Chăm sóc tóc đúng cách sau khi gội đầu
Sau khi gội đầu tóc còn ướt nếu không biết chăm sóc đúng cách tóc sẽ bị hư tổn, khô, xơ nhanh chóng.
Lau tóc ướt đúng cách
Việc lau tóc khi vừa gội xong không chỉ đơn giản là dùng khăn khô vuốt hết nước, mà bạn cần sử dụng một chiếc khăn bông mềm, thấm nhẹ nước trên tóc. Cách này không những giúp bảo vệ chân tóc (vì khi tóc ướt, chân tóc “nở ra” sẽ rất yếu) mà còn tránh làm xơ tóc. Bạn cũng không nên xoắn tóc cho mau khô vì chân tóc yếu là nguyên nhân khiến tóc rụng và xoắn tóc khiến sợi tóc bị xơ.
Bôi dầu dưỡng
Bôi 1 lớp dầu dưỡng trước khi sử dụng lược chải. Việc làm này vừa giúp tóc được dưỡng ẩm, vừa tạo thuận lợi cho bước chải tóc, giúp tóc không bị chẻ, rối.
Bôi 1 lớp dầu dưỡng trước khi sử dụng lược chải.
Chải tóc ướt đúng cách
Tóc ướt rất mỏng manh, dễ bị tổn thương. Khi tóc ướt, sợi tóc căng ra, vì thế tóc rất dễ bị đứt gãy. Các chuyên gia khuyên bạn không nên chải tóc ngay sau gội đầu. Tuy nhiên, nếu bạn không thể bỏ qua công đoạn này thì bạn cần chải đầu đúng cách.
Có thể dùng một chiếc lược răng thưa chải tóc theo chiều thuận; tay giữ hờ một nắm tóc và chải từ phần giữa tóc đến cuối đuôi tóc, sau đó chải từ chân tóc đến giữa tóc. Chải tóc như thế giúp tóc không bị rối; ngoài ra còn kích thích sự lưu thông máu ở phần chân tóc, đồng thời cũng mát xa tóc và da đầu giúp thoải mái, dễ chịu, giảm được chứng đau đầu.
Video đang HOT
Không nên sấy tóc quá nhiều
Sấy là biện pháp làm khô tóc nhanh nhất nên được nhiều bạn gái chọn. Thế nhưng, việc này rất có hại cho tóc, dễ làm tóc khô, xơ, bị chẻ ngọn và chưa kể sức nóng của máy sấy dễ làm rụng tóc. Khi phải sấy tóc, bạn hãy để máy sấy phà phà đến chân tóc (không quá sát da đầu), vừa giúp khô da đầu không gây gàu, hôi tóc và vẫn giữ được độ bóng của tóc
Không tạo kiểu khi tóc ướt
Nếu tạo kiểu khi tóc ướt, các máy dập, duỗi, sấy với nhiệt độ cao khiến tóc như bị đun sôi, bốc hơi nhanh chóng và khiến tóc bị thương tổn, dẫn tới hiện tượng tóc khô, gãy, chẻ ngọn.
Chải tóc bằng lược chải lông cứng
Khi tóc đã sấy khô được khoảng , bạn hãy sử dụng lược chải lông cứng tự nhiên để giúp đóng lại lớp biểu bì tóc và qua đó tóc cũng định hình theo ý muốn.
Theo Alobacsi
Để tóc không bị chẻ ngọn
Mái tóc khô rối và chẻ ngọn là một trong những lý do khiến các bạn gái "kém sắc" và thiếu tự tin trước đám đông.
Để khắc phục "sự cố" này, bạn có thể tham khảo vài mẹo đơn giản sau đây.
Ảnh: flickr.com
Thoa tinh dầu Elixir
Để tạo ra tinh dầu Elixir, bạn có thể kết hợp dầu ôliu, dầu hạnh nhân và dầu thầu dầu theo tỷ lệ bằng nhau. Sau đó, thoa tinh dầu này lên tóc từ gốc tới ngọn, dùng tay massage tóc và da đầu nhẹ nhàng, dùng khăn tắm trùm tóc lại rồi ủ qua đêm rồi gội đầu lại cho sạch. Cách làm này sẽ giúp mái tóc của bạn óng mượt và phòng ngừa chẻ ngọn rất hiệu quả.
Ảnh: flickr.com
Mặt nạ đu đủ
Sử dụng mặt nạ đu đủ khi mái tóc bị chẻ ngọn cũng là biện pháp tuyệt vời mà bạn nên áp dụng. Bạn chỉ cần xay nhuyễn quả đu đủ chín, trộn chung với chén sữa chua rồi thoa lên mái tóc trong vòng 30 phút, sau đó gội lại bằng nước sạch.
Ảnh: flickr.com
Dùng mật ong
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trộn đều 1 muỗng canh mật ong với 4 chén nước ấm, thoa đều lên tóc khoảng 30 phút rồi gội lại bằng nước sạch. Các dưỡng chất trong mật ong sẽ khôi phục lại độ chắc khỏe, bóng mượt của mái tóc và giúp mái tóc trở nên mềm mại hơn, đồng thời không còn bị chẻ ngọn.
Ảnh: flickr.com
Dùng sốt mayonnaise
Thoa sốt mayonnaise lên tóc cũng là một gợi ý hay để khắc phục mái tóc bị chẻ ngọn một cách hiệu quả. Những gì bạn cần làm là thoa đều 2 muỗng canh sốt mayonnaise lên mái tóc ẩm ướt, đợi khoảng 30 phút để các dưỡng chất trong sốt hấp thụ vào tóc, sau đó gội lại bằng nước sạch, cuối cùng là dùng dầu gội cho mái tóc thơm tho và sạch sẽ hơn.
Bạn nên dùng biện pháp này khoảng 1 - 2 lần trong tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
Ảnh: flickr.com
Theo Alobacsi
Mẹo chọn mua sản phẩm chăm sóc tóc an toàn Các nhà khoa học Mỹ cho biết, hầu hết các sản phẩm chăm sóc tóc đều chứa một lượng nhỏ các hóa chất độc hại có thể gây viêm da, ung thư hoặc tử vong. Các hóa chất này có thể thấm sâu vào da đầu, mạch máu, gan, thận, tim, phổi và biểu mô... gây bệnh ung thư, dị ứng, viêm da,...