Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ như thế nào để quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả?
Sau khi bị đột quỵ có thể gặp một số di chứng, lúc này vai trò của người chăm sóc rất quan trọng. Hiểu biết về đột quỵ cũng như cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng.
Để việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cũng như việc phục hồi được hiệu quả, người nhà cần chú ý loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, ngăn ngừa tái phát của bệnh như hút thuốc, tăng huyết áp, thói quen ăn mặn… Vậy cần phải chăm sóc bệnh nhân đột quỵ như thế nào cho đúng?
1. Đặt tư thế nằm là lưu ý quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
Người bệnh cần được đặt ở tư thế đúng để giảm bớt sự co cứng, đề phòng biến dạng khớp. Có các tư thế đặt bệnh nhân sau:
Nằm ngửa:
Vai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân.
Nằm nghiêng sang bên liệt:
Vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, thân mình nửa ngửa, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía lưng, chân lành gập ở háng và gối.
Nằm nghiêng sang bên lành:
Vai và cánh tay bên lành để tự do. Chân lành để duỗi. Thân mình vuông góc với mặt giường. Tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân. Chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng và gối.
2. Cách lăn trở người bị đột quỵ
Video đang HOT
Nên hướng dẫn để người bệnh tự lăn trở, nếu khó khăn trong giai đoạn đầu người nhà có thể hỗ trợ người bệnh lăn trở, cách hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân đột quỵ lăn trở như sau:
- Lăn sang bên liệt:
Nâng tay và chân lành lên. Đưa chân và tay lành về phía bên liệt. Xoay thân mình sang bên liệt.
- Lăn sang bên lành:
Làm các động tác theo trình tự sau đây: Cài tay lành vào tay liệt. Giúp người bệnh, gập gối và háng bên liệt. Dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành. Đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành.
3. Hỗ trợ ngồi dậy là cần thiết khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa:
Người nhà ngồi bên cạnh người bệnh. Người bệnh bám hai tay vào cánh tay của người thân. Một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh. Đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ.
Ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng:
Cách thứ nhất: Người bệnh nằm nghiêng về phía bên liệt, chân trên gập. Người nhà ngồi phía sau người bệnh. Một tay đỡ vai dưới, tay kia đỡ vai trên người bệnh. Người bệnh chống tay khoẻ để ngồi lên, trong khi người nhà nâng người bệnh nhân dậy.
Cách thứ hai: Người bệnh nằm nghiêng bên lành cạnh mép giường. Chân lành luồn dưới gót chân liệt đưa chân liệt ra ngoài mép giường. Thả cả hai chân xuống dưới cạnh giường.
Chống khuỷu tay lành lên mặt giường, duỗi tay lành để đẩy thân mình ngồi lên. Khi đó người nhà đỡ vai dưới để hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân đột quỵ ngồi dậy.
4. Những lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
- Cửa đi cần mở đủ rộng để xe lăn qua được dễ dàng, đặc biệt là cửa thông phòng, cửa vào khu vệ sinh và bếp. Lối đi qua những cửa này không nên có bậc để xe lăn có thể qua được.
- Chỗ ngồi để tắm có thể dùng một ghế tựa, đặt gần vòi nước cho dễ sử dụng. Khi tắm, người khuyết tật có thể dùng một que dài buộc vào rối cọ để kỳ cọ phần thân thể bên liệt.
- Nếu trong nhà không có bệ vệ sinh có thể chuyển bệ vệ sinh xổm thành loại bệt cho người bệnh dễ sử dụng. Trong trường hợp không có điều kiện lắp đặt, có thể dùng một ghế tựa đục lỗ ở giữa. Bệnh nhân ngồi trên ghế và đặt bô hoặc xô chứa dưới gầm ghế.
- Sau tai biến, người bệnh thường bị rối loạn cảm xúc như: trầm cảm, không ham muốn, thiếu động cơ tập luyện, không cố gắng. Do vậy, tuỳ theo tâm lý mà người nhà có cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ thích hợp. Hỗ trợ, nâng đỡ, động viên họ, giúp họ tham gia tích cực vào việc tập luyện và phục hồi chức năng.
