Chăm sóc mẹ chồng 2 tháng ở bệnh viện, lúc hấp hối, bà đưa một bọc đen, trăng trối 4 từ khiến tôi đau đớn bật khóc
Tôi không ngờ đến lúc cuối đời, mẹ chồng lại nói câu đó với đứa con dâu mà bà từng ghét bỏ.
Gia đình chồng tôi rất khắt khe. Tôi lại là một đứa trẻ mồ côi mẹ từ nhỏ, lớn lên trong sự chăm sóc, dạy bảo của bố và chị gái nên về ứng xử còn nhiều vụng về, thiếu sót. Tôi cũng tự nhận ra điểm yếu của bản thân nên không ngừng học hỏi để nâng cao giá trị chính mình.
Thời gian đầu về nhà chồng làm dâu, tôi không được lòng mẹ chồng. Thậm chí, nói đúng hơn, mẹ chồng còn có vẻ ghét bỏ tôi. Bà hay chê tôi vụng về, nấu bữa ăn cũng không ngon, lau cái nhà cũng không sạch, rồi cách nói chuyện còn quá nhút nhát, giữ kẽ, chưa hòa nhập với nhà chồng… Lúc đó, tôi áp lực lắm, đi làm về là lại sợ gặp mẹ chồng, sợ ánh mắt của bà nhìn mình.
Sống với nhau 4 năm, mối quan hệ giữa tôi với mẹ chồng mới dần cải thiện. Tôi hiểu được nếp sống của nhà chồng, biết được sở thích của từng người, cũng biết được bố mẹ chồng ghét điều gì nhất. Riêng mẹ chồng, tôi biết bà ghét sự giả dối nên chưa bao giờ dám nói dối, gạt bà dù là những chuyện nhỏ nhất. Có lẽ chính sự chân thành, thật thà của tôi đã làm mẹ chồng hiểu và thương tôi hơn. Bà cũng dạy tôi cách ứng xử với dòng họ bên chồng, cách chuẩn bị và nấu đám giỗ, tiệc tùng vì tôi là con dâu duy nhất trong nhà.
2 tháng trước, mẹ chồng tôi phát hiện bệnh ung thư phổi. Cả nhà đều bất ngờ lẫn lo lắng khi biết tin này. Tôi là người túc trực chăm sóc mẹ chồng nhiều nhất trong 2 tháng qua. Từ bệnh viện, về nhà, lại đi bệnh viện tuyến cao hơn,… tôi luôn rong ruổi theo hành trình chạy chữa cùng mẹ chồng. Vì mẹ, tôi cũng xin nghỉ phép không lương một năm, dự định khi nào tình hình sức khỏe mẹ ổn định hơn thì mới đi làm. Nhưng trong thâm tâm, tôi cũng hiểu rõ một điều, chỉ sợ mẹ không sống nổi qua một năm. Phần vì ung thư phổi giai đoạn cuối, bệnh đã nặng lắm rồi. Phần vì tinh thần mẹ suy sụp thấy rõ nên việc điều trị càng khó khăn hơn.
Ảnh minh họa
Tuần trước, sức khỏe mẹ chồng tôi sa sút nghiêm trọng nên gia đình quyết định đưa mẹ về nhà. Trong mấy ngày ngắn ngủi ở nhà, bà luôn bảo tôi ở bên cạnh. Nhìn mẹ chồng chỉ còn da bọc xương là nước mắt tôi lại rơi. Lúc hấp hối, bà gắng gượng bảo tôi lấy trong hộc tủ cái bọc màu đen đưa cho bà. Rồi bà cầm cái bọc đó, dúi vào tay tôi, thì thầm 4 từ: “Cho con gái mẹ”. Tối hôm đó, bà trút hơi thở cuối cùng.
Video đang HOT
Sự ra đi của mẹ đã để lại một nỗi đau lớn trong lòng cả nhà. Suốt mấy ngày làm tang lễ, ai cũng đau buồn, khóc lóc. Chỉ có tôi lại thấy mẹ đã được giải thoát khỏi những đau đớn do bệnh tật hành hạ, đó cũng là một điều hạnh phúc rồi. Dù đau lòng, tôi vẫn cố gắng lo chu toàn lễ tang của mẹ, theo đúng những gì bà đã dặn dò lúc tôi còn chăm sóc ở bệnh viện.
