Chăm sóc chân đúng cách
Chăm sóc chân thỏa đáng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày, cũng như để có một bàn chân khỏe mạnh, không bệnh tật.
Cắt tỉa móng chân. Cắt tỉa móng chân thường xuyên bằng loại kìm bấm tốt. Cắt móng bằng dụng cụ cùn hoặc không đúng dụng cụ có thể làm chậm sự phát triển của móng cũng như gây nhiễm khuẩn móng. Đừng cắt móng quá sâu và đừng cố gắng cắt quá sâu ở các góc móng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh đái tháo đường.
Đừng làm trầy xước. Hãy làm sạch da nhẹ nhàng bằng một viên đá kỳ. Đừng cắt da hay cạy chai chân. Điều này có thể gây viêm đau.
Giữ ẩm. Dùng kem dưỡng ẩm chân hàng ngày. Khô da có thể dẫn tới chai chân và nứt nẻ gót chân. Tuy nhiên, đừng bôi kem vào giữa các ngón chân.
Rửa và lau khô chân. Rửa chân hàng ngày với nước ấm và xà phòng. Đừng ngâm chân quá lâu vì như thế sẽ làm giảm lớp dầu tự nhiên trên da. Nhớ lau khô chân sau khi rửa chân, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân.
Video đang HOT
Sát khuẩn hàng ngày. Sát khuẩn các kẽ ngón chân bằng một miếng bông thấm cồn nhẹ, đặc biệt là kẽ ngón út và áp út. Điều này sẽ giúp cho các khu vực này luôn khô ráo, ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm.
Mang giày vừa chân. Một đôi giày chất lượng, ôm khít nhưng tạo sự thoải mái cho người mang rất quan trọng đối với sức khỏe của đôi chân. Hãy chọn loại giày đúng size và khi mang nó bạn cảm thấy thoải mái, tự tin. Luôn chọn giày vừa vặn trong mọi trường hợp. Tất cũng rất quan trọng, cần đảm bảo rằng tất sạch được thay hàng ngày và không bị rách.
Xoa bóp và đi lại. Luyện tập thường xuyên và xoa bóp sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu ở chân.
Xử trí nhanh. Đừng bao giờ để cho các bệnh ở chân trở nên trầm trọng. Hãy tới bác sĩ chuyên khoa khi chân bị đau hay có biểu hiện bất thường. Hãy nhớ, chân đau luôn là biểu hiện không bình thường.
Không làm vỡ nốt rộp. Đừng chọc các nốt rộp nếu chúng xuất hiện ở chân. Dùng kem mát thoa lên nốt rộp và để cho chỗ phồng rộp tự xẹp.
Lưu ý vết thương. Bất kỳ vết thương hay vết xước nào ở chân cũng cần được chăm sóc cẩn thận. Rửa vết thương với nước diệt khuẩn và dùng gạc sạch băng lại. Tới trung tâm y tế ngay nếu vết thương không lành.
Đi chân không. Nhớ là thoa kem chống nắng. Chân rất nhạy cảm với ánh nắng. Do chân thường xuyên được “che chắn” bởi giày nên rất dễ bị cháy nắng. Luôn dùng kem chống nắng khi đi chân trần, xăng đan, dép lê…
Phòng nhiễm nấm. Ngăn ngừa nhiễm nấm chân bằng cách luôn vệ sinh chân sạch sẽ, mang tất sạch và thường xuyên rửa, lau khô chân.
Theo SKĐS
Quả mướp đắng có thể chữa bệnh đái tháo đường
Sáng 14/05/2010, ĐH Y Dược TP.HCM tổ chức Hội nghị Khoa học kỹ thuật, giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học thuộc chuyên ngành y học cổ truyền.
Hội thảo thu hút nhiều nhà khoa học trẻ nghiên cứu về những phương pháp bào chế thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên kết hợp y học cổ truyền và hiện đại để điều trị các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, gan mật...
Hội nghị Khoa học kỹ thuật và Đào tạo liên tục lần thứ 8 thu hút rất nhiều chuyên gia và nhà khoa học. Ảnh: Đức Toàn
Theo DS Hứa Hoàng Oanh dựa vào kinh nghiệm dân gian sử dụng khổ qua - búp đa đỏ để điều trị bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu để bào chế loại viên nang này rất phong phú trong thiên nhiên, phân bố ở nhiều vùng miền trong nước ta. Dây và lá khổ qua - đa búp đỏ là nguồn nguyên liệu chính để nghiên cứu sản phẩm này. Nguyên liệu dây và lá khổ qua - đa búp đỏ sau khi thu hái rửa sạch sấy khô tán thành bột và bào chế thành dạng viên nang.
Dựa trên những điều kiện thuận lợi đó, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu thử nghiệm trên chuột nhắt trắng thu được kết quả khả quan. Sau 21 ngày điều trị cho uống viên nang lá khổ qua - búp đa đỏ nhóm chuột bị bệnh đều giảm đường huyết. Tác dụng làm giảm đường huyết khá nhanh và hiệu quả trên mô hình. Nghiên cứu cũng cho thấy chưa phát hiện độc tính của sản phẩm.
Khổ qua có khả năng chữa bệnh đái tháo đường.
Phương pháp điều trị viên nang từ khổ qua - đa búp đỏ có nhiều ưu điểm giúp bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thể sử dụng thuận tiện hơn, nâng cao sự tuân thủ điều trị. Người bệnh sẽ sử dụng đều đặn và bớt bỏ thuốc do những bất tiện về cách dùng theo phương pháp điều trị truyền thống.
Việc điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 là quá trình trị liệu lâu dài và đòi hỏi sự tuân thủ dùng thuốc đúng và đủ liều để duy trì đường huyết ổn định. Vì vậy ngoài việc quan tâm đến hiệu quả điều trị của thuốc người thầy thuốc còn muốn có những bài thuốc hay, dễ sử dụng để bệnh nhân dùng thuốc đúng và đủ liều.
Theo Vietnamnet
Tự đoán bệnh đái tháo đường Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y khoa Cornell(Mỹ) đã dựa vào kết quả nghiên cứu với 5.258 người để thiết kế một bảng có thể giúp mọi người dễ dàng dự đoán nguy cơ bệnh đái tháo đường. Bạn trả lời và tự cho điểm theo sáu câu hỏi sau: 1. Tuổi: dưới 40-0 điểm, 40-49-1 điểm, 50-59-2 điểm, 60-3 điểm....