Chăm sóc da khi mang thai
Quá trình thai nghén sẽ làm làn da của bạn bị rối loạn. Một số lượng lớn các hormone hoạt động mạnh mẽ trong toàn cơ thể sẽ gây ra nhiều biến đổi cho da như nám da, ngứa da hay gây mụn.
Sau đây là một số giải pháp giúp cải thiện làn da khi bạn mang thai cùng những lời khuyên về những loại mỹ phẩm nào nên và không nên sử dụng khi bạn mang thai.
1. Mụn:
Quá trình thai nghén có thể kích hoạt việc gây mụn hay làm cho các mụn đang có sẵn trên da trở nên tệ hại hơn, do các hormone androgen tăng cao hơn rất nhiều so với bình thường, kích thích các tuyến dầu và làm bít lỗ chân lông. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây mụn. Trong suốt quá trình mang thai, mụn có thể phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ vừa phải đến mức nghiêm trọng.
Giải pháp: Hãy rửa mặt hai lần một ngày với loại sửa rửa mặt nhẹ. Nếu bạn cần một loại kem dưỡng ẩm, hãy sử dụng loại không chứa dầu và không hương thơm. Hãy tránh các loại rửa mặt có tác động cọ rửa quá mức vì các loại này sẽ làm da thêm xấu hơn khi phát tán các loại vi khuẩn trên diện rộng và gây ra tình trạng viêm nhiễm nhiều hơn.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem loại sản phẩm kê toa để trị mụn nào là an toàn đối với phụ nữ đang mang thai. Nếu tình trạng mụn trở nên trầm trọng, bác sĩ da liễu có thể kê đơn cho bạn một loại thuốc thoa hay kem có chứa kháng sinh nhẹ chỉ có tác dụng cục bộ.
Cần tránh:
- Loại thuốc trị mụn Accutance – một loại dẫn xuất của vitamin A và thuộc họ retinoid – được khuyến cáo không nên sử dụng cho thai phụ cũng như những phụ nữ có ý định mang thai vì loại thuốc này sẽ gây ra dị dạng thai. Hãy tránh xa tất cả sản phẩm liên quan đến retinoid hay retinol.
- BHA/Salicylic Acid: Là một chất có tác dụng lột da cục bộ thường được sử dụng để chữa trị mụn. BHA là một dẫn xuất của aspirin. Vì phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng aspirin, do đó tốt nhất không nên sử dụng các sản phẩm có chứa BHA.
2. Nám da:
Trong quá trình thai nghén, làn da của bạn trở nên dễ bị tác động từ các sắc tố. Ngay cả việc phơi nắng hạn chế cũng có thể gây nên các đốm hay những mảng nâu quanh khu vực mắt, trên gò má và phía trên môi trên. Nhiều phụ nữ châu Á và những phụ nữ có làn da sáng dễ mắc phải chứng nám da do di truyền.
Giải pháp: Để tránh hoặc giảm tình trạng nám da, hãy luôn nhớ thoa kem chống nắng có mức SPF cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu cần phải ra ngoài nắng trong thời gian dài, hãy đội nón rộng vành, mang kính mát và mặc quần áo bảo vệ da.
Video đang HOT
Cần tránh:
- Khi mang thai, hãy chống lại tác hại của ánh nắng bằng cách sử dụng kem chống nắng. Nếu cuối cùng da vẫn bị nám, bạn sẽ phải chờ đến hết thời gian cho con bú rồi sẽ cải thiện làn da bằng những sản phẩm làm sáng da hay “tẩy da”.
3. Da bị ngứa:
Nhiều phụ nữ mang thai bị chứng khô, ngứa và mẫn cảm đối với các vùng da trên mặt, trong lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Giải pháp: Sử dụng hai lần một ngày một sản phẩm sữa rửa mặt không chứa xà phòng và không mùi. Dùng gạc vải ướp lạnh (có thể sử dụng một chiếc khăn nhúng trong nước lạnh) để giảm bớt sức nóng do sự rát da gây nên.
Cần tránh:
- Tránh xa các sản phẩm có chứa các chất tạo hương thơm dễ gây kích ứng da cũng như các loại mỹ phẩm dạng lỏng có hydrocortisone. Nếu da bị ngứa trầm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để xin tư vấn một phương thuốc trị ngứa an toàn cho thai phụ.
Nhiều phụ nữ vẫn phải chịu đựng các vấn đề về da kéo dài đến sau sinh. Thêm vào đó, da cũng có thể bị ảnh hưởng do các thay đổi về hormone, do thiếu ngủ, do quá trình nuôi con bằng sữa mẹ cũng như những thay đổi trong chế độ ăn uống kiêng khem…
Tốt nhất là bạn nên tuân thủ một chế độ chăm sóc da không quá phức tạp trong những tháng đầu sau sanh. Hãy nỗ lực hết sức và tiếp tục sử dụng các sản phẩm rửa mặt không chứa xà phòng, không gây kích ứng da, cũng như các loại mỹ phẩm dưỡng ẩm không có chất tạo mùi thơm. Nếu bạn cho con bú mẹ, tránh sử dụng các sản phẩm bạn đã không sử dụng trong thời gian mang thai.