Di chứng liệt sau đột quỵ khó hồi phục
Người đàn ông 36 tuổi, đột quỵ trong khi làm việc, liệt nửa người, 7 tháng qua điều trị di chứng liệt vẫn chưa cải thiện đáng kể.
Tại Khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, anh kể lúc đột quỵ anh đang làm việc bất ngờ chóng mặt, điện thoại đang cầm trên tay rơi xuống đất, ngã đập người vào tường. Sau đó anh không hay biết gì nữa. Đồng nghiệp phát hiện, đưa anh vào Bệnh viện Quân y 175.
Các bác sĩ xác định anh bị đột quỵ thể xuất huyết não. Sau cấp cứu nội khoa, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, song di chứng liệt cứng nửa người trái, không đi lại được.
Sau một tháng điều trị, anh được chuyển sang bệnh viện khác tập phục hồi chức năng. Nửa năm qua các chức năng vận động cải thiện rất chậm.
Ngày 22/12, anh đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị, nửa người trái vẫn bị liệt hoàn toàn, không đi lại, vận động được. Các bác sĩ phục hồi chức năng cho anh bằng phương pháp điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt và kết hợp vật lý trị liệu.
Bác sĩ khám bệnh nhân, ngày 23/12. Ảnh: Thúy Quỳnh
Bác sĩ Nguyễn Khắc Ninh, Trưởng khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết cách đây vài năm, bệnh nhân đột quỵ khoa tiếp nhận chủ yếu độ tuổi 40-60, chiếm trên 60%. Gần đây, ghi nhận nhiều bệnh nhân trẻ hơn, tầm 30-40 tuổi.
Y học cổ truyền thường ứng dụng vào điều trị đột quỵ sau giai đoạn cấp, tối thiểu sau một tuần, tùy thuộc tình trạng bệnh nhân. Châm cứu là biện pháp chính để phục hồi, bên cạnh dùng thuốc y học cổ truyền.
Đông y gọi tai biến hay đột quỵ là chứng trúng phong bởi bệnh phát nhanh, mạnh, biến chứng khó lường. Biểu hiện của trúng phong kinh lạc là người bệnh vẫn tỉnh táo nhưng cơ thể liệt, không thể cử động theo ý muốn.
Bác sĩ Ninh cho biết, nguyên lý chính trong trúng phong gây bế tắc kinh lạc, do đó châm cứu nói chung giúp điều hòa, tuần hành khí huyết, lưu thông kinh lạc để giảm triệu chứng liệt. Ngày nay kết hợp điện và châm cứu, là kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, gọi là phương pháp điện châm.
Thông thường bệnh nhân tai biến liệt nửa người được châm khoảng 20 huyệt cả chân và tay. Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 trung ương, rối loạn ngôn ngữ hay mất ngủ, tinh thần chưa tỉnh táo thì có thể châm nhiều hơn.
Bác sĩ nhận định bệnh nhân này nặng, di chứng liệt sau đột quỵ khó hồi phục trong thời gian ngắn, tiên lượng phải mất nhiều đợt điều trị, có thể nhiều năm. "Mục tiêu trước mắt là điều trị giúp bệnh nhân có thể đi lại được trong phòng và tự thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân", bác sĩ nói.
Bác sĩ thực hiện điện châm cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Nhật
Bệnh nhân cho biết hai năm trước khi bị đột quỵ, anh được chẩn đoán cao huyết áp. Anh không tuân thủ điều trị, vẫn duy trì các thói quen có hại như uống rượu bia, hút thuốc lá... Lúc xảy ra đột quỵ, huyết áp tâm thu của anh lên tới 240 mmHg.
"Cao huyết áp là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân bị xuất huyết não", bác sĩ nói.
Bác sĩ Ninh khuyến cáo, cần đảm bảo ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và đặc biệt là hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, cũng như hút thuốc lá. Trường hợp nguy cơ như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu... cần khám định kỳ và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, phòng ngừa đột quỵ.
Nguy cơ đột quỵ khi thời tiết trở lạnh Hỏi: Ngày càng có nhiều người bị đột quỵ và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hơn. Bác sĩ có thể cung cấp thông tin cơ bản về bệnh đột quỵ, nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này? Nguyễn Văn Mạnh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Ảnh minh họa Đáp: Đột quỵ còn được gọi là tai...