Chăm sóc răng miệng trong thai kỳ
Thai kỳ là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm của phụ nữ. Trong thời gian này, bên cạnh rất nhiều vấn đề sức khỏe cần lưu tâm thì sức khỏe răng miệng cũng cần được chăm sóc cẩn thận.
Thai kỳ là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm.
Thay đổi lớn về hóc-môn bên trong cơ thể thai phụ ảnh hưởng nhiều đến tình trạng răng miệng trong suốt thời gian này. Ví dụ, nhiều phụ nữ bị viêm nướu nặng hơn trong thai kỳ. Viêm nướu là tình trạng nhiễm trùng có thể gây sưng, đỏ mô nướu. Nướu cũng trở nên dễ chảy máu hơn khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Nếu không điều trị, viêm nướu có thể ảnh hưởng đến mô nâng đỡ răng.
Dọc theo đường viền nướu hoặc giữa các răng đôi khi xuất hiện nhiều khối sưng. Những khối sưng này không gây hại hưng dễ chảy máu và có bề ngoài đỏ, giống bề mặt quả dâu tằm khi nhìn thoáng qua. Đây là “u nướu thai kỳ”, nhưng không phải là khối u hoặc ung thư thực sự. Nó thường tự biến mất sau khi mang thai, nhưng nếu gây phiền toái nhiều thì có thể được cắt bỏ mà chỉ cần gây tê tại chỗ.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ
Các thai phụ nên đến phòng nha trong suốt thai kỳ để kiểm tra răng miệng và làm sạch răng, cần cho bác sĩ biết rằng mình đang mang thai và về những thay đổi về sức khỏe răng miệng mà mình cảm nhận được.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc trong thai kỳ phải được quản lý nghiêm ngặt. Bạn phải cho bác sĩ biết về tất cả thuốc y khoa và thuốc bổ đang sử dụng bởi vì một vài loại thuốc được xem là an toàn nếu sử dụng có giới hạn trong suốt thời gian mang thai, trong khi một vài thuốc hoàn toàn không được sử dụng.
Trao đổi mọi vấn đề với bác sĩ là rất cần thiết.
Mặc dù việc chụp phim tia X có thể được hoãn lại cho đến sau khi sinh nở, nhưng đôi khi bác sĩ cần yêu cầu chụp phim trong quá trình điều trị. Để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với tia X, bác sĩ sẽ dùng một áo chì để che chắn thai và đeo vòng che tuyến giáp xung quanh cổ.
Để phòng ngừa sâu răng và viêm nướu, chải răng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có fluoride để loại bỏ mảng bám. Phải làm sạch vùng kẽ răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa hoặc các dụng cụ làm sạch đặc biệt cho vùng này.
Sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân
Sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng trong sức khỏe toàn thân, và những bệnh nha khoa không được điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp có thể gây hại cho bà mẹ và em bé. Trong việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày, phải luôn ghi nhớ cả sức khỏe răng miệng và cho bác sĩ biết tất cả thay đổi của tình trạng răng miệng trong thai kỳ.
Theo Zing
Bỏ thuốc lá vì sức khỏe răng miệng
Bên cạnh những tác hại lên hệ hô hấp như ung thư phổi, ung thư vòm họng..., tác động của thuốc lá lên sức khỏe răng miệng cũng không nhỏ.
Để từ bỏ thói quen hút thuốc lá là điều không dễ dàng, bởi tất cả các loại thuốc lá (thuốc điếu, xì gà và thuốc lá hít...) đều chứa nicotine, một chất có thể gây ra tình trạng nghiện hoặc phụ thuộc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể thực hiện được.
Tại sao nên bỏ thuốc lá?
Không hút thuốc sẽ giảm được nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ hoặc ung thư. Đối với thai phụ, việc bỏ thuốc góp phần giúp bạn có được một đứa con khỏe mạnh. Môi trường không khói thuốc rất tốt cho bản thân bạn và mọi người xung quanh. Ngoài ra, chi phí mua thuốc lá có thể được tiết kiệm để sử dụng cho những việc khác.
Việc sử dụng thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của con người như làm biến đổi màu sắc răng trở nên ố vàng, gây bệnh sâu răng, bệnh nha chu và ung thư hốc miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể nghĩ đến ung thư hốc miệng bao gồm:
- Đau, nhạy cảm hoặc mất cảm giác ở bất cứ vị trí nào trong miệng hoặc môi;
- Cảm giác kích thích như nóng rát hoặc một vết loét không lành;
- Sự phát triển một khối u hoặc một mảng dai chắc, nhăn nheo hay gồ ghề trong miệng của bạn;
- Thay đổi màu sắc của mô mềm trong miệng (nốt hay mảng xám, đỏ hoặc trắng) mà không phải là màu hồng như bình thường;
- Khó khăn khi nhai, nuốt, nói, khó di chuyển hàm dưới hoặc lưỡi;
Nếu những thay đổi này kéo dài hơn hai tuần, hãy tìm đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra.
Hút thuốc tăng khả năng ung thư môi và khoang miệng.
Không dễ gì để bỏ thuốc, nhưng đã có rất nhiều người làm được. Bạn cần phải có ý chí quyết tâm thực sự cùng với một kế hoạch cai thuốc rõ ràng. Nếu gặp khó khăn, hay trao đổi với bác sĩ để có được những lời khuyên hữu ích nhất.
Theo Zing
Tẩy trắng an toàn cho răng ngả màu Nguyên nhân dẫn đến răng bị ngả màu thường là do thói quen ăn uống và vệ sinh chăm sóc răng miệng hàng ngày. Nguyên nhân dẫn đến răng bị ngả màu thường là do việc chăm sóc răng miệng hàng ngày như:không chải răng thường xuyên, trong quá trình ăn uống các loại màu sắc trong thực phẩm và các vết dính...