Chăm sóc sức khỏe trẻ mùa thu, phụ huynh cần tránh phạm phải những sai lầm nào?
Thông thường, thời tiết mùa thu đem lại cảm giác dễ chịu và mát mẻ với người lớn. Nhưng trẻ nhỏ lại không phải vậy. Mùa thu là thời điểm dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm nhất. Do đó, để chăm sóc sức khỏe trẻ mùa thu cha mẹ cần lưu ý một vài điều.
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, vào mùa thu thường cảm thấy lạnh vào buổi sáng và buổi chiều tối. Không chỉ vậy, thời điểm mùa thu đến cũng là thời điểm khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm hơn. Nếu chăm sóc sức khỏe của trẻ không đúng cách, cha mẹ có thể khiến trẻ mắc bệnh vào mùa thu.
1. Đưa trẻ tới nơi đông người
Vì cho rằng thời tiết mát mẻ, thời tiết đẹp như vậy đưa trẻ ra ngoài chơi là điều hợp lý. Trong khi mùa hè hay mùa đông đều khó để thực hiện điều này.
Nhiều phụ huynh đưa trẻ tới những nơi đông người như siêu thị, bến xe hay chợ,… Những thói quen này có thể khiến trẻ nhỏ thiếu không khí trong lành do hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu.
Không chỉ vậy, đưa trẻ tới nơi đông người cũng tạo điều kiện cho trẻ nhỏ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn so với bình thường.
Đưa trẻ tới siêu thị cần tìm bảo vệ trẻ để trẻ không mắc bệnh truyền nhiễm – Ảnh Internet
2. Lựa chọn quần áo cho trẻ vào mùa thu sai cách
Chăm sóc sức khỏe trẻ mùa thu đúng cách, phụ huynh cần lựa chọn trang phục cho trẻ. Thực tế, nếu chọn trang phục cho trẻ không đúng sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh mùa thu hơn.
Chưa kể, việc chọn trang phục quá mỏng khiến trẻ bị lạnh, dễ mắc bệnh đường hô hấp. Nếu cho trẻ mặc quá nóng, quá ấm có thể khiến trẻ ra mồ hôi, gió lạnh lùa vào khiến trẻ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Lựa chọn quần áo cho trẻ phù hợp chính là cách bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa thu.
3. Cho trẻ uống nước lạnh
Thời tiết không nóng bức như mùa hè nhưng trẻ vẫn có nhu cầu uống nước lạnh, ăn đồ ăn lạnh. Nhiều cha mẹ cho rằng thời tiết mùa thu dễ chịu nên cho trẻ uống nước lạnh, ăn kem vào mùa thu sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Nhưng đâu lại là sai lầm khi chăm sóc sức khỏe trẻ mùa thu.
Video đang HOT
Cho trẻ ăn đồ ăn lạnh vào mùa thu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng ở trẻ – Ảnh Internet
Mùa thu nên cho trẻ uống nước ấm vì thời tiết đã se lạnh và nhiệt độ ban ngày và ban đêm có độ chênh lệch cao. Việc uống nước ấm giúp bảo vệ họng của trẻ, tránh tình trạng khiến trẻ bị viêm họng vào mùa thu.
4. Không tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ
Không ít phụ huynh chủ quan mà không tiêm phòng cho trẻ vào mùa thu. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe của trẻ và tránh các bệnh cảm cúm, cảm lạnh hay tiêu chảy ở trẻ thì phụ huynh cần tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ.
Đối với bệnh tiêu chảy ở trẻ vào mùa thu, cha mẹ có thể cho trẻ uống vaccine rotavirus để giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ.
5. Giữ gìn vệ sinh và làm sạch không khí
Một trong những điều kiện để bảo vệ sức khỏe của trẻ chính là giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Nếu trẻ ra ngoài đường, phụ huynh cần luôn đeo khẩu trang cho trẻ. Ngoài ra, cần cho trẻ súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ để phòng ngừa viêm họng.
