở nữ. Điều nên lưu ý là khi còn nhỏ, dương vật còn bé, lớp da bọc ngoài che kín đầu dương vật nhưng khi lớn lên, dương vật phát triển, lớp da bọc ngoài dần dần thu ngắn lại làm cho đầu dương vật lộ dần ra. Trường hợp lớp da bọc quá dài và khó lộn đầu dương vật ra thì cần sự can thiệp của thày thuốc để cắt bao da này cho quy đầu lộ ra.
Điều này rất cần thiết để giữ quy đầu được sạch sẽ, không bị đọng các chất cặn trắng dưới lớp da dễ gây nhiễm khuẩn và có nguy cơ gây ung thư dương vật sau này. Ở một số nước có phong tục cắt bao quy đầu cho trẻ ngay từ khi còn bé và người ta thấy ở những nơi này tỷ lệ người mắc ung thư dương vật rất thấp. Từ tuổi dạy thì, ở các em nam bộ phận sinh dục lớn lên nhanh chóng và bắt đầu thỉnh thoảng có hiện tượng xuất tinh trong giấc ngủ tự nhiên hoặc có thể kèm theo giấc mơ “tình ái” (thường gọi là “mộng tinh”). Điều này hết sức bình thường ở tất cả các em trai từ tuổi dạy thì trở đi, không có gì đáng xấu hổ và lo ngại.
Video đang HOT
Việc giữ vệ sinh bộ phận sinh dục nam không phức tạp. Chỉ cần rửa sạch hàng ngày sau mỗi khi đại tiện, khi xuất tinh và khi tắm rửa
Tư vấn sức khỏe sinh sản tại BV Phụ sản TW
Vệ sinh bộ phận sinh dục nữ
Bộ phận sinh dục nữ có cấu trúc phức tạp, nhiều khe kẽ, ngóc ngách. Từ tuổi dậy thì trở đi bộ phận này lại thường xuyên bài tiết máu (khi có kinh) và tiết dịch từ bên trong (cổ tử cung) và cả bên ngoài (các tuyến quanh âm hộ) khiến rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn không chỉ gây bệnh ở ngoài âm hộ mà có thể lan vào trong âm đạo và lên cổ tử cung, tử cung. Bộ phận sinh dục nữ lại thông với ổ bụng qua hai vòi tử cung (vòi trứng) vì thế nếu bị nhiễm khuẩn, mầm bệnh có thể lan vào tận trong ổ bụng rất nguy hiểm cho người bệnh. Hậu quả của viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục nữ có thể dẫn đến tình trạng vô sinh sau này (do dính tử cung, tắc vòi trứng).
Như vậy việc giữ vệ sinh bộ phận sinh dục nữ là rất quan trọng, cần làm thường xuyên và ngay từ khi còn bé không phải chờ đến trưởng thành mới quan tâm thực hiện.
Điều quan trọng để giữ vệ sinh bộ phận sinh dục nữ cũng là việc thường xuyên rửa sạch bộ phận này. Với các bé gái còn nhỏ nên rửa ít nhất một ngày 2 lần: buổi sáng khi mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi rửa nên dùng gáo dội hoặc vòi nước cho chảy tại chỗ. Chỉ rửa phần ngoài bộ phận sinh dục, không bao giờ được cho ngón tay vào rửa bên trong âm đạo (ngay cả sau này khi các em có kinh). Khi các em đã có kinh thì mẹ và chị lớn nên hướng dẫn các em rất cụ thể các việc cần làm để giữ vệ sinh những ngày có kinh nguyệt, cụ thể là trong những ngày này cần rửa và thay băng vệ sinh ít nhất cũng 3 đến 4 lần.
Cũng rửa bằng nước sạch và ấm (vào mùa lạnh), không ngâm trong chậu hoặc xịt nước vào trong âm đạo. Điều cần lưu ý là khi đi vệ sinh, lúc chùi các em nên chùi hậu môn theo hướng từ trước ra sau để tránh phân dính trên giấy có thể bám vào mép sau âm đạo và âm hộ ở phía trước. Khi các em còn nhỏ, gia đình không nên cho các em mặc quần thủng đít vì khi các em ngồi chơi lê la trên đất, bộ phận sinh dục có thể nhiễm bụi bặm, vi khuẩn, nấm mốc…
Từ tuổi dậy thì, việc chăm lo giữ vệ sinh bộ phận sinh dục của các em gái càng cần thiết hơn vì lúc này bộ phận sinh dục bắt đầu tiết dịch nhày từ trong cổ tử cung, âm đạo cũng như ở các tuyến quanh âm hộ. Những chất dịch tiết này thực sự không bẩn nhưng nếu không chú ý lau rửa sạch thì vi khuẩn phát triển sẽ làm các chất dịch đó có mùi hôi và khi ấy rất dễ bị nhiễm khuẩn sinh dục.
Ở tuổi vị thành niên, cần giáo dục, hướng dẫn các em, đề phòng bị lạm dụng vì tuy về tuổi chưa trưởng thành nhưng nếu các em bị lạm dụng tình dục thì vẫn có thể mang thai. Việc sử trí thai nghén bất ngờ này thực sự là một khó khăn và nguy hiểm đối với sức khỏe trước mắt và lâu dài của các em.