Khi nào thì các sản phẩm “tự nhiên” trở nên không “an toàn”?
Đừng quá… ngây thơ tin rằng các sản phẩm “tự nhiên” hay “có nguồn gốc từ thảo mộc” lại an toàn hơn. Các loại tinh dầu sau đây có thể gây ra tác hại nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai khi sử dụng ở mức độ trị liệu: Húng quế, bách, thì là, lài, sả, kinh giới, bạc hà, hoa hồng, hương thảo, cỏ xạ hương.
Tuy nhiên, nếu lượng tinh dầu trên chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp, chẳng hạn như chỉ là một ít giọt trong cả một chai dầu gội đầu, người mẹ vẫn có thể sử dụng sản phẩm đó an toàn.
Theo Blogsuckhoe
Trị ngứa da mùa đông
Ngứa da vào mùa đông là triệu chứng mà nhiều người mắc phải, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Phải làm sao với chứng bệnh khó chịu này.
Mùa đông là lúc thời tiết hanh khô, một số mao mạch trên da bị đóng lại, lượng máu cung cấp cho da giảm , khả năng bài tiết mồ hôi và axit hữu cơ cũng giảm, khiến độ ẩm của da giảm xuống. Điều này khiến da của nhiều người cũng trở nên căng, khô, thậm chí rất ngứa.
Biểu hiện
Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ. Da của người bệnh thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh, ở bất kỳ vùng da nào. Kích thước và hình dáng các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì.
Ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ là triệu chứng phổ biến của bệnh. Ảnh minh họa.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và hay tái phát. Bệnh thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại làm người mắc khó chịu. Theo các chuyên gia, bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân.
Vì thế, với những người bệnh do lạnh thì vào mùa đông cần giữ ấm, tránh tiếp xúc với lạnh. Đi ngoài đường mùa đông cần chú ý che chắn, khẩu trang, khăn quàng, găng tay, mũ ấm, đi tất chân.
Nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị
Dị ứng cơ địa
Đây là những người có cơ địa rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Do vậy, những người này cần chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi. Khi ngủ, không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa.
Dị ứng da cơ địa là những người có cơ địa rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Ảnh minh họa.
Khi thấy da có biểu hiện mẩn ngứa cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không gãi hay chà xát mạnh chỗ ngứa để tránh bệnh bị nặng thêm.
Người có cơ địa dị ứng cần tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, bố... Tránh mặc quần áo quá chật kẻo da bị cọ xát, dễ gây kích thích tại chỗ. Những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua... cũng cần hạn chế ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.
Nếu thấy bệnh nặng hơn, bạn cần sớm đến bệnh viện da liễu để khám và chữa trị, không tự ý mua thuốc.
Tắm nước quá nóng
Mùa đông, vì sợ lạnh nên nhiều người tắm nước quá nóng. Việc tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng càng khiến da bị khô do làm mất hết chất nhờn để bảo vệ da, khiến da nhanh khô và nứt nẻ. Vì vậy, mọi người chỉ nên tắm 3-4 lần mỗi ngày và tắm nước đủ ấm. Sau khi tắm nên bôi kem dưỡng ẩm, am toàn nhất là kem dành cho trẻ em.
Việc tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng càng khiến da bị khô do làm mất hết chất nhờn để bảo vệ da, khiến da nhanh khô, ngứa ngáy. Ảnh minh họa.
Khi ngứa, bạn cũng nên tránh dùng xà bông, sữa tắm để tắm.
Uống ít nước
Mùa đông, da còn cần nhiều nước hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Bạn hãy uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, là cách đơn giản nhất để bù nước cho gia.
Dùng máy sưởi thường xuyên
Đây cũng là nguyên nhân khiến da bị mất nước, làm da khô và ngứa. Bạn nên dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng chỉ nên để ở mức 22-30 độ C, không nên để quá nóng.
Theo Alobacsi
Chăm sóc da bị tổn thương trong thai kỳ Khi mang thai, cơ thể thai phụ có rất nhiều thay đổi, rõ nhất thể hiện qua da, lông, tóc, móng. Những thay đổi này có thể gây ra những tác động về mặt thẩm mỹ, tâm lý; sức khỏe. ThS-BS Lê Thái Vân Thanh - Giảng viên bộ môn Da Liễu, ĐH Y Dược TP.HCM tư vấn giúp chị em có thêm...