Chăm sóc sau phẫu thuật: Sai một ly đi một dặm
Chăm sóc hậu phẫu luôn đòi hỏi sự tận tâm, tỉ mỉ của mỗi điều dưỡng. Bởi vết mổ nhiễm trùng, lây nhiễm chéo là công của cả ê kíp phẫu thuật trước đó đổ sông, đổ biển.
Sức khỏe trẻ tiến triển tốt khi được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Ảnh: T.G
Việc chăm sóc trên càng quan trọng với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ trải qua phẫu thuật đường tiêu hóa, tiết niệu – những bộ phận nằm ở vị trí nhạy cảm của cơ thể, khó vệ sinh nhưng dễ lây nhiễm.
Ám ảnh ánh mắt trẻ thơ
Có mặt tại Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Việt Đức, chúng tôi chứng kiến khá nhiều trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh non do thiếu tháng được can thiệp về dị tật bẩm sinh.
Với những bệnh nhi này, nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan, nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh nhi Hà Bích Hà, 4 tháng rưỡi người dân tộc Tày ở huyện Tân Uyên (Lai Châu), từ khi sinh ra các bác sĩ phát hiện cháu bị tắc ruột. Mới hai ngày tuổi, bác sĩ đã chỉ định mổ và đặt hậu môn giả. Vì sinh non, cơ thể rất yếu, nên từ khi bé chào đời chỉ có khoảng 15 ngày ở nhà, còn lại gắn liền với bệnh viện.
Chị Nguyễn Thị Thu, mẹ bệnh nhi cho biết: Tôi ba lần sinh nở nhưng bây giờ mới có mình cháu. Bệnh tình cháu như vậy nên gia đình chỉ biết trông mong vào các bác sĩ. Cũng may con được phát hiện sớm và phẫu thuật kịp thời nên sức khỏe dần ổn định.
Video đang HOT
Trường hợp trẻ bị tắc ruột bẩm sinh nếu phát hiện từ trước sinh, sau sinh sẽ được theo dõi làm chẩn đoán và phẫu thuật tại các cơ sở có chuyên khoa ngoại nhi.
Ngược lại, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, trẻ đối mặt với tình trạng trào ngược khi ăn, rối loạn nước điện giải, thậm chí có trường hợp bị xoắn ruột, hoại tử ruột.
Cẩn thận, tỉ mẩn
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Việt Hoa, theo dõi sức khỏe cho bệnh nhi.
Chia sẻ về công việc của mình, điều dưỡng trưởng Dương Thị Phương Thảo, Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức cho biết: Để chống lây nhiễm chéo cho trẻ sau mổ, vấn đề giữ gìn bàn tay của điều dưỡng viên và người nhà bệnh nhân vô cùng quan trọng.
Bàn tay khi chăm sóc trẻ phải được vô trùng để tránh nhiễm khuẩn nên người chăm sóc cần rửa tay bằng xà phòng và nước rửa chuyên dụng.
Tại cửa các buồng bệnh đều có dung dịch sát khuẩn tay nhanh để làm sạch bàn tay trước khi thăm khám và chăm sóc. Song song với đó, các điều dưỡng phải thực hiện theo y lệnh của bác sĩ trong vấn đề thay băng theo đúng thời gian quy định để tránh nhiễm trùng vi khuẩn.
Việc khử khuẩn môi trường tại các phòng bệnh được thực hiện thường xuyên, định kỳ để tránh nhiễm khuẩn bệnh viện, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ phức tạp, với trẻ nhẹ cân, sinh thiếu tháng hoặc trẻ bị đa dị tật càng đòi hỏi kỹ càng, cẩn trọng hơn nhiều. Nguyên nhân do những trẻ này hệ miễn dịch rất kém.
“Để khắc phục những vấn đề trên, khoa đã bố trí trẻ sơ sinh nằm riêng, cách ly với những trẻ lớn hơn để tránh sự lây nhiễm. Chúng tôi cũng cố gắng dành phòng chăm sóc riêng theo từng loại bệnh, ví dụ như trẻ phẫu thuật hậu môn trực tràng không để nằm chung với trẻ phẫu thuật do tắc ruột hay trẻ bị teo thực quản…”, điều dưỡng Thảo cho hay.
Còn theo TS. bác sĩ Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức, trong các dị tật bẩm sinh, dị tật về thần kinh là nguy cơ số một có liên quan tới các nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, dị tật thường được phát hiện ngay từ trong bào thai. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho sản phụ.
Ngoài những dị tật phát hiện trong thai kỳ để có thể đình chỉ thai an toàn cho người mẹ và giảm nỗi đau cho đứa trẻ khi sinh ra, các dị tật tiết niệu sinh dục cũng khó phát hiện.
Thực tế, cũng có những dị tật khi phát hiện ra trước sinh nhưng khoa học có thể can thiệp được sau sinh, các bác sĩ vẫn chỉ định để bà mẹ tiếp tục mang thai. Với những trường hợp này, sau sinh trẻ được đưa tới viện để theo dõi và can thiệp phẫu thuật sớm.
“Dị tật tiêu hóa liên quan tới vấn đề trẻ khi sinh ra bị teo thực quản, tắc tá tràng đều có thể phát hiện được. Với những dị tật này khi trẻ mới sinh ra đều có thể phẫu thuật ngay.
Nhưng, các dị tật về sinh dục thường không có triệu chứng nên rất khó phát hiện, thường chỉ các bác sĩ chuyên khoa mới nhận thấy. Các trường hợp dị tật này, nếu không phát hiện ra sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ”, bác sĩ Hoa cho biết.
Châu Anh
Theo giaoducthoidai
Cách nào kéo dài thời gian sống cho người ung thư dạ dày?
Chú tôi bị ung thư dạ dày và đang hóa trị. Xin hỏi chú tôi còn sống được bao lâu và có cách nào kéo dài thời gian sống? (Tài)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Thông thường, tiên lượng bệnh nhân ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ở những giai đoạn đầu, tỷ lệ sống thường cao hơn nhờ phẫu thuật. Những giai đoạn sau không thể phẫu thuật thì mục tiêu chữa bệnh là kéo dài thời gian sống, lúc này phụ thuộc nhiều vào phương pháp điều trị và sức khỏe người bệnh để dự đoán thời gian còn lại. Nếu người bị ung thư dạ dày không được điều trị thì tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm là 98%.
Ung thư dạ dày sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là mức độ phản ứng của cơ thể bệnh nhân đối với biện pháp điều trị bệnh và tinh thần của người bệnh. Tốt nhất bạn nên tham khảo trực tiếp ý kiến bác sĩ điều trị để biết được câu trả lời chính xác.
Bác sĩ Đỗ Minh Hùng
Trưởng khoa Ngoại Tổng Quát, Bệnh viện Quốc Tế Mỹ
Theo VNE
Bệnh viện FV bị 'tố' vô trách nhiệm sau ca mổ gây biến chứng Cho rằng các bác sĩ tại Bệnh viện Pháp - Việt đã thực hiện mổ cấp cứu không kịp thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho vợ mình, chồng bệnh nhân đã gửi đơn tới các cơ quan chức năng. Mới đây ông Trương Văn Minh (quê Hà Nội, ngụ TP.HCM) đã có đơn thư gửi đến Sở Y tế, Thanh...