Tang lễ xong, tôi và chồng mở bọc đen mẹ đưa. Bên trong là 42 triệu, có cả tiền chẵn lẫn tiền lẻ, từ 5 ngàn đến 500 ngàn đều có đủ và được cột thành từng tập. Nhớ đến câu nói của mẹ, tôi lại bật khóc trong xót xa. Bà không gọi tôi là con dâu mà là con gái, đó là câu nói hay nhất mà tôi – một đứa mồ côi mẹ – được nghe. Nhưng đó cũng là câu nói cuối cùng.
Hôm sau, vợ chồng tôi có nói đến số tiền này với bố chồng và em gái chồng. Em ấy lấy chồng xa, mẹ bệnh cũng không chăm sóc được. Mẹ mất, em ấy mới về chịu tang. Bố chồng bảo chúng tôi chia đôi số tiền ấy ra, cho em chồng một nửa, tuy không nhiều nhưng cũng coi như là tài sản của mẹ. Tôi không có ý kiến gì nhưng chồng tôi không đồng ý. Anh ấy nói mẹ trăng trối để lại cho tôi thì tôi giữ, đến anh và em gái là con ruột của mẹ cũng không có quyền động vào. Tôi muốn làm gì với số tiền đó thì làm. Tôi phải làm sao mới thỏa đáng nhất đây?
Chăm bà nội chồng nằm viện, tôi rơi nước mắt khi biết quá khứ của mẹ chồng
Biết chuyện trong quá khứ, bỗng nhiên tôi rơi nước mắt nghĩ thương mẹ chồng. Nếu không có bà nội chồng nói ra, có lẽ tôi vẫn đang oán trách mẹ chồng rất nhiều.
Tôi mới lấy chồng chưa đầy một năm, đang mang thai con đầu lòng được hơn 3 tháng. Chồng tôi hiền lành, tử tế, có công việc ổn định. Gia đình nhà chồng cũng thuộc diện gia giáo, có điều kiện ở vùng ngoại thành Hà Nội.
Tôi tự thấy bản thân không quá tệ, ngược lại, với ngoại hình ưa nhìn, tính tình nhẹ nhàng và một công việc thu nhập tốt, tôi từng được rất nhiều chàng trai săn đón. Thậm chí, ở quê nhà tôi, nhiều phụ huynh còn chủ động đến đặt vấn đề với bố mẹ tôi để nhận tôi làm con dâu cho gia đình họ.
Cuối cùng, tôi gặp chồng hiện tại trong một lớp học thêm ngoại ngữ buổi tối. Cả hai đều có thiện cảm với đối phương và tình yêu của chúng tôi cũng đến một cách tự nhiên, trong sáng. Và sau hơn 1 năm hẹn hò, chúng tôi quyết định tiến tới hôn nhân.
Ngày mới về ra mắt nhà người yêu, cũng là nhà chồng tôi hiện tại, tôi được bà nội chồng và bố chồng tương lai vui vẻ tiếp đón. Duy chỉ có mẹ anh là "soi" tôi từ đầu đến chân rồi lại từ chân lên đầu.
Bà hỏi tôi từ gia cảnh, nhân khẩu đến công việc, sở trường rồi chuyện nữ công gia chánh. Thậm chí mẹ chồng khi ấy còn thẳng thừng hỏi tôi có yêu con trai bà thật lòng hay không, hay đến với anh chỉ vì mục đích trục lợi nào khác.
Trước câu hỏi có phần xúc phạm của mẹ chồng tương lai, tôi tự ái suýt bỏ về nếu không được người yêu kịp thời ngăn cản. Bà nội chồng cũng lên tiếng xoa dịu tôi, nói tôi đừng nên suy nghĩ nhiều, miễn hai đứa yêu thương nhau thật lòng thì gia đình bà không có lý do gì để ngăn cản.
Tuy nhiên, dù sau này đám cưới diễn ra suôn sẻ, mẹ chồng cũng tỏ ra vui vẻ nhưng tôi vẫn có ác cảm với bà và giữa mẹ chồng nàng dâu dường như luôn tồn tại một khoảng cách vô hình nào đó.
Sau khi cưới, vợ chồng tôi ở thành phố đi làm nên cũng ít va chạm. Song mỗi lần về quê, tôi khá mệt mỏi khi bị mẹ chồng giáo huấn đủ điều. Nào là phải giữ trọn đạo làm vợ, làm mẹ; nào là luôn phải tôn trọng chồng, bao dung nếu chồng mắc lỗi rồi hàng tá những quan điểm sặc mùi "trọng nam khinh nữ" mà mẹ chồng luôn cố gieo vào đầu tôi.