Viet Bao.vn (Theo Suckhoedoisong
Ung thư cổ tử cung: Phần lớn do tình dục
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) đang trở thành nỗi khiếp sợ với phụ nữ khi tần suất mắc trong độ tuổi sinh đẻ lên đến 17%. Tuy nhiên, các chuyên gia trấn an rằng, có một sự hiểu nhầm nhất định về căn bệnh này bởi không phải ai nhiễm virus HPV là sẽ mắc bệnh.
80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, theo thống kê ở nước ta hiện nay, mỗi năm có khoảng 5.170 ca mắc UTCTC mới, gần 2.500 ca UTCTC tử vong, tần suất mắc trong dân số là 11,4/ 100.000 dân. Đây được coi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với bình quân 10 ca tử vong mỗi ngày do căn bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến UTCTC là do virus HPV gây ra, trong khi tỷ lệ nhiễm virus HPV ở phụ nữ nước ta rất cao. Cụ thể, phụ nữ từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HPV lên đến 43%, phụ nữ nhóm 30-39 tuổi có tỷ lệ nhiễm là 24%, nhóm 18-29 tuổi cũng có tỷ lệ nhiễm là 11%. Điều khó khăn nhất là virus này khi xâm nhập vào tế bào cơ thể rất khó phát hiện, cơ thể cũng không tự sinh ra được kháng thể đáp ứng chuyên biệt để chống chọi nên khó cứu chữa.
Ông Hiển nhấn mạnh, hiện đang có một số cách hiểu chưa đúng về HPV, khiến dư luận, nhất là giới phụ nữ hoang mang. Rất nhiều người nghĩ rằng cứ nhiễm HPV sẽ mắc UTCTC hay đã được tầm soát, xét nghiệp PAP ở bệnh viện cho thấy nhiễm HPV là đã mắc bệnh. Thực tế, độ chính xác của biện pháp tầm soát bằng xét nghiệm nhanh PAP không cao, chỉ khoảng 50-60% cho nên người đã được xét nghiệm dương tính với virus này cũng chưa thể khẳng định ngay được.
Tình dục càng nhiều càng dễ mắc
Một nghiên cứu thú vị là UTCTC có liên quan mật thiết với độ tuổi, mức độ quan hệ tình dục. Thực tế khoảng 80% người trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) có nguy cơ nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó. Nguyên nhân là do virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, thâm nhập qua các vết trầy xước, vết loét dù rất nhỏ. Ngoài ra, HPV cũng có thể lây từ mẹ sang con hoặc lây qua các vật truyền như đồ lót, găng phẫu thuật... nhưng tỷ lệ ít hơn. Ths.BS Lê Thị Kiều Dung, ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh cho biết, nguy cơ mắc UTCTC cao đến đâu còn phụ thuộc vào số lượng bạn tình, tần số giao hợp, vệ sinh bộ phận sinh dục, số con... của người phụ nữ. Do đó, quan hệ tình dục càng sớm, càng nhiều thì nguy cơ mắc UTCTC càng cao.
Tình dục càng nhiều càng dễ mắc ung thư cổ tử cung. (Ảnh minh họa)
TS.BS Cao Hữu Nghĩa, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết thêm, đường lây chính của UTCTC là nhiễm qua tiếp xúc da, niêm mạc dương vật với niêm mạc cổ tử cung, âm đạo chứ không qua đường máu hoặc qua các dịch khác của cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo...). Nam cũng như nữ đều có khả năng bị HPV tấn công. Riêng ở nữ giới, nguy cơ nhiễm cao nhất là ở thời điểm bắt đầu có quan hệ tình dục và nhiều trường hợp nhiễm dai dẳng ở cổ tử cung tiến triển thành các tổn thương tiền UTCTC.
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, UTCTC là loại ung thư có thể phòng tránh được và biện pháp phòng chống hữu hiệu nhất là vaccine. Ở nước ta, vaccine ngừa UTCTC đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng từ năm 2008 với chỉ định ngăn ngừa UTCTC cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi. Vaccine này chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi phụ nữ chưa có quan hệ tình dục. Cũng như các loại vaccine khác, việc tiêm vaccine phòng ngừa nhiễm HPV không có hiệu quả phòng bệnh 100%. Trong khi đó, các biện pháp tầm soát ung thư vẫn được duy trì nhưng hiệu quả chưa cao do các phòng xét nghiệm chưa đồng bộ. Còn biện pháp phòng bệnh thụ động nhất là... không quan hệ tình dục thì khó khả thi.
Theo Duy Tiến (An ninh thủ đô)
Điều trị trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh Thật hạnh phúc khi được làm mẹ, được mang nặng đẻ đau. Tuy nhiên, quá trình mang thai và sinh nở cũng kèm theo nhiều nguy cơ cho phụ nữ, trong đó bệnh trĩ là một bệnh thường gặp nhất mang lại nhiều sợ hãi cho phụ nữ giai đoạn này. Bệnh trĩ và quá trình sinh đẻ Trong giai đoạn mang thai,...