Chăm sóc cháu là niềm vui
Câu chuyện của bạn bè về quãng thời gian chăm cháu vất vả, không có lúc nào để thư giãn, giải trí là bài học mà chị Trần Kim Xuân (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) đã rút ra cho mình.
Chị và vợ chồng con trai cả đã cùng nhau ngồi thảo luận, thống nhất để tránh những điều không đáng có. Cả 2 lần con dâu sinh nở, chị đều dành thời gian chăm con, chăm cháu một cách vui vẻ.
Chị Trần Kim Xuân và cháu nội dịp Tết Quý Mão vừa qua
Ông bà không làm mọi việc
Khi con dâu sinh cháu đầu lòng, chị Xuân đón về nhà chăm sóc. Bốn người lớn xoay quanh một đứa trẻ, lại quen với mọi vật dụng trong nhà, chồng chị có thể làm việc nhà nên gia đình không thuê thêm người giúp việc. Ông bà thông gia đảm nhiệm cung cấp lương thực, thực phẩm, sơ chế, làm sạch, chia sẵn từng bữa, chị không mất công đi chợ. Buổi tối, sau 10h, chị về phòng riêng nghỉ ngơi hoàn toàn.
Sau 8 năm, con dâu chị mới sinh con thứ hai. Các con đã mua được nhà rộng hơn nên chị đến nhà con chăm cháu. Con trai chị đảm nhiệm việc đưa đón cháu lớn đi học, còn chị và con dâu chăm cháu bé. Để cuộc sống không bị đảo lộn nhiều, mẹ con chị bàn nhau thuê thêm một người giúp việc ban ngày, giúp thu dọn nhà cửa, sơ chế thực phẩm để chị nấu ăn. Thế là cả nhà đều thảnh thơi, có thời gian tận hưởng niềm vui chơi đùa, nhìn ngắm, chăm sóc những đứa trẻ.
Video đang HOT
Không bỏ thói quen chăm sóc bản thân
Chị Xuân có 2 thói quen chăm sóc bản thân đã duy trì được mấy chục năm qua. Đó là tập thể dục hằng ngày và đi học nhảy 1 buổi/tuần. Thỉnh thoảng, chị tham gia đội văn nghệ của đơn vị cũ, đi biểu diễn nhân ngày kỷ niệm của ngành. Những nếp đó vẫn được chị duy trì đều đặn khi chăm cháu. Sức khoẻ dẻo dai, tinh thần vui tươi, thoải mái của bà nội lan toả sang con cháu, làm cho không khí gia đình rộn ràng. Chị cũng sẵn sàng chăm cháu để con dâu đi cà phê với bạn bè, tham gia lớp tập kịch hay đi xem phim với chồng.
Chị Xuân cũng có thói quen bổ sung thực phẩm chức năng phù hợp với nhu cầu cơ thể từ năm 40 tuổi. Đợt chăm cháu thứ hai này chị đã 65 tuổi. Để dưỡng sức, chị quyết định dùng thêm đông trùng hạ thảo. Sau 10 ngày tẩm bổ, ai cũng nhận ra da dẻ của chị sáng rõ. Còn chị thấy mình bế cháu, chơi với cháu thoải mái, không bị hụt hơi.
Thống nhất với con mọi vấn đề
Chị Xuân quan niệm, mỗi thời mỗi khác, mình không chăm cháu như trước đây chăm con. Chị cũng quan niệm, bố mẹ có quyền quyết định lớn nhất và cuối cùng với mọi vấn đề của con. Vợ chồng chị không áp đặt các con theo ý mình, cũng không tranh giành việc chăm cháu. Chị chia sẻ với con dâu kinh nghiệm chăm sóc bà đẻ, tắm cho bé, tập thể dục cho bé…
Con dâu nói với chị về những kinh nghiệm chăm sóc con hiện đại, chế độ dinh dưỡng, cách dạy con. Khi mẹ con đã thống nhất quan điểm, cách làm thì không có chuyện đổ lỗi nếu có việc gì xảy ra không như ý mà mẹ con lại cùng nhau tìm cách xử lý tình huống phù hợp.
Vui mừng tới nhà gái rước dâu, vợ vừa ngẩng mặt lên, tôi tái mặt bỏ về hủy hôn luôn
Đúng giờ lành đã thống nhất trước, đoàn nhà trai chúng tôi đến nhà Quỳnh đón dâu. Quỳnh mặc bộ váy cô dâu từ trong nhà bước ra. Vừa nhìn thấy cô ấy, tôi khựng người lại.
Tôi và Quỳnh tổ chức đám cưới sau một năm yêu nhau. Tôi là con trai một, bố mẹ mong tôi kết hôn còn sinh cháu nội vì ông bà ngày một già yếu. Quỳnh kém tôi 2 tuổi, gia đình cơ bản, điều kiện của hai đứa khá tương xứng. Gia đình đôi bên đều ủng hộ chuyện tình cảm của chúng tôi.
