Chăm sóc người bị cảm cúm
Con gái tôi 14 tuổi, bị cảm cúm mấy ngày hôm nay khiến cháu rất mệt mỏi. Xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc để bệnh nhanh khỏi
Nguyễn Lan (Hà Nam)
Ảnh minh họa
Bệnh nhân bị bệnh cảm cúm thường thì chỉ cần chăm sóc và cho uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo chỉ dẫn của bác sĩ từ 3-5 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và khỏi hẳn.
Video đang HOT
Để bệnh nhân nhanh khỏi và tránh lây lan cần cách ly bệnh nhân với những người lành, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ em.
Trường hợp bắt buộc phải ra khỏi nhà và tiếp xúc với người khác cần đeo khẩu trang y tế và che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy, vệ sinh đồ dùng và dùng riêng.
Bệnh nhân bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
Cho bệnh nhân cảm cúm uống thuốc hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ (như paracetamol, cảm xuyên hương…) và uống vitamin C. Nên nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn.
Người bị cảm cúm cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi, cháo giải cảm, nước chanh tươi ấm pha mật ong…), nhất là với người cao tuổi và trẻ em.
Bị cảm cúm mà sau 7 ngày mà bệnh vẫn không giảm hoặc tái sốt cần đến cơ sở y tế khám vì có thể bị bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng nguy hiểm khác.
Tự ý dùng kháng sinh trị cảm cúm: Phản tác dụng
Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Khi bị các tình trạng này có thể điều trị giảm triệu chứng bằng cách uống thuốc giảm đau và hạ sốt.
Ảnh minh họa
Thời tiết thay đổi, tôi thường hay bị cảm cúm, nhiều người bảo tôi nên mua thuốc kháng sinh về uống cho nhanh khỏi. Vậy xin hỏi bác sĩ, việc làm này có đúng không? Mong được giải đáp.
Lê Văn Hòa (Thanh Hóa)
Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Khi bị các tình trạng này có thể điều trị giảm triệu chứng bằng cách uống thuốc giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên không ít người lại có thói quen cứ thấy ho, sốt, chảy nước mũi do cảm cúm, cảm lạnh, thậm chí là ho do dị ứng thời tiết hoặc khói bụi... là mua thuốc kháng sinh về dùng. Trong khi đó thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn chứ không hiệu quả trên virus. Do đó không thể dùng kháng sinh để trị cúm hoặc các bệnh cảm, ho thông thường khác do virus gây nên.
Sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm có thể bạn sẽ bị nhiễm khuẩn (bội nhiễm vi khuẩn). Lúc này, một số dấu hiệu nhiễm khuẩn là đau quanh mặt và mắt, ho ra chất nhầy đặc, màu vàng hoặc màu xanh lá. Nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc tình trạng trở nên xấu hơn mỗi ngày thì có thể cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra, lúc này bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh nếu thấy cần thiết cho điều trị.
Bạn không nên tự ý hay lạm dụng kháng sinh khi chưa được sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ, cũng không nên coi kháng sinh là thần dược trị cảm cúm. Vì tự dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh khiến bệnh không khỏi mà còn dẫn đến nhiều biến chứng, làm cho việc chữa trị bệnh sẽ kéo dài hơn. Việc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi còn làm tăng nguy cơ phát sinh những loại vi khuẩn đề kháng kháng sinh hết sức nguy hiểm, thậm chí sẽ tử vong bởi những nhiễm khuẩn thông thường sau này.
Vì vậy, để tránh hậu quả và dùng thuốc an toàn, khi có bệnh, bạn cần đi khám để dùng đúng thuốc. Khi được kê đơn dùng kháng sinh, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và uống đúng liều được kê.
Những món ngon không nên ăn khi cảm cúm Bạn cần tránh nhiều món ăn ngon như sò, tôm, dứa, đu đủ, bánh kẹo... khi bị cảm cúm. Kẹo Những viên kẹo chứa đầy đường là thứ bạn cần tránh ngay lập tức để có sức khỏe tốt hơn, đặc biệt là khi bạn bị ốm. Đường gây ra chứng viêm, làm hại các tế bào bạch cầu dẫn tới suy giảm...