Chăm sóc da dầu để mụn khỏi tấn công
Mụn trứng cá là tình trạng chung của tuổi dậy thì, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, nó vẫn có thể xuất hiện ở người trưởng thành, phần lớn là do các yếu tố bên ngoài tác động vào.
Da dầu dễ hình thành mụn trứng cá, nhẹ nhất là các mụn cám, đầu đen quanh mũi. Vì da nhờn nên dễ bị bắt bụi, làm cho lỗ chân lông quanh năm bị bóng nhờn lại càng dễ bít tắc. Khói bụi môi trường, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, tình trạng căng thẳng, mất ngủ thường xuyên hoặc các thói quen sinh hoạt hằng ngày không phù hợp… đã sinh ra mụn bọc, trứng cá đỏ, thậm chí bị viêm da dầu. Nếu bạn xử lý mụn không đúng cách, sau khi mụn mất đi sẽ để lại vết thâm trên da, thậm chí là sẹo lõm, sẹo rỗ.
Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu bạn đang ở tuổi dậy thì, da thỉnh thoảng nổi mụn là tình trạng tự nhiên. Nếu vào độ tuổi trưởng thành, cũng không có gì đáng lo lắng, chỉ cần bạn biết cách chăm sóc da.
Bạn cần chú ý những bước chăm sóc da như sau:
Làm sạch da: vệ sinh đúng cách là vấn đề quan trọng đối với mọi làn da, đặc biệt là da nhờn. Bạn nên sử dụng sữa rửa mặt dành riêng cho da nhờn và rửa bằng nước ấm, nhưng không nên quá nóng. Nếu có trang điểm thì bạn phải tẩy trang trước khi đi ngủ.
Bảo vệ da: bụi bẩn bám trên da mặt nếu không được làm sạch kịp thời sẽ dễ nổi mụn, vì thế, đừng quên mang khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà.
Tẩy tế bào chết: mỗi tuần, bạn nên thực hiện tẩy tế bào chết cho da 1 – 2 lần để lỗ chân lông được thông thoáng, hạn chế sự phát triển của mụn, đồng thời giúp da tươi sáng và mịn màng hơn.
Chọn mỹ phẩm phù hợp: khi trang điểm, bạn nên chọn kem lót và phấn nền loại không chứa dầu (free oil) để làm giảm độ bóng nhờn trên da.
Luôn thủ sẵn giấy thấm dầu: khi đi ra ngoài, đừng quên mang theo giấy thấm dầu. Bạn có thể dùng giấy thấm dầu 2 hoặc 3 lần trong ngày để lấy bớt dầu cho da mặt. Cách này cũng giúp làm sạch bụi bẩn trên bề mặt.
Video đang HOT
Kiểm soát stress: stress là một trong những nguyên nhân gây rối loạn hormone và làm tăng lượng dầu được tiết ra. Vì thế, bạn hãy tìm cách khống chế stress nếu không muốn da bị mụn.
Chế độ ăn, ngủ hợp lý: tăng cường uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để da luôn đẹp và hạn chế nhờn, mụn. Hãy tránh ăn những loại thức ăn dễ gây kích ứng nổi mụn như: ớt, tiêu, hải sản và hạn chế các loại thức ăn có nhiều chất béo để giảm quá trình tăng tiết bã nhờn. Chế độ ngủ điều độ, ngủ trước 11h đêm và đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Không nặn mụn: đừng lấy tay sờ hay nặn mụn nếu bạn không muốn mụn lên nhiều hơn, có thể gây nhiễm trùng cho da và làm cho da bị sẹo thâm. Nếu mụn quá nhiều, bạn nên đến bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách.
Hạn chế vết thâm: sau khi mụn được xử lý đúng cách, bạn nên bôi nghệ tươi, kem nghệ hoặc kem đặc trị để tránh vết thâm.
Theo Blogsuckhoe
4 người phụ nữ dành hơn nửa cuộc đời để... ngủ
Hội chứng Kleine-Levin là một căn bệnh lạ lùng khiến cho những ai mắc phải sẽ ngủ liên tục cả ngày. Cô giáo mắc bệnh lạ: Cứ nổi giận là... ngủ gật
Jane Barlow - Nữ giáo viên 36 tuổi người Anh, có thể dễ dàng rơivào trạng thái ngủ gật khi cô nổi giận với đám học trò của mình.
Không chỉ là nổi giận mà bất cứ cảm xúc mạnh nào (như sốc, bối rối, cười to...) cũng có thể khiến cho giáo viên này phải đối mặt với cơn buồn ngủ không thể chống lại được.