Quá trình chuẩn bị cho đám cưới diễn ra suôn sẻ, sau đám hỏi tổ chức thành công, nửa tháng sau đó tức là ngày hôm qua thì đám cưới của chúng tôi chính thức diễn ra. Đúng giờ lành đã thống nhất trước, đoàn nhà trai chúng tôi đến nhà Quỳnh đón dâu. Quỳnh mặc bộ váy cô dâu từ trong nhà bước ra. Vừa nhìn thấy cô ấy, tôi lập tức khựng người lại.
Tôi lập tức nắm chặt tay cô ta, hất khăn voan ra, bắt cô ta phải ngẩng đầu lên nhìn mình... (Ảnh minh họa)
Quỳnh hơi cúi đầu, đeo khăn voan che cả nửa khuôn mặt. Nếu là người không quá quen thân thì sẽ không phát hiện ra cũng chẳng thấy gì lạ vì chiếc khăn rất đẹp. Nhưng bạn gái thân thiết cả năm trời sao tôi có thể nhầm được. Người mặc váy cô dâu ấy không phải là Quỳnh vì dáng người có phần khác biệt. Trước đó đi thuê váy cưới, tôi chưa từng nhìn thấy Quỳnh đeo khăn voan trên đầu.
Tôi lập tức nắm chặt tay cô ta, hất khăn voan ra, bắt cô ta phải ngẩng đầu lên nhìn mình, để rồi giật nảy người khi biết đó chính là em họ của Quỳnh! Tôi tái mặt tức giận, bắt gia đình Quỳnh phải cho mình một câu trả lời thỏa đáng. Trong đầu tôi nghĩ đến khả năng Quỳnh bỏ trốn theo người tình chạy khỏi đám cưới, một năm qua yêu đương chỉ là giả dối.
Bố mẹ Quỳnh kéo tôi vào phòng riêng nói chuyện. Mẹ Quỳnh bật khóc tiết lộ một sự thật động trời. Cách đây 2 ngày, buổi tối ra ngoài Quỳnh chẳng may gặp tai nạn, hiện giờ vẫn điều trị trong bệnh viện. Tôi hoảng hốt lo cho vợ nhưng chợt nhận ra điều bất thường. Quỳnh bị tai nạn sao nhà cô ấy không báo với tôi? Chúng tôi hoàn toàn có thể hoãn cưới, tôi là chồng cô ấy lại không được biết chuyện?
Bố Quỳnh đành thừa nhận vụ tai nạn ấy Quỳnh không nguy kịch đến tính mạng nhưng lại vĩnh viễn lấy đi của cô ấy một bên chân, từ giờ trở thành người tàn tật: "Sự thật xót xa nên gia đình bác sợ cháu bị sốc, không muốn nói với cháu, đợi tổ chức xong đám cưới thì sẽ nói".
Tôi đờ đẫn cả người. Tôi rất thương Quỳnh nhưng nghĩ đến có một người vợ khuyết tật thì tôi lại hoang mang. Với khiếm khuyết đó, cô ấy làm vợ, làm mẹ và làm dâu thế nào? Chưa nói liệu cô ấy còn có thể sinh con hay không? Hóa ra nhà Quỳnh sợ bị hủy hôn nên cố tình tráo cô dâu, vì cho rằng nhà tôi sẽ không trở mặt ngay tại chỗ, sẽ cố nín nhịn tổ chức xong lễ cưới. Lúc đó Quỳnh đã là vợ tôi, nếu nhà tôi ruồng rẫy cô ấy thì rất mang tiếng.
Lẽ nào yêu nhau hơn một năm mà tôi phải chịu trách nhiệm cả đời với cô ấy? (Ảnh minh họa)
Nhưng bố Quỳnh đã đánh giá sai về tôi rồi. Tính ra tôi với Quỳnh không có gì ràng buộc, kết hôn hay không thời điểm này vẫn chỉ là tự nguyện, chưa nói nhà cô ấy còn rắp tâm đưa tôi vào tròng. Tôi lập tức tuyên bố hủy hôn rồi dẫn đoàn gia đình mình trở về, không có chuyện đón dâu gì nữa. Ngay sau đó tôi đến bệnh viện thăm Quỳnh. Cô ấy biết tôi bỏ đám cưới thì khóc lóc trách mắng, oán hận tôi bỏ rơi cô ấy lúc khó khăn.
Tôi có sai không? Lẽ nào yêu nhau hơn một năm mà tôi phải chịu trách nhiệm cả đời với cô ấy? Nếu như chúng tôi đã thành vợ chồng, có con chung, tất nhiên tôi sẽ không bỏ vợ. Nhưng tôi và Quỳnh chưa có ngày nào là vợ chồng, tôi cũng chẳng nợ nần gì cô ấy cả!
Ngày giỗ mẹ, bố bỗng đưa ra 1 hộp vàng rồi đòi vào viện dưỡng lão ở Anh em tôi nhìn nhau 1 cách ngỡ ngàng, không hiểu tại sao bố lại quyết định đường đột như vậy. Ảnh minh họa, không phải nhân vật trong bài. Từ ngày mẹ mất, anh em tôi thống nhất mỗi người sẽ chăm sóc bố 3 tháng. Mảnh đất và căn nhà nhỏ ở quê thì cứ đóng cửa để đấy, khi nào...