Chăm sóc sức khỏe trẻ mùa thu tốt được áp dụng với biện pháp làm sạch không khí trong phòng bằng cách mở cửa sổ từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần nên mở khoảng 30 đến 40 phút.
Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh để bảo vệ sức khỏe trẻ vào mùa thu – Ảnh Internet
6. Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện thể thao của trẻ vào mùa thu
Cha mẹ cần thay đổi cho trẻ có giấc ngủ và chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học ngay từ khi còn nhỏ. Chính điều này đem lại hiệu quả giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ trong mùa thu.
Ngoài ra, phụ huynh không nên lúc nào cũng giữ trẻ trong nhà. Việc đưa trẻ ra ngoài môi trường, cho trẻ tập thể dục, tham gia các hoạt động thể thao, giải trí ngoài trời có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường thể chất cho trẻ. Không chỉ vậy, tập luyện thể thao mùa thu còn giúp trẻ nâng cao sức đề kháng.
Hơn nữa, việc tập luyện thể thao còn giúp trẻ lưu thông máu tốt. Khi thực hiện các bài tập thể thao phù hợp giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất.
Xây dựng cho trẻ chế độ ăn hợp lý, bữa ăn cần cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, đa dạng đảm bảo lượng protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ vào mùa thu.
Đâu là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cần bổ sung cho bé vào mùa thu?
Phụ huynh lo lắng không biết nên cho trẻ ăn gì vào mùa thu để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Một vài loại thực phẩm không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có nhiều vào mùa thu cho bé.
Mùa thu, thời điểm có rất nhiều loại thực phẩm, trái cây giúp cung cấp cho trẻ nhiều dinh dưỡng và phù hợp để cha mẹ lựa chọn. Chăm sóc sức khỏe trẻ bằng cách lựa chọn những loại thực phẩm dưới đây:
1. Khoai môn và khoai lang chứa nhiều dinh dưỡng
Khoai môn là thực phẩm đang được thu hoạch nhiều vào mùa thu. Đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng cho trẻ.
Không chỉ vậy, khoai môn còn mềm, ngon miệng và hương thơm, dinh dưỡng cao hơn khoai tây, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, khoai môn còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: protein, canxi, kẽm, sắt, kali, magie, beta carotin, vitamin B11, vitamin C, các vitamin nhóm B, khi các thành phần này đều có tác dụng làm tăng sức đề kháng của trẻ.
Phụ huynh có thể chế biến khoai môn cho trẻ dễ ăn hơn bằng cách luộc chín, đem giã nhừ thành bột cho con.
Lưu ý, chất nhờn của khoai môn có thể kích thích niêm màng yết hầu, cũng có thể khiến tình trạng ho nặng và nhiều đờm. Do đó, nếu bé bị ho và nhiều đờm thì không nên cho trẻ ăn khoai môn. Ngoài ra, khoai môn thích hợp đối với trẻ nhỏ trên 1 tuổi.
Khoai lang cũng là thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ và vitamin A cần thiết cho sức khỏe trẻ. Ngoài ra, khoai lang còn là nguồn thực phẩm chứa kali và vitamin C. Bạn có thể cho trẻ ăn bữa phụ của bữa sáng cho bé.
Khoai môn là thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ và vitamin A cần thiết cho sức khỏe trẻ - Ảnh Internet
2. Mùa thu nên cho trẻ ăn củ sen
Củ sen là một thực phẩm phù hợp cho trẻ. Thời tiết mùa thu khô, hanh phù hợp để ăn củ sen. Củ sen chứa nhiều chất dễ hấp thụ như hợp chất đường, vitamin E, kẽm, mangan, magie,... đều giúp trẻ thanh nhiệt sinh tân, nhuận phế trị ho và đặc biệt thích hợp đối với trẻ nóng trong.