Chồng tôi là con một duy nhất trong nhà nên việc mẹ chồng quan tâm, yêu thương con như vậy cũng là điều có thể hiểu được. Thế nhưng, nhiều lúc tôi có cảm giác, bà "cuồng" con thái quá và sẵn sàng "xù lông" lên nếu ai đó làm gì con trai bà.
Và tôi đã từng bị mẹ chồng chỉ trích thậm tệ chỉ vì lỡ véo yêu chồng một cái ngay trước mặt cả nhà. Bà cho rằng, tôi làm thế là không tôn trọng chồng, không tôn trọng những người lớn trong nhà.
Tôi vì không muốn làm căng thẳng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu nên chưa bao giờ có ý kiến với những gì bà nói. Tôi nhận lỗi cho qua chuyện nhưng thật sự trong lòng cũng không thoải mái.
Tôi có cảm giác, mẹ chồng lúc nào cũng coi tôi là cái gai trong mắt vì đã cướp mất con trai cưng của bà nên luôn tìm cớ để hạ bệ tôi. Dường như bà muốn tôi phải khổ bà mới vừa lòng.
Ngay chuyện bà nội chồng tôi không may bị ngã, phải mổ chân và nằm viện dài ngày, mẹ chồng cũng yêu cầu tôi phải xin nghỉ làm để vào viện chăm bà.
Tôi rất quý bà nội chồng vì bà rất hay nói đỡ cho tôi mỗi lần mẹ chồng trách móc, tuy nhiên, không vì thế mà mẹ chồng bắt tôi phải nhận toàn bộ trách nhiệm chăm sóc bà như thế. Chưa kể tôi đang bụng mang dạ chửa, nghén ngẩm mệt mỏi vẫn chưa dứt.
Song, điều ngạc nhiên là cả bố chồng lẫn chồng tôi lại động viên tôi nên vào viện chăm bà. Dù rất ấm ức, khó hiểu nhưng tôi vẫn cố gắng làm tròn bổn phận với gia đình nhà chồng.
Và trong những ngày chăm bà nội chồng nằm viện, tôi mới biết được lý do tại sao mẹ chồng luôn bất an, lo lắng con trai bị tổn thương như vậy.
Theo lời bà nội chồng, thực chất bố mẹ chồng tôi có 2 người con trai, là một cặp song sinh. Tuy nhiên, cách đây gần 20 năm, cả hai bị đuối nước trong một lần đi du lịch biển. Khi ấy, mẹ chồng tôi chỉ kịp cứu chồng tôi, còn người con trai còn lại đã bị dòng nước cuốn đi, ra đi mãi mãi.
Chính vì thế, bà luôn dằn vặt bản thân vì đã không cứu được con. Cú sốc quá lớn khiến mẹ chồng tôi phải điều trị tâm lý mất một thời gian dài ở bệnh viện. Sau này khi bệnh đã thuyên giảm nhưng mỗi lần đến viện, những ký ức đau buồn lại xuất hiện. Đó là lý do bà rất sợ phải đến môi trường này.
"Mẹ chồng cháu tuy bề ngoài luôn tỏ ra khó tính, lạnh lùng nhưng thực chất bên trong lại rất yếu mềm, mang nhiều tổn thương. Suốt bao nhiêu năm qua, mẹ cháu chưa khi nào nguôi ngoai chuyện cũ, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ mất đi đứa con còn lại nên luôn tìm cách để bảo vệ con. Mẹ cháu đáng thương hơn đáng trách, cháu là dâu con trong nhà cũng nên thông cảm cho bà ấy nhé".
Biết chuyện trong quá khứ, bỗng nhiên tôi rơi nước mắt nghĩ thương mẹ chồng. Nếu không có bà nội chồng nói ra, có lẽ tôi vẫn đang oán trách mẹ chồng rất nhiều.
Tôi nên làm thế nào để có thể gần gũi và san sẻ tâm sự cùng mẹ chồng nhiều hơn trong thời gian sắp tới?
Thấy vợ cầm chiếc vòng tay vỡ khóc trong nhà tắm, tim tôi nghẹn đắng, tự trách bản thân đã phạm sai lầm lớn Vợ tôi là người ít nói nên không bao giờ than vãn, trách cứ chồng. Em càng như vậy, tôi càng đau lòng hơn. Sau khi bố mất, em trai lại không chí thú làm ăn, bỏ bê mẹ nên tôi đã đưa mẹ về thành phố, sống với vợ chồng mình. Đây là hành động bộc phát trong cơn tức giận sau...