Ngay từ khi còn là một thiếu nữ, Jane Barlow đã mắc phải hội chứng ngủ rũ hiếm gặp này.
Nhờ sự kết hợp của các kĩ thuật tập trung đặt biệt, cũng như sử dụng thuốc mà nữ giáo viên này cũng đã từ từ kiểm soát được tình hình.
Thiếu nữ 20 tuổi ngủ hơn nửa cuộc đời vì căn bệnh lạ
Hội chứng mà Beth Goodier (20 tuổi, người Anh) mắc phải có tên gọi y khoa là Kleine-Levin Syndrome (tên thường được mọi người sử dụng nhiều hơn là Hội chứng Người đẹp ngủ ). Hiện, hội chứng này chỉ xuất hiện ở khoảng 1.000 người trên toàn thế giới, và 70% trong số đó là nam giới.
Beth cho biết cô bắt đầu bị hội chứng "quái đản" này từ năm 16 tuổi. Và kể từ đó đến nay, một ngày cô gái trẻ phải ở trong trạng thái ngủ gần như là tất cả, chỉ tỉnh dậy được khoảng 2 giờ đồng hồ.
Thậm chí, khoảng 5 tuần một lần, Beth rơi vào giai đoạn ngủ liên tục từ 1 đến 3 tuần sau đó và cần sự chăm sóc đặc biệt từ bác sĩ cũng như gia đình 24/24.
Thiếu nữ mắc bệnh lạ thèm ngủ 40 lần/ngày
Lucy Tonge, 18 tuổi, hiện đang sống tại Bedford, Anh. Lucy mắc một chứng bệnh lạ lùng: Ngủ 40 lần/ngày sau một lần tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm lợn.
Căn bệnh lạ khiến Lucy có thể ngủ bất kỳ lúc nào, ngủ bất kỳ nơi đâu. Cô có thể ngủ khi đang đọc sách, ngủ khi đang lái xe, thậm chí đang nói chuyện với bạn bè, cô cũng có thể nhắm mắt và ngủ.
Các bác sĩ cho rằng, việc rối loạn chức năng não là nguyên nhân khiến Lucy ngủ nhiều như vậy. Nguyên nhân là do vắc xin tiêm phòng cúm lợn Pandemrix đã được tiêm vào người Lucy cách đây 6 năm.
Mặc dù Chính phủ đã thừa nhận nguyên nhân gây ra tình trạng của Lucy nhưng họ không bồi thường vì cho rằng tình trạng của cô "không đủ nghiêm trọng đến mức phải bồi thường".
Người đẹp ngủ suốt 2 tháng vì bệnh lạ
Lily - 21 tuổi, cũng mắc hội chứng Kleine-Levin. Cô gái này đã ngủ qua cả kỳ thi đại học lẫn lễ Giáng sinh và năm mới. Cô thậm chí đã quên cả bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ 18 của mình vì bắt đầu ngủ mấy ngày trước đó.
Mẹ của Lily, bà Adele, 47 tuổi, cho biết, tình trạng trên bắt đầu xảy ra từ năm 2007, trong một lần gia đình chị đi ăn. "Trước khi đồ ăn được mang tới, Lily đã ngủ gật trên ghế. Chúng thôi không thể đánh thức con bé và phải đưa cháu từ nhà hàng về", bà kể với The Sun.
Lily ngủ sâu khoảng 23 giờ một ngày và chỉ thức giấc trong khoảng thời gian đủ để bố mẹ cho ăn, tại nhà của cô ở Haslemere, Surrey, Anh.
Hiện tại, cô ngủ trung bình khoảng hai tháng một lần, suốt mỗi 7 tháng một năm. Mẹ cô nói: "Con bé đã bỏ lỡ nhiều sự kiện lớn trong đời vì ngủ vùi".
Hiện tại chưa có cách gì chữa trị được hội chứng cô mắc phải nhưng các bác sĩ nói rằng, bệnh này thường chỉ ảnh hưởng khi còn trẻ, tức sau này Lily có thể tự khỏi bệnh.
Theo tiin.vn
Nhà nước hỗ trợ 72 tỷ đồng để đào tạo sinh viên nông, lâm, ngư (Ảnh minh họa: Xuân Mai/Vietnam ) Nhà nước sẽ hỗ trợ đào tạo đạt chuẩn cho sinh viên các ngành nông lâm ngư nghiệp theo học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2016 là 40 tỷ đồng, năm 2017 là 32 tỷ đồng. Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ tại Quyết định số...