Có thể chế biến cho trẻ trên 6 tháng tuổi ăn bằng cách giã nhỏ ngó sen và trẻ trên 1 tuổi có thể xào ngó sen, trẻ trên 2 tuổi phụ huynh có thể trộn ngó sen cho trẻ ăn.
3. Cà rốt và củ cải vàng có tốt cho sức khỏe trẻ?
Cà rốt là loại thực phẩm chứa nhiều nước, có thể cung cấp cho trẻ nhiều vitamin C, canxi, kẽm và đường hợp chất, protein, sắt,... có tác dụng thanh nhiệt và tiêu đờm cho trẻ.
Phụ huynh có thể lựa chọn cho trẻ ăn cà rốt giúp trẻ tiêu hóa không tốt, khi trẻ bị ho nhiều đờm, cổ họng đau.
Mùa thu trẻ nên ăn cà rốt vì chứa nhiều nước, vitamin, canxi cần thiết cho trẻ - Ảnh Internet
Muốn cho trẻ nhỏ ăn cà rốt vào mùa thu, phụ huynh cần nấu cà rốt nhừ, nếu trẻ lớn hơn có thể xào, nấu. Lưu ý cà rốt không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn vì sức nhai kém.
Mùa thu trẻ nên ăn củ cải vàng khá giống cà rốt nhưng có thịt màu trắng. Đây là loại củ thường được ăn chín, cũng có thể ăn sống. Củ cải vàng cung cấp nhiều vitamin C, folate cần thiết cho sức khỏe trẻ.
4. Bí ngô và củ cải đường
Bí ngô là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, beta-carotene. Beta-carotene chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, rất tốt cho làn da và đôi mắt của trẻ. Muốn cân bằng vị ngọt của bí đỏ, cha mẹ có thể thử thêm các loại rau thơm khi cho trẻ ăn bí ngô.
Củ cải đường có thể ăn được từ phần lá xanh đến cả củ. Đối với lá củ cải đường giống rau muống và có thể xào. Trong khi đó, củ cải đường còn là nguồn cung cấp nitrat tự nhiên, có thể đem lại hiệu quả giúp hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh. Củ cải đường có thể được ăn sống, ăn chín đều đem lại lợi ích cho sức khỏe.
5. Rau cải xoăn, súp lơ và đậu bắp
Có thể trẻ không thích ăn súp lơ hay cà rốt, tuy nhiên đây là những loại thực phẩm giúp cung cấp cho trẻ rất nhiều dinh dưỡng cần thiết - Ảnh Internet
Mùa thu nên cho trẻ ăn cải xoăn. Đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ bằng nhiều vitamin A, C, K, mangan. Ngoài ra, loại thực phẩm này bạn còn có thể chế biến thành nhiều món ăn như xào, nấu, súp, salad.
Rau súp lơ chứa rất nhiều dinh dưỡng từ protein, chất béo, đường hợp chất, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất. Đối với hàm lượng vitamin C tương đối cao, không có lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn tăng cao khả năng miễn dịch, tăng cao thể chất và khả năng chống lại các mầm bệnh.
Đậu bắp trong mùa thu cũng giúp trẻ nhận được nhiều dinh dưỡng, vitamin C, K và chứa nguồn chất xơ dồi dào. Không chỉ vậy, đậu bắp còn chứa nguồn folate lớn, lại ít calo. Phụ huynh có thể an tâm bổ sung cho trẻ mà không cần lo lắng.
Mùa thu đừng cho trẻ ăn những thực phẩm này nếu không muốn làm hại sức khỏe bé Thời điểm mát mẻ của mùa thu không khiến mẹ quá lo lắng khi chăm sóc con. Tuy nhiên, phụ huynh đừng cho trẻ ăn những loại thực phẩm này nếu không muốn làm hại sức khỏe trẻ, Việc chăm sóc con trẻ khỏe mạnh là nỗi lo của mọi phụ huynh. Trong khi đó, việc lựa chọn cho trẻ ăn gì, uống...